Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

Khi “nhà báo” trở thành “nhà chó”.


Cánh Cò - Khi “nhà báo” trở thành “nhà chó”.

Đăng bởi Ha Tran on Thứ Hai, ngày 13 tháng 6 năm 2016 | 13.6.16


Bài báo xuất hiện đúng vào lúc mọi người căng mắt vào chuyện 30 tấn cá chết do nhiễm độc chất phenol tại Vĩnh Linh, Quảng Trị khiến mọi người tin rằng ông đại tá công an nhà báo Nguyễn Như Phong đang tự thi hành khổ nhục kế để kéo dư luận về phía mình, tạm quên câu chuyện động trời 30 tấn cá mà nếu kéo ra thì người dân khó im lặng như từ bấy lâu nay.




Ông Nguyễn Như Phong Tổng biên tập của tờ Năng Lương Mới (Petrotimes)


Với tư cách Tổng biên tập của tờ Năng Lương Mới (Petrotimes) ông Phong khuyên toàn bộ nhà báo Việt Nam hãy theo gương con chó để trở thành một nhà báo giỏi. Với ông Phong, chỉ có con đường duy nhất nếu không muốn thụt lại phía sau so với đồng nghiệp thì nhà báo Việt Nam phải biến thành chó, không còn cách nào khác.


Khi đăng bài viết có tựa “Nghề phóng viên phải như con chó ấy!” trên Petrotimes (1) ông Phong đã liệt kê mọi “đức tính” mà ông cho là cao quý của con chó để người phóng viên noi theo. Với cách thuyết phục của ông, tuy rõ như ban ngày không còn gì để truy vấn, bài viết này chỉ bổ xung những đức tính khác của con chó có quốc tịch Việt Nam để tăng thêm tính thuyết phục cho phóng viên nào còn “lăn tăn” khi đọc bài viết khá ấn tượng này của một “chuyên gia” báo chí.


Sở dĩ phải mang con chó quốc tịch Việt Nam vì hai lẽ: Ông Phong đang nói về các phóng viên, nhà báo Việt Nam vì vậy không thể mang một con chó nước ngoài vào làm tấm gương cho họ soi. Tuy rất giống nhau về chủng loại nhưng chó ngoại lại khác về hành vi do được nuôi dưỡng trong môi trường khác xa với chó Việt nên những con vện, mực, hay vàng dù sao cũng hiện thực hơn.


Ông Phong khẳng định: “Nếu so sánh giữa nghề làm báo với những phẩm chất cao quý của con chó thì xem ra rất giống nhau” (2)


Trước nhất ông chứng minh: “Bất luận vào những hoàn cảnh nào, khi bị chủ mắng, thậm chí bị đánh đòn nó chỉ đau khổ cúp đuôi chui vào một xó, nhưng rồi chỉ ít phút sau nó lại ngoe nguẩy đuôi để đón chủ về”.


Ông Phong nói đúng, con chó được trời sinh ra có bộ óc khác xa với con người. Nó không có khả năng phân tích sự kiện đen hay trắng để xem việc chủ mắng, thậm chí chủ đánh là đúng hay sai. Chó chỉ biết nghe một thứ tiếng từ chủ và vì vậy nó cụp đuôi trốn xuống gậm giường tránh đòn. Đây là đặc tính của con chó Việt Nam, luôn bị chủ đánh khi giận dữ hay khi không nghe được tiếng người, rất gần với tính cách các nhà báo hiện nay: im lặng trước bất cứ việc lớn bé nào có quyền lợi của người dân khi chủ chưa cho phép viết và họ rất sợ các vết roi của chủ. Trong phạm trù này họ như con chó rồi ông không cần phải dạy bảo.


Ông Phong viết:“Chó có đôi tai cực thính, để phát hiện mọi tiếng động khả nghi và kể cả những tiếng động báo hiệu tin vui. Chó có cái mũi thính, để phát hiện ra có chất độc hay không, có thuốc nổ, có ma túy hay không, hay bất cứ điều gì bất bình thường trong một khối bừa bộn vật chất”.


Ông khuyên nhà báo phải có mũi thính và tai thính như chó để săn tin, viết bài. Nhưng hình như ông quên một điều rất quan trọng, khi phóng viên trở thành chó thì cây viết lại vô dụng mất rồi. Những con chó phóng viên không biết viết, nó chỉ biết sủa.


À may! ông Phong “điều chỉnh”: “Chó phải biết sủa lên khi có tiếng động lạ, để cảnh báo cho chủ có sự bất thường sắp tới mà cảnh giác”


Vâng thì đúng đấy, nhưng chỉ đúng với chó. Là người, nhất là một phóng viên mà ông bảo họ “sủa” thì e rằng ông hơi lạm…chữ. Giang hồ có câu: “Làm người ai lại như thế!”


Tôi thích nhất câu này của ông: “Chỉ có một điều rằng, muốn có được một chú chó hay, mang tất cả những phẩm chất cao quý của loài chó, thì ngoài tình thương yêu chăm sóc của chủ ra, nó cũng phải được dạy dỗ, chỉ bảo từng li từng tí. Nó cũng sẽ bị phạt như phạm lỗi và cũng sẽ được thưởng khi có công”.


Ý ông muốn gửi gấm cho những phóng viên thuộc trường phái “chó’ là phải được dạy dỗ cho ra con chó, tức là toàn tâm toàn ý phục vụ một nhúm người nào đó có công nuôi dạy nó. Khi đã thuần thục rồi thì chính là lúc người “phóng viên” đã có thể tự hào mình là “nhà chó” chứ không cần phải mang danh là “nhà báo” nữa.


Ông Nguyễn Như Phong có lẽ khi vội quá mà quên mất những đặc tính mà loài chó Việt Nam mới có: ăn bẩn và càng bẩn càng thích.


Chó trung thành với chủ là tất nhiên và đây là lý do khiến loài người yêu thương nó. Chó thích ăn “phân” người cũng là lẽ tất nhiên không cần phân tích. Phân của chủ thì lại càng háo hức hơn, và do đặc tính trung thành nên chó sẵn sàng “làm sạch” đít con của chủ sau khi hả hê tống khứ phân của nó ra ngoài. Đặc tính này nếu áp dụng vào nhà báo mà ông Phong nói sẽ là sự so sánh thú vị bất ngờ: nhà báo chó nào lại không ăn bẩn và liếm láp?


Chó còn đặc tính mà ông cha ta đã nhận ra hàng ngàn năm qua sau khi từ chó sói trở thành chó nhà. Đó là hành vi “chó hùa”.


Các nhà báo chó từng chứng tỏ khả năng này một cách suất sắc. Khi được chỉ thị của chủ chúng không ngại hùa nhau sủa cùng một thứ bài bản, một thứ âm sắc và nhất là cùng một thứ tiếng xảo trá bắt chước ngôn ngữ loài người. Chúng hãnh diện khi được chủ ra lệnh, hãnh diện động não tìm ra những từ ngữ trơ trẽn và hãnh diện “hợp sủa” bài chó hùa đối với một con người nào đó làm mích lòng chủ của chúng.


Chó còn có đặc tính ăn chực mà người ta đã ưu ái tặng cho chúng hình ảnh “chó chực xương” đầy khinh bỉ. Nếu nhà báo Việt Nam hóng tin cũng giống như sự chực xương của chó thì “chó chực tin” đáng đưa vào bài học vỡ lòng cho sinh viên báo chí trong các trường đại học. Hình ảnh này vừa khớp cho mảng tin được quăng ra từ một nguồn duy nhất cho các con chó nhà báo và chúng đua nhau “loan tải” một cách hào hứng như được quăng một mẩu xương thừa.


Còn nữa, nhưng đây mới là điều quan trọng nhất khi nhà báo trở thành nhà chó.


Ông Nguyễn Như Phong hình như tránh né câu mà con người thường chửi nhau, đó là cụm từ cay nghiệt: đồ chó đẻ.


Người Việt khen nhau cho chết và chửi nhau thì kinh khủng hơn người ngoại quốc rất nhiều. Đồ chó đẻ là tiếng chửi nặng nề và khủng khiếp nhất trong tự điển “chửi” của Việt Nam.


Chó là loài vật có đặc tính giao cấu mà con người gọi là loạn luân. Chó mẹ có thể cho chó con trưởng thành giao cấu, chó cha có thể vô tư dính lẹo với chó con và vì vậy những con chó thế hệ sau được con người lấy ra để chửi “đồ chó đẻ”.


Những con chó được đẻ ra trong tình trạng như thế không thể chấp nhận trong cộng đồng con người và nếu các “nhà chó” của ông Nguyễn Như Phong giao cấu bản tin, bài viết trên trang giấy giống như loài chó giao cấu nhau thì phải gọi chúng bằng gì ngoài cái tên đồ chó đẻ?


Chú thích


(1)http://petrotimes.vn/nghe-phong-vien-la-phai-nhu-con-cho-ay-434346.html


(2)Chữ của ông Nguyễn Như Phong


Cánh Cò


(Blog RFA)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét