Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016
Chuyến công du của ông Phúc: Kết quả đã được biết trước!
VNTB- Chuyến công du của ông Phúc: Kết quả đã được biết trước!
Reply
Chuyến công du của ông Phúc: Kết quả đã được biết trước!, opposite, Phương Thảo,VNTB
15.9.16
Phương Thảo
(VNTB) - Không ai còn lạ gì những công trình kém chất lượng của nhà thầu Trung Quốc cùng với các công nghệ lạc hậu, gây hại cho môi trường trên khắp cả nước; ngư trường bị thu hẹp, an ninh hàng hải và trên cạn bị đe doạ, nhưng nhà cầm quyền Việt nam và ông Phúc vẫn một lòng duy trì mối quan hệ thân thiện nguy hiểm với Trung Quốc.
Các nhà quan sát ngoại giao cho rằng chuyến đi sáu ngày của ông Phúc theo sát ngay sau chuyến công du tương tự của Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch cho thấy hai quốc gia cộng sản láng giềng đang dần tạo dựng lại niềm tin mặc cho những căng thẳng âm ỉ về tranh chấp lãnh hải. Chuyến công du này được cho rằng nhằm cứu vãn các mối quan hệ đã bị tổn hại do tranh chấp ở Biển Đông giữa hai nước.
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 12/9, ông Phúc đã nói " Việt nam sẽ luôn nhớ đến sự giúp đỡ của Trung Quốc trong công cuộc giải phóng đất nước và xây dựng kinh tế" và rằng " không để cho những tranh chấp về hàng hải làm ảnh hưởng mối quan hệ song phương." Cũng trong cuộc gặp này Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Trung Quốc “sớm triển khai khoản vay bổ sung trị giá 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông, bảo đảm tiến độ, chất lượng, đưa công trình này vào sử dụng theo đúng dự kiến," bên cạnh đó một loạt các văn kiện hợp tác về thương mại, kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, hợp tác giáo dục... cũng đã được ký kết.
Một ngày sau đó, Tập Cận Bình đã khuyên ông Phúc không nên để cho những sự khác biệt làm tổn hại lợi ích song phương và rằng cả hai bên nên sử dụng các cơ chế đàm phán hiện tại để thúc đẩy các hoạt động tiếp theo trong việc thăm dò chung của vùng biển ngoài Vịnh Bắc Bộ. Tân Hoa Xã cũng cho rằng "tăng cường hợp tác kinh tế trong khu vực có thể giúp hạ nhiệt tranh chấp Biển Đông và gia tăng lợi ích phát triển trong khu vực," cũng như "Trung Quốc có thể chia sẻ công nghệ với Việt Nam nhằm giúp Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng." Và một khi Hà Nội quyết tâm thực hiện công nghiệp hoá đất nước, Trung Quốc có thể hỗ trợ nhiều và cung cấp đầu tư, và sáng kiến " một vành đai, một con đường" của Trung Quốc ăn khớp với kế hoạch " Hai hành lang và một vành đai kinh tế" của Việt Nam. Tập Cận Bình đã xác định "Trung Quốc sẽ khuyến khích các doanh nghiệp có thực lực, trình độ công nghệ cao sang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam."
Ông Phúc đã nêu rõ trách nhiệm của các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai nước Việt Nam và Trung Quốc là "cần phải không ngừng củng cố và phát huy quan hệ hữu nghị truyền thống do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các nhà lãnh đạo tiền bối hai Đảng, hai nước dày công vun đắp, thúc đẩy quan hệ Việt - Trung phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững." Không phải ngẫu nhiên mà mà Việt Nam vẫn một lòng bám vào anh cả Trung quốc khi Xã hội Chủ Nghĩa ở Venezuela đã đi vào ngõ cụt cũng như Cuba đã không còn cùng với Việt Nam thay phiên nhau thức canh hoà bình thế giới cùng với làn sóng bài Trung dâng cao ở trong nước.
Ngày 5/9/2016, Nga đã bất ngờ lên tiếng ủng hộ lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như phản đối bên thứ 3 can thiệp vào những tranh chấp trong khu vực. Tuyên bố của đối tác quan trọng từ vũ khí, tàu ngầm, hải cảng Cam Ranh cho đến khai thác dầu khí cùng với việc Nga và Trung Quốc tiến hành tập trận trên biển có lẽ đã làm cho Hà Nội chột dạ. Cùng với Hiệp Định TPP vốn được cho sẽ là đòn bẩy kinh tế cho Việt nam vẫn chưa biết đến khi nào sẽ được Nghị Viện Hoa Kỳ thông qua trong khi cả hai ứng viên tổng thống hiện thời đều không mặn mà gì với hiệp định này mà ông Phúc đã có những lời lẽ, cử chỉ làm đẹp lòng thiên triều trong chuyến công du dài sáu ngày này.
Không ai còn lạ gì những công trình kém chất lượng của nhà thầu Trung Quốc cùng với các công nghệ lạc hậu, gây hại cho môi trường trên khắp cả nước; ngư trường bị thu hẹp, an ninh hàng hải và trên cạn bị đe doạ, nhưng nhà cầm quyền Việt nam và ông Phúc vẫn một lòng duy trì mối quan hệ thân thiện nguy hiểm với Trung Quốc. Việt nam không thể sử dụng kế liên hoàn với các nước láng giềng để đối đầu với Trung Quốc một khi Campuchia đã quay lưng lại với Việt Nam nhờ có sự mua chuộc của Trung Quốc, Lào vẫn chưa biết sẽ đứng vào bên nào. Việc đi với Mỹ và Phương Tây sẽ làm tăng nguy cơ Đảng bị phân hoá, nên cứ phải củng cố mối quan hệ hữu hảo với người vừa là đồng chí, vừa là anh em để vừa vẹn cả phụ thuộc về kinh tế lẫn toàn về chỗ dựa chính trị cho nhà cầm quyền mà không phải lâm vào thế tứ bề thọ địch.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét