Nhà văn Nguyên Ngọc: “Nếu còn đi học thì tôi đã bỏ học!”
Đăng bởi Trung Lập on Thứ Ba, ngày 07 tháng 6 năm 2016 | 7.6.16
Giáo dục tốt là phải tạo ra những con người dám tranh luận với thầy, nghĩ ngược lại những điều đã được dạy.
Vừa trở về từ Quảng Nam sau lễ khai giảng Trường ĐH tư thục Phan Chu Trinh mà ông là chủ tịch hội đồng quản trị, nhà văn Nguyên Ngọc đã trao đổi với Pháp Luật TP.HCM về nhiều vấn đề trong chương trình-sách giáo khoa (CT-SGK) mà ông cho là còn bất cập.
Nghỉ học là do chương trình giáo dục
. Là người đóng góp nhiều ý kiến về cải cách giáo dục, cũng là người trực tiếp “xắn tay” vào việc xây dựng một trường đại học, ông có thể nhận xét gì về CT-SGK hiện nay?
+ Tôi thấy chương trình hiện nay với trẻ nhỏ thì cứng nhắc, với lớp lớn hơn thì vừa khô khan vừa vô bổ. Con số học sinh nghỉ học vừa qua báo chí nêu là hơn mười vạn nhưng Bộ GD&ĐT lại cho là không có gì bất thường. Tôi cho là việc thống kê của Bộ chưa được khoa học. Học sinh nông thôn nghỉ học vì khó khăn thì có thống kê chứ học sinh thành phố mà bỏ học đi chơi có thống kê không? Nhiều em học sinh đến lớp mà lơ mơ thì cũng như bỏ học. Con số chính xác là bao nhiêu rất quan trọng nhưng quan trọng hơn là nguyên nhân của tình trạng đó. Có nguyên nhân về kinh tế khó khăn, về việc làm nghiêm “hai không” nhưng nguyên nhân quan trọng ở đây là nội dung giáo dục, bao gồm chương trình và cách dạy. Tôi nói đùa với bạn bè “Nếu bây giờ tôi còn đi học thì tôi cũng bỏ học!”.
. Ông có thể nói kỹ hơn những nội dung nào của chương trình hiện nay theo ông là không hấp dẫn và kém thiết thực?
+ Vừa rồi tôi tham gia thành lập Trường ĐH Phan Chu Trinh. Hiện nay sinh viên trong trường đang học giáo dục quốc phòng và các em than học chán quá. Con tôi cũng đã học qua các chương trình như thế ở phổ thông. Sinh viên, học sinh thắt cái thắt lưng da rồi lăn, lê, bò, trườn học bắn súng. Học như thế là học cho có hình thức chứ có hiểu gì thêm về quân sự đâu!
Tôi đi với ông giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nguyên tử quốc gia. Tôi và ông ấy tình cờ được dự giờ môn vật lý, bài giảng về nguyên tử ở một trường cấp ba Quảng Nam. Giáo viên giảng không sai một điều gì hết, dạy rất chính xác các kiến thức cơ bản. Nhưng giờ học thì buồn quá! Bây giờ học trò học về cấu tạo nguyên tử, sau các em ra trường, hàng chục vạn người mới có một người thành nhà khoa học nghiên cứu về nguyên tử. Vậy thì dạy cho các em các chi tiết về cấu tạo nguyên tử, chi ly đến từng hằng số để làm gì? Một chương trình khô khan, nặng nề như thế thì bảo người ta ham học sao được!
. Được đi học nhẽ ra là niềm vui, hạnh phúc nhưng hiện nay việc học dường như đang là áp lực quá nặng nề với nhiều học sinh. Theo ông, lý do có phải từ chương trình hay không?
+ Theo tôi, chương trình còn vô cùng nặng nề. Tôi thấy học sinh đi học khổ quá. Đứa bé học cấp một cạnh nhà tôi mang một cái cặp nặng kinh khủng. Cháu thức đến 11 giờ đêm học, sáng dậy sớm học tiếp. Trước kia tôi học có thế đâu. Tôi đi rong phố, đi đá bóng nhiều mà tôi chắc tôi học được nhiều hơn em nhỏ cạnh nhà tôi bây giờ. Tuổi thơ phải được hạnh phúc, phải được vui chơi chứ không phải bị ép học đến mụ người đi như thế!
Chương trình và cách dạy không thể tách rời
. Những năm gần đây, Bộ GD&ĐT liên tục cải cách CT-SGK. Vậy theo ông, tại sao vẫn còn những bất cập?
+ Theo tôi, xây dựng chương trình không khó. Lên mạng Internet tìm một hồi là ra những chương trình của các trường đại học tiên tiến, các trung tâm nghiên cứu về giáo dục hàng đầu. Nhưng quan trọng là áp dụng như thế nào. Nếu đem chương trình tốt về mà lại dạy bằng cách ép học sinh học thuộc thì cũng vô ích!
. Nghĩa là vấn đề quan trọng vẫn là cách dạy của người thầy?
+ Theo tôi, cách dạy và chương trình không thể tách rời nhau. Trở lại với ví dụ về giờ học vật lý nguyên tử trên kia, theo tôi người thầy giỏi qua giờ dạy đấy phải kích thích cho học trò thấy được sự kỳ lạ của nguyên tử, từ đó tò mò về những bí mật của vũ trụ. Giờ học như thế mới hấp dẫn chứ! Thầy giỏi không phải cứ buộc học trò học thuộc những hằng số, công thức mà phải truyền cảm hứng, kích thích sự tìm hiểu, ham học của học trò. Cái đó mới là quan trọng! Chẳng hạn, môn đạo đức cứ ngồi giảng cho học sinh về tình đoàn kết, tinh thần tập thể rồi học sinh ngồi học thuộc thì nó cứ khơi khơi như không. Làm vậy có nghĩa lý gì! Tại sao không dành thời gian nhiều hơn cho các em chơi thể thao, hoạt động ngoại khóa... Các em sẽ tự học được về tình đoàn kết, tinh thần tập thể.
. Phải chăng sự lúng túng trong cải cách CT-SGK và phương pháp giảng dạy đều bắt nguồn từ việc chưa xác định đúng một triết lý giáo dục?
+ Theo tôi, cách dạy và chương trình đều phải dựa trên một nền tảng triết lý giáo dục. Nghĩa là phải trả lời câu hỏi cốt yếu: Chúng ta muốn tạo ra con người như thế nào? Phải tạo ra những con người độc lập về tư duy, sáng tạo chứ không phải học trò bảo gì nghe nấy. Giáo dục tốt là phải tạo ra những con người dám tranh luận với thầy, nghĩ ngược lại những điều đã được dạy.
Học cách học
“Ngày xưa tôi học ở Trường Khải Định (Trường Quốc học Huế bây giờ), được học thầy Đoàn Nồng. Thầy nói ngay buổi đầu tiên: “Các trò đến đây là học cách học chứ không phải học kiến thức”. Theo tôi, dạy về kiến thức thì không bao giờ dạy hết, nhất là trong thế giới hiện đại. Bây giờ học sinh nên học những kiến thức cơ bản nhất và học khi cần thông tin biết tìm ở đâu, làm cách nào tìm ra, tìm ra thì dùng như thế nào. Trường học phải dạy cho học sinh những kỹ năng đó” - Nhà văn Nguyên Ngọc.
BẢO PHƯỢNG thực hiện
(Pháp Luật)
. Là người đóng góp nhiều ý kiến về cải cách giáo dục, cũng là người trực tiếp “xắn tay” vào việc xây dựng một trường đại học, ông có thể nhận xét gì về CT-SGK hiện nay?
+ Tôi thấy chương trình hiện nay với trẻ nhỏ thì cứng nhắc, với lớp lớn hơn thì vừa khô khan vừa vô bổ. Con số học sinh nghỉ học vừa qua báo chí nêu là hơn mười vạn nhưng Bộ GD&ĐT lại cho là không có gì bất thường. Tôi cho là việc thống kê của Bộ chưa được khoa học. Học sinh nông thôn nghỉ học vì khó khăn thì có thống kê chứ học sinh thành phố mà bỏ học đi chơi có thống kê không? Nhiều em học sinh đến lớp mà lơ mơ thì cũng như bỏ học. Con số chính xác là bao nhiêu rất quan trọng nhưng quan trọng hơn là nguyên nhân của tình trạng đó. Có nguyên nhân về kinh tế khó khăn, về việc làm nghiêm “hai không” nhưng nguyên nhân quan trọng ở đây là nội dung giáo dục, bao gồm chương trình và cách dạy. Tôi nói đùa với bạn bè “Nếu bây giờ tôi còn đi học thì tôi cũng bỏ học!”.
. Ông có thể nói kỹ hơn những nội dung nào của chương trình hiện nay theo ông là không hấp dẫn và kém thiết thực?
+ Vừa rồi tôi tham gia thành lập Trường ĐH Phan Chu Trinh. Hiện nay sinh viên trong trường đang học giáo dục quốc phòng và các em than học chán quá. Con tôi cũng đã học qua các chương trình như thế ở phổ thông. Sinh viên, học sinh thắt cái thắt lưng da rồi lăn, lê, bò, trườn học bắn súng. Học như thế là học cho có hình thức chứ có hiểu gì thêm về quân sự đâu!
Tôi đi với ông giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nguyên tử quốc gia. Tôi và ông ấy tình cờ được dự giờ môn vật lý, bài giảng về nguyên tử ở một trường cấp ba Quảng Nam. Giáo viên giảng không sai một điều gì hết, dạy rất chính xác các kiến thức cơ bản. Nhưng giờ học thì buồn quá! Bây giờ học trò học về cấu tạo nguyên tử, sau các em ra trường, hàng chục vạn người mới có một người thành nhà khoa học nghiên cứu về nguyên tử. Vậy thì dạy cho các em các chi tiết về cấu tạo nguyên tử, chi ly đến từng hằng số để làm gì? Một chương trình khô khan, nặng nề như thế thì bảo người ta ham học sao được!
. Được đi học nhẽ ra là niềm vui, hạnh phúc nhưng hiện nay việc học dường như đang là áp lực quá nặng nề với nhiều học sinh. Theo ông, lý do có phải từ chương trình hay không?
+ Theo tôi, chương trình còn vô cùng nặng nề. Tôi thấy học sinh đi học khổ quá. Đứa bé học cấp một cạnh nhà tôi mang một cái cặp nặng kinh khủng. Cháu thức đến 11 giờ đêm học, sáng dậy sớm học tiếp. Trước kia tôi học có thế đâu. Tôi đi rong phố, đi đá bóng nhiều mà tôi chắc tôi học được nhiều hơn em nhỏ cạnh nhà tôi bây giờ. Tuổi thơ phải được hạnh phúc, phải được vui chơi chứ không phải bị ép học đến mụ người đi như thế!
Chương trình và cách dạy không thể tách rời
. Những năm gần đây, Bộ GD&ĐT liên tục cải cách CT-SGK. Vậy theo ông, tại sao vẫn còn những bất cập?
+ Theo tôi, xây dựng chương trình không khó. Lên mạng Internet tìm một hồi là ra những chương trình của các trường đại học tiên tiến, các trung tâm nghiên cứu về giáo dục hàng đầu. Nhưng quan trọng là áp dụng như thế nào. Nếu đem chương trình tốt về mà lại dạy bằng cách ép học sinh học thuộc thì cũng vô ích!
. Nghĩa là vấn đề quan trọng vẫn là cách dạy của người thầy?
+ Theo tôi, cách dạy và chương trình không thể tách rời nhau. Trở lại với ví dụ về giờ học vật lý nguyên tử trên kia, theo tôi người thầy giỏi qua giờ dạy đấy phải kích thích cho học trò thấy được sự kỳ lạ của nguyên tử, từ đó tò mò về những bí mật của vũ trụ. Giờ học như thế mới hấp dẫn chứ! Thầy giỏi không phải cứ buộc học trò học thuộc những hằng số, công thức mà phải truyền cảm hứng, kích thích sự tìm hiểu, ham học của học trò. Cái đó mới là quan trọng! Chẳng hạn, môn đạo đức cứ ngồi giảng cho học sinh về tình đoàn kết, tinh thần tập thể rồi học sinh ngồi học thuộc thì nó cứ khơi khơi như không. Làm vậy có nghĩa lý gì! Tại sao không dành thời gian nhiều hơn cho các em chơi thể thao, hoạt động ngoại khóa... Các em sẽ tự học được về tình đoàn kết, tinh thần tập thể.
. Phải chăng sự lúng túng trong cải cách CT-SGK và phương pháp giảng dạy đều bắt nguồn từ việc chưa xác định đúng một triết lý giáo dục?
+ Theo tôi, cách dạy và chương trình đều phải dựa trên một nền tảng triết lý giáo dục. Nghĩa là phải trả lời câu hỏi cốt yếu: Chúng ta muốn tạo ra con người như thế nào? Phải tạo ra những con người độc lập về tư duy, sáng tạo chứ không phải học trò bảo gì nghe nấy. Giáo dục tốt là phải tạo ra những con người dám tranh luận với thầy, nghĩ ngược lại những điều đã được dạy.
Học cách học
“Ngày xưa tôi học ở Trường Khải Định (Trường Quốc học Huế bây giờ), được học thầy Đoàn Nồng. Thầy nói ngay buổi đầu tiên: “Các trò đến đây là học cách học chứ không phải học kiến thức”. Theo tôi, dạy về kiến thức thì không bao giờ dạy hết, nhất là trong thế giới hiện đại. Bây giờ học sinh nên học những kiến thức cơ bản nhất và học khi cần thông tin biết tìm ở đâu, làm cách nào tìm ra, tìm ra thì dùng như thế nào. Trường học phải dạy cho học sinh những kỹ năng đó” - Nhà văn Nguyên Ngọc.
BẢO PHƯỢNG thực hiện
(Pháp Luật)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét