Thứ Ba, 9 tháng 2, 2016
TỪ TỤC HÀ BÁ LẤY VỢ XƯA ĐẾN TỤC CHÉM LỢN, ĐẬP TRÂU THỜI NAY
TỪ TỤC HÀ BÁ LẤY VỢ XƯA ĐẾN TỤC CHÉM LỢN, ĐẬP TRÂU THỜI NAY
TỪ TỤC HÀ BÁ LẤY VỢ THỜI XƯA
ĐẾN TỤC CHÉM LỢN, ĐẬP TRÂU THỜI NAY
Đào Tiến Thi
Vào những lúc thịnh trị của chế độ phong kiến, các vua chúa Trung Quốc cũng như Việt Nam đều quản lý không chỉ thần dân mà còn “quản lý” cả thần thánh. Thần nào, thánh nào được nhà vua sắc phong mới được lập đền thờ. Những việc thờ cúng nhảm nhí đều bị trừng trị.
Xin lấy câu chuyện Hà Bá lấy vợ dưới đây trong tập sách Cổ học tinh hoa (Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân, 1925) làm ví dụ.
Truyện Hà Bá lấy vợ
Dân đất Nghiệp[1] có tục cứ mỗi năm góp tiền mua một người con gái ném xuống sông để làm vợ cho Hà Bá. Sự mê tín ấy có đã lâu ngày, không ai phá nổi. Lúc ông Tây Môn Báo[2], đến làm quan ở đấy, ông thân hành ra đứng làm chủ lễ cưới cho Hà Bá. Trước mặt đông đủ cả bô lão, hào trưởng, ông đồng bà cốt, ông cho gọi người con gái đến. Ông xem mặt xong, chê rằng: “Người con gái này không được đẹp! Ta nhờ bọn ông đồng xuống nói với Hà Bá xin hoãn lại hôm khác, để tìm người đẹp hơn”. Ông lập tức sai lính khiêng một ông đồng quẳng xuống sông.
Một lúc, ông nói: “Sao lâu thế này!”. Rồi ông bảo đám bà cốt xuống nói hộ. Lập tức sai lính bắt một bà cốt ném xuống sông.
Một lúc, ông nói: “Sao không thấy tin tức gì cả! Chừng lũ đồng cốt xuống nói không nên lời. Dám phiền các cụ bô lão đi giúp cho. Lại lập tức sai lính lôi một cụ vứt xuống sông.
Một lúc, ông nói: “Sao mãi không thấy về thế này! Bọn đồng cốt, bô lão dễ đi cũng không được việc, phải nhờ đến bậc hào trưởng mới xong”.
Lúc bấy giờ bao nhiêu người đều xám xanh mặt lại, van lạy xin thôi. Tây Môn Báo nói: “Để thong thả ta xem đã...”. Mọi người run như cầy sấy. Một chốc ông mới bảo: “Thôi tha cho. Thế là Hà Bá không lấy vợ nữa rồi”.
Thành thử từ đây dân đất Nghiệp không ai dám nhắc đến truyện Hà Bá lấy vợ nữa.
Lời bàn của tác giả Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân trong sách trên: “Sự mê tín thường làm hư người, tốn của, nát nhà, có khi mất cả mạng, thật là tai hại. Khi mê tín đã thành tục, thì khó lòng mà phá nổi. Muốn phá, tất phải dụng tâm khéo làm sao mới được. Ông Tây Môn Báo sở dĩ mà phá nổi cái tục cưới vợ cho Hà Bá là vì ông biết trừ tự cái gốc rễ; tức là đám đồng cốt quàng xiên, bọn cường hào ngoan cố, xưa nay quen thói cổ hoặc nhũng nhiễu người ta để kiếm ăn, để cầu lợi. Trừ hai hạng ấy để cứu vớt lương dân, chỉnh đốn phong tục thật là công minh và cương quyết vậy”.
Câu chuyện trên có thể có thật, mà cũng có thể chỉ là ngụ ngôn, nhưng nó cho thấy sự kiên quyết, sòng phẳng của nhà nước phong kiến đối với các cổ tục có hại.
Đến thời cộng sản, sau một thời kỳ vô thần đến tuyệt đối, nghĩa là bài trừ tất cả các cổ tục trong một cái rọ gọi là “mê tín dị đoan”, thì đến nay, thời “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, lại là thời kỳ “phục hưng” đến vô lối các loại cổ tục, dưới những cái nhãn hào nhoáng như “văn hoá dân tộc”, “tự do tín ngưỡng”. Đáng chú ý là các cổ tục ấy nhiều khi không chỉ là của riêng địa phương nữa mà đã cuốn hút đông đảo khách thập phương. Khách thập phương đến với mục đích hành hương tìm về cội nguồn thì ít mà cầu tài cầu lộc và cầu đủ thứ ích kỷ cho bản thân thì nhiều. Dân hăm hở đi mà quan chức, công chức nhà nước càng hăm hở hơn. Chủ thì thoả mãn lợi ích vật chất nắm được được trong tay, còn khách thì thoả mãn được những tham vọng tinh thần, tuy thầm kín, mơ hồ nhưng quyết liệt (phát tài phát lộc, thăng quan tiến chức, triệt hạ đối thủ,…). Chính vì thế, nó làm tái hồi hoặc nảy sinh thêm muôn vàn trò ác, trò lố trong các lễ hội khiến cho cả xã hội hoang mang. Một số quan chức nhà nước có trách nhiệm trực tiếp quản lý nhiều khi cũng phân vân, không biết hành xử thế nào cho phải.
Giữa lúc này, nói như cụ Ngô Đức Kế (Luận về chính học cùng tà thuyết, 1924), cái lúc mà “cuộc đời biến cải, việc nước đổi thay, quốc thị mơ màng, nhân tâm bỡ ngỡ, nền cũ đã đổ, nhà mới chưa thành”, thì xã hội đặt nhiều niềm tin ở các nhà nghiên cứu, những người được tôn vinh là các bậc trí giả, để ít ra cũng là chỗ dựa tinh thần cho xã hội. Nhưng than ôi, chỉ trong mấy tuần đầu mùa xuân năm nay, và chỉ riêng hai cái tục – chém lợn làng Ném Thượng và đập trâu (Phú Thọ)/ hoặc đâm trâm (Tây Nguyên) – thì ý kiến của các vị có tay nghề chính hiệu ấy, lại làm chúng ta thất vọng vô cùng.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét