Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016
- Không nên quá lời
Bùi Tín - Không nên quá lời
Đăng bởi Ha Tran on Thứ Bảy, ngày 20 tháng 2 năm 2016 | 20.2.16
Trên mạng Dân Luận, vừa có bài của kỹ sư Bùi Quang Vơm, với đầu đề: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ là sắt rỉ!
Theo tôi, nhà bình luận, người viết báo không nên quá lời như thế.
Trước hết là cần có văn hóa đối với người mình phê phán, và càng cần có văn hóa đối với đông đảo bạn đọc.
Thứ hai là người bình luận cần công bằng, nói lên sự thật, cân nhắc kỹ trước khi hạ bút viết. Hoặc viết rồi cần đọc đi đọc lại một chút xem có lỡ lời, quá lời hay không.
Nhà báo Bùi Tín
Theo tôi, ông Dũng,trong điều kiện và tư thế của mình, đã xử sự không đến nỗi nào.
Đơn giản và trước hết là cần hiểu rằng Hiệp hội ASEAN làm việc theo quy chế "nhất trí", do đó Tuyên Bố chung phải được nhất trí thông qua, chỉ một thành viên không đòng tình ở điểm nào đó là không được thông qua.
Trong các nước ASEAN, Lào, Cam bốt, Thái lan, Myanmar, và trên mức nào đó cả Malaisia và Singapor đều có thái độ thân Trung Hoa CS hoặc đứng giữa các cuộc tranh chấp ở biển Đông, do đó Tổng thống Obama, bộ ngoại giao Hoa Kỳ và các chuyên viên tham gia dự thảo văn kiện phải rất cân nhắc để vừa lòng mọi người, để Bản Tuyên Bố Chung được thông qua thuận lợi. Do đó họ đã tránh không nói rõ tên nước Trung Quốc, một thái độ thông thường trong quan hệ quốc tế, khi chưa đạt hoàn toàn nhất trí trong tất cả các thành viên tham gia Hội nghị, để tránh cho Hội nghị thất bại, không ký được Tuyên bố chung.
Tuy nhiên trong Tuyên bố chung tuy không nêu tên TQ, nhưng cả thế giới và chính nhà cầm quyền TQ cũng hiểu rằng các điều lên án hành động sai trái ngang ngược ở vùng biển này ám chỉ rất rõ TQ, không sai vào đâu được, nên chính TQ đã bị chạm nọc, họ điên cuồng lên án cuộc họp Sunnylands một cách cay cú, cả trước và sau hội nghị.
Về ngoại giao cách nói kín đáo, ám chỉ như thể đều được hiểu và giải nghĩa một cách rõ ràng qua các bài bình luận thấu hiểu tình hình và thông thạo kiểu ngôn luận ngoại giao quốc tế. Đây là sự tế nhị, tinh tế trong ngôn từ ngoại giao, không ai có thể hiểu sai, trừ khi có định kiến, hoặc vì chưa làm quen với ngôn ngữ ngoại giao, luôn có nhiều ẩn dụ, kín đáo nhưng rõ ràng. Hãng tin BBC cho rằng trong 17 Nguyên tắc về hợp tác được cam kết trên văn bản có đến bốn Nguyên tắc tập trung lên án Trung quốc một cách rất nghiêm khắc, rõ ràng, tuy tế nhị.
Xin nhà bình luận Bùi Quang Viêm đọc kỹ thêm những thông tin ghi lại cuộc gặp gỡ riêng giữa hai đoàn VN và HK (kéo dài 45 phút) trước cuộc họp chung, để thấy ông Dũng đã nêu rất rõ ràng, cụ thể các vấn đề liên quan đến những hành động sai trái của TQ. Theo bản tin của Bộ Ngoại giao Hà Nội, "Thủ tướng đề nghị Hoa Kỳ có tiếng nói mạnh mẽ và những hành động thiết thực hơn, hiệu quả hơn, để chấm dứt mọi hành động làm thay đổi nguyên trạng ở biển Đông, đặc biệt là xây dựng các đảo nhân tạo với quy mô lớn, chấm dứt ngay việc quân sự hóa ở biển Đông, tôn trọng và thực hiện nghiêm túc đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC)".
"TT B.Obama khẳng định: HK lo ngại về tình hình biển Đông, ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực ngoại giao và tiến trình pháp lý nhằm giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 và DOC".
Trong cuộc họp báo quốc tế ngay khi kết thúc Hội nghị, TT B.Obama nhắc lại: "Lập trường chung của ASEAN và HK là giảm thiểu căng thẳng, bao gồm cả việc lấn chiếm thêm, tân tạo và quân sự hóa khu vực".
Ai lấn chiếm, ai gây căng thẳng, ai quân sự hóa, ai lo sợ tiến trình pháp lý quốc tế, bị kiện trước tòa án quốc tế, mọi người đều hiểu đây là bọn bành trướng Bắc Kinh, không có một ai khác.
Vì các nội dung trên được ghi vào hồ sơ Sự kiện Sunnylands, Thủ tướng Dũng và đoàn VN trong đó có phó thủ tướng Phạm Bình Minh đã hoạt động có trách nhiệm, đạt kết quả khả quan, có thể là tốt đẹp trong một môi trường không đơn giản, không đồng nhất.
Đoàn VN đã góp phần tích cực làm cuộc họp rất quan trọng này có kết quả trước mắt cũng như lâu dài, mà tác dụng rõ ràng là lên án, cảnh báo, răn đe TQ, nhất là khi TT B. Obama khẳng định Hoa Kỳ và mọi nước đều có quyền cho tàu thuyền đi vào mọi vùng biển quốc tế, trong đó có vùng biển Đông.
Những bức ảnh của ông Dũng với TT Indonesia, Philippin, thủ tướng Thái Lan, đặc biệt là với TT B. Obama rất đáng chú ý và tán thưởng, do tình cảm biểu lộ rất rõ, chứng tỏ trong các cuộc họp đoàn VN đã nỗ lực hoạt động tranh thủ các đối tác để cùng lên án TQ.
Chuyện TT B. Obama ngay sau cuộc họp nhận lời mời của VN sang thăm nước ta ngay vào tháng 5 tới, trước cuộc đi thăm nước Lào vào tháng 9, cũng là một nét đáng khen của đoàn VN.
Do các lý lẽ trên, không nên khinh thường ông thủ tướng Dũng, đến mức khinh thị bè bỉu ông, coi ông là đồ thép rỉ.
Bùi Tín
(Dân Luận)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét