Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016
“Người dân luôn muốn đối thoại với chính quyền”
Tiến Sỹ Nguyễn Quang A: “Người dân luôn muốn đối thoại với chính quyền”
Đăng bởi Trung Lập on Thứ Bảy, ngày 20 tháng 2 năm 2016 | 20.2.16
Ngày 05/02/2016, Tiến sỹ Nguyễn Quang A thông báo tham gia ứng cử Đại biểu Quốc Hội khóa 14, trên trang facebook cá nhân. Phóng viên (PV) đã có cuộc phỏng vấn ông:
PV: Tại sao các khóa trước ông không tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội mà phải để khóa này mới tham gia?
Ts Nguyễn Quang A
TS Nguyễn Quang A: Thực sự các khóa trước là mình không muốn ứng cử bởi vì lúc đấy mình không có ý định làm Đại biểu Quốc hội. Thời kỳ trước cũng có người hỏi tôi, vì sao?, tôi bảo thực sự là tôi không có muốn, giả sử có muốn thời trước cũng không chín muồi bằng bây giờ. Bây giờ là một cơ hội tương tự như là cơ hội để sửa Hiến pháp, tôi cũng nhân cơ hội như thế để làm một việc gì đó mà nó có ý nghĩa, đặt vấn đề này chủ yếu là để cho mọi người, nhân cơ hội bầu cử để học, học là chính, học về vấn đề dân chủ là như thế nào, vấn đề bầu cử là như thế nào, bằng cách hiểu được cái hiện trạng này nó phi dân chủ như thế nào, trong quá trình học, mình gây sức ép để có một sự thay đổi nào đấy, trong nhận thức thôi, chưa thể thay đổi luật lệ ngay lập tức được, như vậy chưa có. Nếu như Đại biểu Quốc hội sắp tới, được cọ sát như thế, sẽ thay đổi nhận thức của họ, với sức ép liên tục của xã hội, sẽ thay đổi một cái gì đó, đấy là mục đích chính , không phải là cái mục đích để thách thức.
Trong quá trình học tập, có mục đích rất rõ ràng, để cho thấy tất cả các thủ tục rất nhiều phức tạp, rắc rối, là hoàn toàn phi dân chủ, hoàn toàn phi dân chủ, phải vạch ra được thì mới học được.
PV: Những cái ông nói “chín muồi” là điều gì?
TS Nguyễn Quang A: Trước kia những người ứng cử tự do hoàn toàn là đơn lẻ, ông Lê Công Định cũng là đơn lẻ, ông Cù Huy Hà Vũ cũng là đơn lẻ, ông Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm) cũng là đơn lẻ, lúc đó chưa có kết hợp gì cả, không có cách gì để kết hợp, mọi người đơn lẻ không có sức mạnh gì cả. Với sự phát triển của mạng xã hội, công nghệ, bản thân các hội đoàn, tạo ra thế mới, khung cảnh mới, để cho những người tự ứng cử bây giờ dễ dàng liên kết với nhau hơn.
Ngoài ra có thể vạch ra những cái phi dân chủ một cách hết sức rõ ràng hơn trước, tôi lấy ví dụ hội nghị cử tri rất dân chủ, rất công khai như thế nào, trước kia không kiểm tra được nó dân chủ công khai ra làm sao, lúc đó không có sức, nhưng bây giờ thì khác, chúng ta có thể yêu cầu, họ bảo là công khai, đầu tiên sẽ đặt vấn đề với họ, đã là công khai, thì yêu cầu họ đã mời cử tri nào phải niêm yết công khai danh sách cử tri đó, đấy là quyền của chúng ta và cũng là việc họ phải làm, họ có danh sách và việc yêu cầu cho tôi danh sách đó hết sức đường hoàng, vì toàn bộ cuộc tiếp xúc đó đã là công khai, báo chí có quyền đến, có quyền quay phim, chụp ảnh. Nếu kéo dân côn đồ ở một nơi nào đó đến buổi tiếp xúc cử tri, lập tức sẽ lộ ran gay, họ làm như vậy sẽ phải trả giá rất lớn, việc làm như thế sẽ phạm pháp. Họ kéo người nơi khác đến không loại trừ khả năng côn đồ, bây giờ tôi có danh sách, phóng viên quay phim, chụp ảnh, quay lại họ, rất dễ hàng có thể phát hiện ra những người tham dự là ai. Họ không thể từ chối vì đó là quyền và cũng là hội nghị tiếp xúc cử tri công khai.
Hoặc trong quá trình bầu cử, bây giờ rất dễ dàng để kiểm soát từng khâu, mà chỉ có hai khâu quan trọng đó là bỏ phiếu và kiểm phiếu. Quan trọng nhất là khâu bỏ phiếu, mà bỏ phiếu hộ, trong quy định là bầu cử như vậy là cấm, có người đi bỏ phiếu hộ cho cả gia đình đến năm, sáu người. Chúng ta sẽ giám sát cái đó ở khâu bỏ phiếu, đây là việc làm cũng như trách nhiệm của cử tri đối với việc bầu cử này, việc làm này là chúng tôi giúp nhà nước vì vậy không thể cấm được, chúng ta không có can thiệp vào quá trình người ta viết phiếu bầu, mà lúc ở bàn đưa phiếu cho cử tri, mỗi một thẻ cử tri sẽ nhận một phiếu bầu, đó là điểm cần phải theo dõi.
Về chuyện kiểm phiếu, báo chí và đại diện của người ứng cử trong khu vực đó có quyền được chứng kiến, tất nhiên là không được can thiệp gì cả, chỉ chứng kiến. Nếu chúng ta thực hiện quyền chứng kiến của mỗi người, thì lúc đó họ cũng không dám làm bậy, rất tiếc là họ thực hiện việc kiểm phiếu vào ban đêm, sẽ gây cản trở rất nhiều. Ở Hà Nội có rất nhiều tình nguyện viên, sẽ chia thành nhiều khu vực bầu cử, hoặc có thể một vài quận có thể đến các điểm kiểm phiếu. Việc chúng ta tham gia vào quá trình kiểm phiếu đó hoàn toàn là hợp pháp, đúng quy định, với khả năng như vậy, họ sẽ làm nghiêm hơn, bất luận điều gì đi nữa, quá trình bầu cử sẽ được cải thiện một chút, không chỉ những người hoạt động dân chủ, nhân quyền mà cả những người phải đối phó là ban bầu cử, tổ bầu cử, cử tri họ cũng học được cái gì đó, điều kiện cho phép chúng ta chỉ làm được điều đó. Những năm trước khó có thể làm được, nhưng bây giờ chúng ta làm điều này, sự hiểu biết của người dân sẽ tăng lên.
PV: Thưa ông, cái ông đặt ra là nâng cao nhận thức của người dân trong đợt bầu cử Quốc hội lần này, nhưng thật ra người dân họ cũng nhận thức được chuyện này khá lâu rồi, tức là họ biết thừa bầu cử là trò diễn, là cái vở kịch, bầu cử chồng hoặc vợ đi bỏ phiếu thay cho cả nhà, họ biết chứ không phải là không, có điều họ chấp nhận như thế, vậy cái ông đặt ra về nhận thức của người dân sẽ hiệu quả đến đâu?
TS Nguyễn Quang A: Với cách mà chúng ta làm, nếu mà họ làm như thế, chúng ta sẽ đưa lên truyền thông, với tư cách người giám sát, mình có thể yêu cầu hủy. Chúng ta phải nói từ bây giờ, để cho người dân hiểu được bầu cử như thế nào là hợp lệ và cũng giúp họ thực hiện quyền giám sát của mình, cả cử tri và những người thực hiện công tác bầu cử sẽ phải học điều đó.
PV: Đây là lần đầu tiên số lượng người tham gia ứng cử tự do vào Đại biểu Quốc hội đông như vậy, ông có lời khuyên gì không?
TS Nguyễn Quang A: Những người ra ứng cử phải làm việc hết sức nghiêm túc, ngoài mục tiêu mình học, cố gắng làm sao vượt qua được càng nhiều càng tốt, trúng cử được càng tốt, bởi vì như vậy, trong số chục người tự ứng cử, có một hai cá nhân tự ứng cử mà trúng cử sẽ đại diện cho cả một nhóm người. Từ trước đến nay những người hoạt động dân chủ và nhân quyền luôn mong muốn đối thoại với chính quyền, về phía chính quyên luôn luôn từ chối đối thoại, mặt khác lại phải đi vòng vo gián tiếp thông qua các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, nếu có một hoặc hai người đại diện vào chính trường, đường đường chính chính tham gia chiến trường, đối thoại là cái đương nhiên, không những thế còn tham gia vào quá trình lập pháp, tuy nhiên, ý kiến của người đó có thể là thiếu số, nhưng ít ra là cơ hội để cất lên tiếng nói của người dân.
PV: Nhiều người cho rằng Bầu cử Quốc hội chỉ là bản thân họ sẽ diễn trò cho nên có quan điểm tảy chay, ông có bình luận gì?
TS Nguyễn Quang A: Tẩy chay là một quyền của họ, tôi nghĩ phải tôn trọng, quyền tảy chay của bất kể người nào. Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng việc tảy chay sẽ có hiệu quả, bởi vì, nếu có 10% cử tri tảy chay thì lúc đó sẽ khác, nhưng chỉ có 2% so hơn 90% cử tri đi bầu cử thì không ảnh hưởng gì. Việc hô hào người dân, cử tri tảy chay bầu cử rất thận trọng, ngoài Luật bầu cử ra còn có rất nhiều luật khác, có thể ghép người hô hào đó vào tội phá hoại bầu cử, khối đại đoàn kết dân tộc… đấy là một rủi ro đối với người hô hào tảy chay, những người đó rất có thể bị bỏ tù, nhưng nếu những người hô hào ở nước ngoài sẽ không bị sao cả, có thể cái ý định tốt của họ sẽ đẩy một số người ở Việt Nam hăng hái, nghe theo lời khuyên như vậy, rất dễ vào vòng lao lý, tôi thấy như vậy không nên. Tôi thấy việc tảy chay không hiệu quả bằng việc tham gia vào xây dựng, đây là việc hết sức hợp pháp vào việc bầu cử, không nói đến chuyện tự ứng cử, chỉ nói đến chúng tôi thực hiện quyền công dân, chúng tôi giám sát các tổ bầu cử, giám sát các cử tri, để họ làm đúng luật, có sức thuyết phục hơn nhiều so với việc tảy chay.
PV: Nếu đặt ông là chính quyền, ông sẽ ứng xử như thế nào trong đợt bầu cử lần này?
TS Nguyễn Quang A: Tôi mà là chính quyền, chắc chắn sẽ không có chuyện như thế này, giả sử, tôi là người bảo thủ như thế, chắc chắn tôi sẽ phải lắng nghe, sẽ phải thay đổi, tất nhiên không phải thay đổi ào một cái ngay được, không còn có chuyện lệnh từ trên xuống can thiệp vào bầu cử.
PV: Có nhiều người chỉ trích việc ông tự ứng cử vào Đại biểu Quốc hội, ông nghĩ sao?
TS Nguyễn Quang A: Trong những thông tin tôi đưa lên trang mạng cá nhân facebook, có rất nhiều bình luận, chia sẻ, tỉ lệ đó dưới 2%. Ở những nơi khác tôi không theo dõi, nếu gọi là 51% ủng là đã được rồi, cái đó là quyền của họ.
PV: Cái ưu tiên nhất của ông trong chương trình hành động khi ông trúng cử là gì?
TS Nguyễn Quang A: Tôi ưu tiến nhất là sửa luật và giám sát chính bộ máy nhà nước, quan chức nhà nước trong việc thực thi luật. Tôi đã dành thời gian nghiên cứu rất nhiều, tuyệt đại những người vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhất ở Việt Nam là các cơ quan nhà nước, quan chức nhà nước chứ không phải người dân. Nếu tập chung vào làm thì không có gì phức tạp cả, nếu mà sửa luật nhanh, tất cả những điều luật nào vi phạm Nhân quyền, vi phạm những cam kết quốc tế mà Việt Nam đã kí cần phải loại bỏ, việc giám sát thực thi luật của các cơ quan nhà nước phải thực hiện nghiêm túc, có thể làm một trang mạng để cho tất người dân, giới luật sư, đưa ý kiến, luật này sửa như thế nào, phát hiện ra chỗ nào không hợp lý, ở bên trên quốc hội sẽ thảo luận những ý kiến.
PV: Xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn, chúc ông thuận lợi trong đợt bầu cử này
Tiến sỹ Nguyễn Quang A tuyên bố tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 14 năm 2016, vào ngày 05/02/2016, hiện nay ông đang vận động xin chữ ký ủng hộ trên cả nước.
Trước đó người tuyên bố ứng cử đầu tiên Luật sư Phạm Quốc Bình, hiện nay có Luật sư Lê Văn Luân, Nguyễn An Đông cũng sẽ tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội, ngoài ra còn có một số nhà hoạt động, blogger tuyên bố ứng cử như Nguyễn Bích Phượng, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Tường Thụy, Lã Việt Dũng…
Lưu Văn Minh thực hiện
Tác giả gửi tới Dân Luận
(Dân Luận)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét