Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Quan chức ‘giả ngu’ gửi giá khi mua than của Trung Quốc


Quan chức ‘giả ngu’ gửi giá khi mua than của Trung Quốc

Đăng bởi Tiểu Nhi on Chủ Nhật, ngày 25 tháng 9 năm 2016 | 25.9.16


Trong tám tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khoảng 9.7 triệu tấn than. Gấp ba lần so với kế hoạch nhập cảng loại nhiên liệu này. Thay vì có thể mua than từ Indonesia với giá chỉ $44/tấn hoặc từ Nga với giá khoảng $63/tấn và thì Việt Nam chọn mua than của Trung Quốc và sẵn sàng trả $71/tấn.


Xuất than giá rẻ, nhập về giá cao. Hình: Dân Trí.

Cho dù giá than trên thị trường thế giới nằm trong khoảng từ $50 đến $54/tấn nhưng Việt Nam sẵn sàng mua than của Trung Quốc với giá… $71/tấn.


Trong tám tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khoảng 9.7 triệu tấn than. Gấp ba lần so với kế hoạch nhập cảng loại nhiên liệu này. Thay vì có thể mua than từ Indonesia với giá chỉ $44/tấn hoặc từ Nga với giá khoảng $63/tấn và thì Việt Nam chọn mua than của Trung Quốc và sẵn sàng trả $71/tấn.


Cần nhắc lại rằng Việt Nam là một trong những quốc gia chuyên xuất cảng than. Bên cạnh đó, từ lâu, chính quyền Việt Nam đã phê duyệt kế hoạch xây dựng hàng loạt nhà máy phát điện bằng than, chưa kể nhu cầu về than của nhiều loại nhà máy khác rất lớn.


Thay vì để dành nguồn than cho nhu cầu trong nước, Bộ Công Thương của chính phủ Việt Nam lại gật đầu cho Tập Đoàn Than-Khoáng Sản Việt Nam (TKV), đẩy mạnh khai thác và xuất cảng những loại than tốt nhất để tập đoàn nhà nước này có lãi, bất kể giá xuất cảng thấp hơn nhiều so với giá thị trường thế giới, mục đích chỉ nhằm bảo đảm sự ổn định của các hợp đồng xuất cảng.


Suốt một thời gian dài, kế hoạch gia tăng khai thác-xuất cảng than của TKV bị nhiều chuyên gia ngăn cản vì vô lý, hoang phí tài nguyên, tạo ra nhiều rủi ro cho an ninh năng lượng… nhưng những ý kiến này không được đoái hoài vì giá than trong nước quá thấp, TKV không có lãi thì chính phủ không có thành tích.


Nguồn than trong nước giờ đã kiệt, từ một quốc gia chuyên xuất cảng than, cách nay vài năm, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia nhập cảng than. Công quỹ, tất nhiên là phải gồng mình gánh thêm các loại thuế mà những quốc gia xuất cảng than áp lên than xuất cảng, các loại phí, kể cả chi phí vận chuyển.


Trao đổi với tờ Dân Trí về những biểu hiện khác thường này, ông Lê Đăng Doanh, một chuyên gia kinh tế, cảnh báo thêm, nhu cầu về than của Việt Nam càng lúc càng lớn vì phần lớn doanh nghiệp nhà nước lẫn doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng tại Việt Nam đều sử dụng công nghệ, thiết bị của Trung Quốc. Công nghệ, thiết bị của Trung Quốc bị xem là thâm dụng cả nguyên liệu lẫn nhiên liệu. Trong thực tế, vì sử dụng công nghệ, thiết bị của Trung Quốc, những nhà máy nhỏ sản xuất cement từ Bắc đến Nam đều đang ngốn rất nhiều than. Các nhà máy thép, sản xuất cả phôi lẫn thép thành phẩm cũng vậy. Ngay cả những nhà máy phát điện có quy mô lớn cũng sử dụng công nghệ, thiết bị của Trung Quốc… Việt Nam vốn đã phụ thuộc Trung Quốc cả về công nghệ, thiết bị, nguyên liệu, giờ có nguy cơ phụ thuộc cả nhiên liệu mà than là một ví dụ.


Người ta từng cho rằng việc các viên chức hữu trách tại Việt Nam hào phóng giao các dự án cho nhà thầu Trung Quốc, đối xử dễ dãi với những nhà thầu này, dùng công quỹ nhắm mắt mua bừa đủ thứ từ Trung Quốc là vì yếu tố chính trị, tuy nhiên càng ngày càng nhiều dấu hiệu cho thấy, thực trạng đó đơn thuần chỉ vì việc nhận tiền “lại quả” dễ dàng và an toàn hơn. Chắc chắn chính quyền Trung Quốc sẽ không điều tra các công ty Trung Quốc đưa hối lộ cho viên chức Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật hay chính quyền nhiều quốc gia khác đã làm.


(Người Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét