Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Nợ xấu: Những ai muốn ‘lấy của người nghèo chia cho người giàu’?


VNTB- Nợ xấu: Những ai muốn ‘lấy của người nghèo chia cho người giàu’?
Reply
news
1.10.16



Chuyên gia ‘lấy của người nghèo chia cho người giàu’ Nguyễn Quốc Hùng. Ảnh Cafef.

Trước phản ứng gay gắt của dư luận xã họi về bỏ vốn ngân sách để giải quyết nợ xấu, một quan chức lãnh đạo của Công ty Quản lý tài sản (VAMC) là Nguyễn Quốc Hùng vừa phải thanh minh: thời điểm này, VAMC không cần thêm tiền, bởi với số vốn 2,000 tỷ đồng được cấp, VAMC còn chưa đụng tới một đồng.
Thêm một bằng chứng sáng sủa nữa cho thấy về thực chất, toàn bộ giá trị mua nợ xấu của VAMC cho đến nay chỉ là… giấy.
Nguyễn Quốc Hùng cũng là một trong những quan chức mạnh miệng hô hào về cơ chế “xử lý nợ xấu bằng ngân sách nhà nước”, sau khi toàn bộ quá trình được coi là ‘xử lý nợ xấu” của VAMC từ năm 2013 đến nay đã hầu như thất bại.
Nếu vài năm trước lãnh đạo của VAMC luôn báo cáo rằng VAMC mua nợ xấu bằng “tiền tươi thóc thật”, thì đến năm 2016 mọi chuyện đã hoàn toàn bế tắc, khi cũng những quan chức thích cường điệu và ma mị này phải gián tiếp thú nhận rằng từ khi được sinh ra đến nay, VAMC chưa bao giờ mua nợ xấu bằng tiền mặt, và sau đó là “năm 2016 VAMC sẽ chỉ mua nợ xấu rất ít”.
Cho đến nay, toàn bộ 500 hồ sơ chào bán nợ xấu mà VAMC gửi cho các tổ chức tài chính nước ngoài từ năm 2014 vẫn không có hồi âm chính thức. Nếu cả VAMC mà còn không thuyết mị nổi những doanh nghiệp cá mập trong nước “ôm” lại nợ xấu, sẽ chẳng một tập đoàn nước ngoài nào dại dột rước lấy “của nợ Việt Nam.”
Cùng đồng ca với ông Nguyễn Quốc Hùng là một số gương mặt “tiêu biểu” khác như ông Cấn Văn Lực - cố vấn cấp cao Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng BIDV, ông Dương Quốc Anh - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, thậm chí cả ông Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia Tài chính ngân hàng, người từng được coi là tương đối khách quan và không bị phụ thuộc vào nhóm lợi ích ngân hàng.
Trong khi ông Dương Quốc Anh nhấn mạnh rằng “ngân sách sẽ chính là nguồn lực chính để xử lý nợ xấu ở một số nước châu Á nói chung và nước ta nói riêng”, ông Cấn Văn Lực còn “dự toán” cụ thể khoảng 5,000 – 10,000 tỷ đồng từ ngân sách để “mua nợ xấu”.
“Lấy ngân sách xử lý nợ xấu là lấy của người nghèo chia cho người giàu!” - Tiến sĩ Bùi Trinh thốt lên, vào lúc một số cơ quan chính phủ đang tổ chức một chiến dịch “mồi” trên công luận, để rút rỉa bằng được ngân sách, mà thực chất là tiền đóng thuế của dân, nhằm xóa đi những khoản nợ xấu khổng lồ do các ngân hàng thương mại gây ra vào thời “đại loạn”.
Một quan chức hiếm hoi trong quốc hội thường bày tỏ trách nhiệm là Phó Chủ nhiệm Nguyễn Đức Kiên của Ủy ban Kinh tế Quốc hội. Ông một lần nữa khẳng định: khó có thể lấy thêm tiền ngân sách để giải quyết nợ xấu trong thời điểm này. Vì ngân sách còn phải dùng vào nhiều vấn đề khác, và sòng phẳng mà nói thì nợ xấu không phải do lỗi của nhà nước nên không thể cứ khó là kêu ngân sách.
Âm mưu “lấy của người nghèo chia cho người giàu” lộ ra trong dự thảo kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Âm mưu này nhằm tuần tự “đúng quy trình”: Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính được giao soạn thảo đề án nghiên cứu khả năng bố trí nguồn lực ngân sách nhà nước để giải quyết một phần nợ xấu, dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua vào tháng 11 tới đây!
Lê Dung / SBTN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét