Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016
Vì sao sinh viên Việt Nam không dám mở miệng?
VNTB - Giảng viên Hoàng Oanh: Vì sao sinh viên Việt Nam không dám mở miệng?
Reply
ĐHSP HCM, forums, Kiều Phong, mở miệng sinh viên Việt Nam, VNTB
3.2.16
Kiểu Phong (VNTB) Trong buổi gặp mặt tất niên của Hội nhà báo độc lập vào ngày 30/1/2016 tại quán cà phê Sỏi Đá, quận 3, Sài Gòn, khi bàn về cốt lõi của nguyên khí dân tộc, Anh Eric San Juan, một nhà báo người đến từ đất nước Tây Ban Nha xa xôi nhưng lại rất quan tâm đến Hoàng Sa, Trường Sa đã đặt vấn đề với cử tọa : Người dân Việt Nam ít tranh luận về chính trị. Làm thế nào để kêu gọi người dân lên tiếng, nhất là tầng lớp học sinh - sinh viên và giới trí thức?”
Giảng viên Hoàng Oanh đến từ đại học Sư phạm TP.HCM, thành viên trang Bauxite Việt Nam, đã phân tích: Giáo viên không dám lên tiếng thì sinh viên cũng không dám lên tiếng. An ninh sách nhiễu, trù dập thành viên của Bauxite vì là hầu hết các trí thức trong đó đều là giảng viên, nhà nghiên cứu nhà nước còn đang đương nhiệm. Những người sắc sảo chính kiến trong cơ quan sẽ bị đánh ra khỏi hệ thống, kẻ muốn ngóc lên giả vờ biểu hiện ngây ngô, dĩ hòa vi quý và luồn lách. Khi phát biểu trước hội trường thì những người này nói những điều hết sức ngớ ngẩn, miễn sao đạt được mục đích.
Cô Hoàng Oanh kể rằng sau khi tốt nghiệp ra trường cô không đi bầu cử lần nào nữa cả. Cô chia sẻ sự phản tỉnh với một người bạn làm trong ban kiểm phiếu bầu cử, người này cũng than thở: “Bạn hiểu rồi đó, muốn làm thế nào thì thế đó.”
Ngày nay mỗi trường đều có bộ phận quản lý sinh viên. Nhiều tầng áp bức quá, sinh viên thời nay còn khổ sở hơn trước: phải có điểm rèn luyện, không tham gia những cuộc thi tìm hiểu về chính trị và đảng phái với danh nghĩa tình nguyện thì bị trừ vào điểm rèn luyện. Điểm rèn luyện lại quyết định học bổng.
“ Tôi nghĩ là sinh viên bị nhồi sọ, số tiết học chính trị rất lớn, gấp đôi thời tôi đi học. Tôi đã từng phấn đấu vào đảng. Cánh cửa vào đảng đồng nghĩa với biết bao nhiêu quyền lợi, ngày nay còn mở ra với sinh viên. Những sinh viên trẻ không thích cũng không dám từ chối, vì nếu từ chối thì sợ bị nghi là bất mãn và sẽ bị trù dập. Một số bước vào đảng vì bị nhồi sọ như xưa. Đối tượng hiện nay phải tập trung vào lực lượng sinh viên. Những ông đảng viên già trong khoa tôi và trong trường không thể cải tạo được nữa, hễ muốn khai thông cho họ điều gì thì họ lại nói :“Chúng tôi chỉ muốn đọc những tài liệu chính thống ”. Mà tài liệu nào là chính thống? Là “Xây dựng đảng” , “Nhân dân”… Tôi thấy đừng có nên tập trung vào lớp già đó, hãy tập trung về lớp trẻ. Mình phải làm sao có bài viết ngắn, để các em biết rằng đảng không thể sửa chữa được nữa, để các em đừng ảo tưởng rằng các em là luồng gió mới pha loãng nổi những xấu xa của đảng. Nếu nói gì thì mời giáo viên xuống khỏi bục giảng, do đó phải nói nhỏ giọt. Các em hiện nay vào trong nhà trường, một tuần có 4 tiết chính trị, chưa kể các sinh hoạt khác, nhiều em không thấy được điều đó. Tôi rất hi vọng Hội nhà báo độc lập với các trang hoạt động tập trung vào thanh niên và sinh viên.”
Nhà thơ Bùi Minh Quốc, phó chủ tịch kiêm chủ trì buổi họp mặt tất niên của hội đã đề xuất với cô Hoàng Oanh:“Các nhà giáo hãy tận dụng bục giảng và các giờ ngoại khóa để nói với các sinh viên và thanh niên về quyền công dân đã ghi trong hiên pháp, có ý chí để đấu tranh giành quyền, có kỹ năng để nắm lấy các quyền. Xin hỏi chị Oanh rằng các nhà giáo có khả năng làm những việc đó được không? Từng ngày một, vận động tất cả các gia đình tiến hành những việc này. Từng người một từ 18 tuổi trở lên những quyền trong hiến pháp và tự biến nó thành hiện thực.”
Cô Hoàng Oanh trả lời: “Tôi bắt đầu dạy học từ năm 1984. Càng về sau thì ý thức độc lập và não trạng học sinh càng kém, nhiều thầy cô thấy đó thì vội chê bai. Tôi nói không phải là tự học sinh kém mà vì học sinh mình là sản phẩm của 12 năm phổ thông, là những “con vịt”, chỉ được phép nói những gì được phép nói, nói gì khác là bị trù dập ngay. Cho nên, tìm một sinh viên năm nhất có khả năng suy nghĩ độc lập và tự học là không có. Tôi nhận thấy phải làm gì đó. Giáo viên phổ thông hễ nói điều gì là có thể bị hiểu trưởng điều đi chỗ khác. Tôi là giáo viên đại học, độc lập hơn giáo viên phổ thông , nhưng chỉ nói “loạng quạng” là bị cắt giờ dạy ngay. Trên bục giảng, mỗi nhà giáo tâm huyết phải làm điều đó, mỗi người giáo viên có tâm huyết đều làm chứ không thể không làm. Không thể tổ chức ngoại khóa nào không có sự lãnh đạo của đoàn và đảng. Chỉ có thể tạo seminar về chuyên môn, không thể về những nội dung như anh (Bùi Minh Quốc) gợi ý. Sinh viên rất sợ. Bản thân tôi đã dự những buổi họp lấy ý kiến sinh viên. Các em chỉ dám nói chuyện giữ xe, chuyện ký túc xá, em nào nhắc tới các chính trị thì thầy cô trù ngay: "Em có phải là đoàn viên không, về xem lại tư cách đoàn viên của em !”. Thành ra không em nào dám lên tiếng nói. Tổ chức tìm hiểu đảng thì không ai muốn đi, nhưng bạn nào không tham gia thì bị trừ điểm. Lần sau đi hết, trường thì báo cáo là 100% các em tìm hiểu về đảng trên tinh thần tự nguyện.”
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét