Lê Văn Luân: NGHỊCH DÒNG
NGHỊCH DÒNG
Luân Lê
Cả cơ quan bỏ đi nhậu trong giờ hành chính ở Sài Gòn, hay cả cơ quan bỏ làm đi lễ chùa sau tết ở Thanh Hoá, là những điển hình của việc có quá nhiều cán bộ rảnh rỗi và thiếu việc làm.
Thêm nữa, sau kỳ bầu cử chính quyền các cấp năm nay 2016, ở Nghệ An thừa hơn 200 phó chủ tịch xã, ở Thanh Hoá dư là 160 vị. Vậy còn các nơi khác và các cấp chính quyền ở trung ương, tỉnh, thành phố, quận, huyện thì sẽ thế nào? Chúng ta chắc vẫn còn nhớ việc "bội thực" cấp phó chủ tịch tỉnh và thứ trưởng của nhiều bộ là đủ hiểu rằng bộ máy chính quyền này đang thực sự quá cồng kềnh và thừa mứa cán bộ, công chức một cách hủng khiếp đến thế nào.
Rồi tình trạng từ một lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước để lại nợ nần hàng nghìn tỷ đồng lại dễ dàng trở thành phó chủ tịch một tỉnh ở Hậu Giang, nghênh ngang sử dụng xe công Lexus GX570 siêu sang biển xanh mà lại trâng tráo giải thích rằng mình dùng xe của "tài xế". Họ nói tôi 31 tuổi là còn trẻ và không phù hợp để ứng cử vào đại biểu quốc hội kỳ này, nhưng trớ trêu thay một cô nông dân người dân tộc thiểu số sinh năm 1992 lại trễm trệ vào vị trí này theo đúng cơ cấu sắp sẵn. Ông Phó chủ tịch quốc hội thì niềm nở: có hiện tượng nhiều người bầu hộ nhưng không làm ảnh hưởng đến kết quả bầu cử (!!!).
Thêm nữa, sau kỳ bầu cử chính quyền các cấp năm nay 2016, ở Nghệ An thừa hơn 200 phó chủ tịch xã, ở Thanh Hoá dư là 160 vị. Vậy còn các nơi khác và các cấp chính quyền ở trung ương, tỉnh, thành phố, quận, huyện thì sẽ thế nào? Chúng ta chắc vẫn còn nhớ việc "bội thực" cấp phó chủ tịch tỉnh và thứ trưởng của nhiều bộ là đủ hiểu rằng bộ máy chính quyền này đang thực sự quá cồng kềnh và thừa mứa cán bộ, công chức một cách hủng khiếp đến thế nào.
Rồi tình trạng từ một lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước để lại nợ nần hàng nghìn tỷ đồng lại dễ dàng trở thành phó chủ tịch một tỉnh ở Hậu Giang, nghênh ngang sử dụng xe công Lexus GX570 siêu sang biển xanh mà lại trâng tráo giải thích rằng mình dùng xe của "tài xế". Họ nói tôi 31 tuổi là còn trẻ và không phù hợp để ứng cử vào đại biểu quốc hội kỳ này, nhưng trớ trêu thay một cô nông dân người dân tộc thiểu số sinh năm 1992 lại trễm trệ vào vị trí này theo đúng cơ cấu sắp sẵn. Ông Phó chủ tịch quốc hội thì niềm nở: có hiện tượng nhiều người bầu hộ nhưng không làm ảnh hưởng đến kết quả bầu cử (!!!).
Việc đảng cử, đảng làm và đảng kiểm phiếu và người dân không được quyền trực tiếp lựa chọn cũng như bầu cán bộ, lãnh đạo quốc gia, không có sự cạnh tranh đảng chính trị và quyền lực thì kết quả nó là như vậy đấy.
Hơn 11 triệu con người ăn bám hưởng lương từ ngân sách nhà nước, rồi vì quá nhàn rỗi nên mới bỏ cơ quan đi dự tiệc ở Sài Gòn. Và cũng chính ở Nghệ An đã xảy ra tình trạng một ông tân Giám đốc sở mở tiệc linh đình chiêu đãi khi trúng "chức vụ" này. Mỗi năm bỏ ra 25.000 tỷ đồng chi cho hoạt động của các cơ quan đoàn hội mà không biết nó làm được việc gì cho dân, cho xã hội. Tổng sản phẩm quốc nội GDP bằng 180 tỷ đô thì tham nhũng từ 20-30 tỷ đô. Vì cứ làm đường 27 năm không xong 2km, chi phí xây cầu hết 27 triệu thì khống thành 1.2 tỷ, có cái ụ nổi giá 100 triệu biến thành hơn 100 tỷ để rút ruột hay công trình hàng nghìn tỷ sụt lún chỉ sau một cơn mưa, quỹ bảo hiểm có nguy cơ mất trắng 1.500 tỷ, tổ chức một cuộc bầu cử mà người ta biết trước tỷ lệ người trúng cử hết veo 3.600 tỷ dễ như chơi, thì ngân sách nào chịu nổi sức tàn phá khủng khiếp ấy.
Với tỷ lệ vàng về dân số, người lao động bằng khoảng 60 triệu người, thì trong số này có tới hơn 11 triệu là cán bộ, công chức, đoàn thể ăn lương ngân sách, tức tiền thuế của dân, mà cuối cùng gây nợ lên tới gần 2000 USD (tương đương 45 triệu đồng)/người.
Trong khi cán bộ bỏ đi ăn nhậu tưng bừng trong giờ làm việc thì ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi đã có hiện tượng cá nuôi trong lồng chết trắng hàng loạt, đồng thời với đó là tôm hùm và cá nuôi trong lồng, bè ở vùng biển tỉnh Phú Yên cũng lâm vào cảnh tương tự. Trước đó, cách đây đúng một tháng, vào ngày 11.05.2016, thì hiện tượng cá chết hàng loạt trong lồng bè đã diễn ra ở biển vùng đảo Phú Quý, Bình Thuận mà đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân.
Cá chết ở nhiều con sông do ô nhiễm vì xả thải từ các nhà máy, cá chết ở kênh, hồ ở nhiều nơi họ có thể đổ thừa do thay đổi thời tiết, vậy ở các vùng biển rộng lớn và diễn ra trong một thời gian dài cho tới nay chưa có dấu hiệu dừng lại họ có thể cho rằng đó là do thuỷ triều đỏ hay hiện tượng Elnino gây nên, mà không hẳn cần phải công bố nguyên nhân thực sự của nó nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét