Kami - Tổng BT Nguyễn Phú Trọng và Trung quốc
Đăng bởi Hai Hoang Van on Thứ Năm, ngày 04 tháng 2 năm 2016 | 4.2.16
Không phải tự nhiên mà trong thời gian trước Đại hội Đảng lần thứ XII, đa số người dân ở Việt Nam có chung hy vọng rằng, Đại hội Đảng lần này sẽ bầu ra một ban lãnh đạo mới, có xu hướng cải cách để đưa đất nước phát triển và thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Khi Đại hội Đảng XII kết thúc, với kết quả ông Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm ở lại tái cử chức vụ Tổng Bí thư thêm một thời gian nữa, cũng đã làm cho một số đông dân chúng thất vọng.
Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng BT Nguyễn Phú Trọng
Vài nét về ông Nguyễn Phú Trọng
Theo tiểu sử, Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học chuyên ngành Xây dựng Đảng Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, quê quán huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Năm 1963, ông học Khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tốt nghiệp với bằng Cử nhân Văn chương. Năm 1967, sau khi tốt nghiệp đại học, ông Nguyễn Phú Trọng về công tác tại tạp chí Học tập (tiền thân của tạp chí Cộng sản), một trong ba cơ quan tuyên truyền quan trọng và chuyên chính nhất của Đảng CSVN và cùng năm này ông tham gia Đảng.
Tới năm 1981, ông được cử sang Liên Xô làm thực tập sinh và bảo vệ luận án phó tiến sĩ, đến tháng 8/1983, ông về nước, tiếp tục công tác ở Ban Xây dựng Đảng của tạp chí Cộng sản, cho đến năm 1991 được đề bạt làm Tổng Biên tập tạp chí Cộng sản. Tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Ban chấp hành Trung ương khóa VII (1994), ông cùng với 19 người khác được bầu bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 8/1996, ông làm Phó bí thư Thành uỷ Hà Nội phụ trách công tác tuyên giáo của Thành ủy. Từ tháng 8/1999 cho tới hết nhiệm kì của Đại hội VIII, ông tham gia Thường trực Bộ Chính trị khóa VII. Năm 2000, ông làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội kiêm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng. Từ tháng 6/2006 đến tháng 7/2011 giữ chức Chủ tịch Quốc hội, tại Đại hội Đảng CSVN lần thứ XI, ông được bầu làm Tổng Bí thư và tại Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII, ông tái đắc cử Tổng Bí thư. Ngoài ra, ông Nguyễn Phú Trọng còn giữ chức vụ Bí thư Quân ủy Trung ương và Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Trong ban lãnh đạo Đảng CSVN hiện nay, ông Nguyễn Phú Trọng nổi tiếng là trong sạch và liêm khiết. Hầu như cho đến lúc này, người ta không có bất kỳ bằng chứng nào về sự tham nhũng của ông Trọng. Trên mạng xã hội, khi nói về sự trong sạch và liêm khiết của Tổng Bí thư, người ta có nói rằng con trai của ông Nguyễn Phú Trọng hiện đang là biên tập viên của một Nhà xuất bản tại Hà nội, vẫn đang sở hữu một chiếc xe máy Honda cũ kỹ.
Biết được lý lịch của ông Nguyễn Phú Trọng để thấy, vì sao ông Nguyễn Phú Trọng là người luôn kiên định với con đường CNXH và chủ nghĩa Marx-Lenin. Ít nhất cũng biết rằng, CNXH và chủ nghĩa Marx-Lenin vốn là nghề của ông được học và nhờ đó đã đưa ông ta đến đỉnh cao quyền lực , thì cũng là điều dễ hiểu.
Kết quả bầu chọn chức vụ TBT Đại hội Đảng CSVN Khóa XII của dân chúng trên mạng xã hội
Vì sao người ta không thích ông Trọng
Ngay sau khi đại hội Đảng lần thứ 12 kết thúc, khi nhậm ông Nguyễn Phú Trọng đã có 02 phát ngôn tạo ấn tượng, đó là "Tôi bất ngờ khi gần 100% đại biểu bầu ", hay "một số nước nhưng cứ nhân danh dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất thì dân chủ sao được". Điều này có lẽ chỉ chứng tỏ sự "lú" một cách có chủ ý, vốn là biệt danh người ta đặt cho ông tân Tổng Bí thư Đảng CSVN, chứ không làm cho người ta ghét ông ta thêm.
Trước đây ít lâu, giữa 2 ứng cử viên cho chức vụ Tổng Bí thư của khóa XII là ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng trong một cuộc khảo sát trên mạng xã hội, thì ông Dũng được tới 86% ủng hộ, trong lúc ông Nguyễn Phú Trọng chỉ đạt 7,0% và số còn lại là dành cho Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang. Điều đó cho thấy đa phần dân chúng có cùng suy nghĩ rằng, ông Nguyễn Phú Trọng vốn là người giáo điều, bảo thủ và kiên định với học thuyết Marx-Lenin sẽ có xu hướng cản trở sự cải cách và hội nhập của Việt nam trong giai đoạn sắp tới.
Ở Việt nam hiện nay, đa phần dân chúng dị ứng với ý thức hệ cộng sản và mọi người đều thấy rằng cái chủ nghĩa Mác Lênin đã là thứ rất lỗi thời, tuy vậy việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn luôn tỏ ra trung thành với cái đó đã khiến cho không ít người ghét ông ta. Tại Đại hội toàn quốc Đảng CSVN lần thứ XII, bài báo cáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với những câu từ cũ kỹ và sáo rỗng vẫn khẳng định: “Trước hết phải kiên định chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội; kiên định đường lối đổi mới”. Cùng với chủ trương một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong đó kinh tế quốc doanh là chủ đạo đã khiến người ta thực sự lo ngại. Trong lúc trên thực tế trong những năm vừa qua, những điều đó đã vắng mặt trên báo chí chính thống cũng như các văn kiện của Đảng CSVN. Điều đó càng làm dư luận thát vọng hơn.
Không khó để thấy, ông Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo luôn trung thành với quan điểm phát triển theo định hướng XHCN theo mô hình Liên xô cũ, trong đó Đảng CS là thống soái, mà việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã coi "Hiến pháp là văn bản quan trọng thứ hai sau văn kiện đảng" đã cho thấy điều đó. Đó cũng là lý do vì sao đã nhiều lần ông Trọng tuyên bố, quan hệ Việt-Trung có cùng ý thức hệ Cộng sản và chủ trương duy trì những mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Chính điều này đã gây ra sự lo ngại của nhiều tầng lớp nhân dân, cũng như nhân sĩ trí thức quan tâm đến vận mệnh của đất nước. Việt sau khi đại hội Đảng 12 kết thúc với sự thắng lợi của ông Nguyễn Phú Trọng, các nhà quan sát ở Trung Quốc cho rằng hàng ngũ lãnh đạo mới được chọn ra ở Hà Nội có thể có ích cho việc cải thiện quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc.
Dư luận trong và ngoài nước đều nhìn nhận rằng, ông Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo thân Trung quốc và đại diện cho một phe bảo thủ trong Đảng, có những quan điểm khác biệt khá rõ rệt với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - một nhân vật có xu hướng cải cách và thân phương Tây hơn. Đây là điều có lẽ không cần phải bàn cãi, mà bài phát biểu của ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch đầu tư tại Đại hội toàn quốc của ĐCS Việt Nam lần thứ 12 hôm 22/01/2016 đã đề cập tới cả việc cần phải cải cách thể chế chính trị Việt nam hiện nay là bằng chứng để khẳng định.
Ông Nguyễn Phú Trọng thân Trung quốc?
Việc ông Nguyễn Phú Trọng, người được cho người đi theo đường lối bảo thủ, là người kiên định với con đường CNXH, quan điểm này tương đồng với chính sách của Đảng CSTQ. Việc cho đến nay, Đảng CSVN luôn coi nước láng giềng Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu, đồng minh chiến lược và ý thức hệ quan trọng cũng xuất phát từ tư duy kiểu của ông Trọng, vì thế nên người ta luôn nghĩ ông Trọng là người thân Trung quốc. Trong bài tham luận đọc sáng 23/01/2016 tại đại hội 12, ông Đặng Ngọc Tùng Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động VN đã nói rằng: “Cho phép tôi thay mặt 9 triệu đoàn viên và tổ chức công đoàn VN cảm ơn Đảng, cảm ơn các lãnh đạo Đảng... Đặc biệt chúng tôi bày tỏ sự kính trọng và vô cùng biết ơn đồng chí Trương Tấn Sang - Chủ tịch nước và đồng chí Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng CP đã thể hiện dũng khí và bản lĩnh của người lãnh đạo, khi lãnh đạo TQ tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa thuộc TQ từ thời cổ đại." Đây là bằng chứng để thấy việc ông Nguyễn Phú Trọng thiếu ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước, cộng với việc phía Trung quốc nhanh chóng chuyển lời chúc mừng sau khi ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức vụ Tổng Bí thư, với những lời lẽ hài lòng ở mức cao, càng chứng minh rằng ông Nguyễn Phú Trọng có xu hướng ngả sanh Trung quốc.
Tuy vậy, việc ông Nguyễn Phú Trọng tiến hành chuyến thăm Mỹ dưới danh nghĩa Tổng Bí thư Đảng CSVN trong năm 2015, đây là lần đầu tiên một người đứng đầu Đảng CSVN bước chân vào phòng bầu dục. Trong bối cảnh phía Mỹ đã khẳng định rằng không có ý định thay đổi hệ thống chính trị của Việt Nam, đồng thời cho rằng việc tôn trọng sự khác biệt sẽ thúc đẩy quan hệ sâu rộng giữa hai nước. Quan điểm của Mỹ đối với Việt nam khi cho rằng "Chúng tôi muốn thấy một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng dân chủ, nhân quyền và pháp quyền. Việt Nam thành công thì điều đó cũng nằm trong lợi ích của Mỹ". Đây là một sự thay đổi đáng kể của ông Nguyễn Phú Trọng cũng như ban lãnh đạo Việt nam.
Điều này đã khiến cho chính quyền Bắc Kinh thực sự lo ngại và không hài lòng về chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng. Qua việc báo chí Trung Quốc đã có nhiều bài viết đe dọa rằng "Mối quan hệ thân cận hơn giữa Việt Nam và Mỹ một phần là nhằm đối phó với Trung Quốc và kéo theo biện pháp trả đũa từ Trung Quốc. Điều này sẽ gây áp lực lên cả ba phía, và khi đó, Việt Nam có thể trở thành kẻ chịu thiệt hại nhiều nhất". Nhắc lại điều này để thấy, ông Nguyễn Phú Trọng đã từng phải chấp nhận các thử thách trong vấn đề quan hệ với Trung quốc. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng biết rằng với xu thế trong Đảng CSVN hiện nay thì không có chỗ đứng cho các nhà lãnh đạo ngả hẳn vào Trung quốc, vì thế nên ông ta đã mạnh dạn chấp nhận thay đổi quan điểm trong vấn đề quan hệ với Mỹ để tránh tiếng là thân Trung quốc.
Việc Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương - TPP gồm 12 nước do Mỹ dẫn đầu, được thông qua với thống nhất cao tại Hội nghị Trung ương 14, cũng như việc Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã được bầu vào Bộ Chính Trị khóa XII là những dấu hiệu cho thấy là đường lối đối ngoại của Việt Nam sẽ vẫn giữ nguyên, trong vấn vấn đề quan hệ với Trung quốc và Mỹ. Đây đã là chủ trương nhất quán trong ban lãnh đạo Việt nam lúc này và ông Nguyễn Phú Trọng cũng khó có thể xoay chuyển trong lúc này.
Ông Nguyễn Phú Trọng đã bị mang tiếng là thân Trung Quốc, đã không chỉ làm mất uy tín của cá nhân ông Nguyễn Phú Trọng, mà còn mất uy tín của Đảng CSVN đối với nhân dân. Vì thế ở cương vị Tổng Bí thư khóa XII, trong trường hợp nếu Trung Quốc có hành động gì quá đáng, thì chắc chắn ông Trọng sẽ phải có những quyết định dứt khoát hơn trước để phá bỏ những điều tai tiếng đó, vì không thể nào chấp nhận thêm tiếng xấu. Do vậy điều này ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến quan hệ Việt - Trung.
Kết:
Các nhà phân tích cho rằng, việc chiến hạm Mỹ tiến hành tuần tra bên trong 12 hải lý đảo Tri Tôn do Trung quốc chiến giữ vừa qua, đã cho thấy đây là một phép thử không chỉ dành riêng cho phía Trung quốc, mà còn dành cho ban lãnh đạo mới của Việt nam. Việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt nam nhấn mạnh rằng: "Việt Nam đề nghị tất cả các nước có đóng góp tích cực và thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế”, đã cho thấy phía Việt nam ủng hộ hành động của phía Mỹ. Điều này phần nào đã minh chứng cho nhận định nói trên.
Tuy vậy, sau khi khoảng trống quyền lực trong giai đoạn từ nay đến tháng 6/2016 khép lại, khi Quốc hội khóa XIV chỉ định các chức danh đứng đầu nhà nước và bộ máy chính phủ mới được thành lập. Khi đó chính sách đối ngoại của Việt nam đối với các nước lớn như Mỹ và Trung quốc sẽ rõ ràng hơn hiện nay, và khi đó sẽ thấy thái độ của cụ thể của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với Trung quốc.
Ngày 03/02/2015
© Kami
.
(Blog RFA)
Theo tiểu sử, Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học chuyên ngành Xây dựng Đảng Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, quê quán huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Năm 1963, ông học Khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tốt nghiệp với bằng Cử nhân Văn chương. Năm 1967, sau khi tốt nghiệp đại học, ông Nguyễn Phú Trọng về công tác tại tạp chí Học tập (tiền thân của tạp chí Cộng sản), một trong ba cơ quan tuyên truyền quan trọng và chuyên chính nhất của Đảng CSVN và cùng năm này ông tham gia Đảng.
Tới năm 1981, ông được cử sang Liên Xô làm thực tập sinh và bảo vệ luận án phó tiến sĩ, đến tháng 8/1983, ông về nước, tiếp tục công tác ở Ban Xây dựng Đảng của tạp chí Cộng sản, cho đến năm 1991 được đề bạt làm Tổng Biên tập tạp chí Cộng sản. Tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Ban chấp hành Trung ương khóa VII (1994), ông cùng với 19 người khác được bầu bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 8/1996, ông làm Phó bí thư Thành uỷ Hà Nội phụ trách công tác tuyên giáo của Thành ủy. Từ tháng 8/1999 cho tới hết nhiệm kì của Đại hội VIII, ông tham gia Thường trực Bộ Chính trị khóa VII. Năm 2000, ông làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội kiêm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng. Từ tháng 6/2006 đến tháng 7/2011 giữ chức Chủ tịch Quốc hội, tại Đại hội Đảng CSVN lần thứ XI, ông được bầu làm Tổng Bí thư và tại Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII, ông tái đắc cử Tổng Bí thư. Ngoài ra, ông Nguyễn Phú Trọng còn giữ chức vụ Bí thư Quân ủy Trung ương và Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Trong ban lãnh đạo Đảng CSVN hiện nay, ông Nguyễn Phú Trọng nổi tiếng là trong sạch và liêm khiết. Hầu như cho đến lúc này, người ta không có bất kỳ bằng chứng nào về sự tham nhũng của ông Trọng. Trên mạng xã hội, khi nói về sự trong sạch và liêm khiết của Tổng Bí thư, người ta có nói rằng con trai của ông Nguyễn Phú Trọng hiện đang là biên tập viên của một Nhà xuất bản tại Hà nội, vẫn đang sở hữu một chiếc xe máy Honda cũ kỹ.
Biết được lý lịch của ông Nguyễn Phú Trọng để thấy, vì sao ông Nguyễn Phú Trọng là người luôn kiên định với con đường CNXH và chủ nghĩa Marx-Lenin. Ít nhất cũng biết rằng, CNXH và chủ nghĩa Marx-Lenin vốn là nghề của ông được học và nhờ đó đã đưa ông ta đến đỉnh cao quyền lực , thì cũng là điều dễ hiểu.
Kết quả bầu chọn chức vụ TBT Đại hội Đảng CSVN Khóa XII của dân chúng trên mạng xã hội
Vì sao người ta không thích ông Trọng
Ngay sau khi đại hội Đảng lần thứ 12 kết thúc, khi nhậm ông Nguyễn Phú Trọng đã có 02 phát ngôn tạo ấn tượng, đó là "Tôi bất ngờ khi gần 100% đại biểu bầu ", hay "một số nước nhưng cứ nhân danh dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất thì dân chủ sao được". Điều này có lẽ chỉ chứng tỏ sự "lú" một cách có chủ ý, vốn là biệt danh người ta đặt cho ông tân Tổng Bí thư Đảng CSVN, chứ không làm cho người ta ghét ông ta thêm.
Trước đây ít lâu, giữa 2 ứng cử viên cho chức vụ Tổng Bí thư của khóa XII là ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng trong một cuộc khảo sát trên mạng xã hội, thì ông Dũng được tới 86% ủng hộ, trong lúc ông Nguyễn Phú Trọng chỉ đạt 7,0% và số còn lại là dành cho Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang. Điều đó cho thấy đa phần dân chúng có cùng suy nghĩ rằng, ông Nguyễn Phú Trọng vốn là người giáo điều, bảo thủ và kiên định với học thuyết Marx-Lenin sẽ có xu hướng cản trở sự cải cách và hội nhập của Việt nam trong giai đoạn sắp tới.
Ở Việt nam hiện nay, đa phần dân chúng dị ứng với ý thức hệ cộng sản và mọi người đều thấy rằng cái chủ nghĩa Mác Lênin đã là thứ rất lỗi thời, tuy vậy việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn luôn tỏ ra trung thành với cái đó đã khiến cho không ít người ghét ông ta. Tại Đại hội toàn quốc Đảng CSVN lần thứ XII, bài báo cáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với những câu từ cũ kỹ và sáo rỗng vẫn khẳng định: “Trước hết phải kiên định chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội; kiên định đường lối đổi mới”. Cùng với chủ trương một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong đó kinh tế quốc doanh là chủ đạo đã khiến người ta thực sự lo ngại. Trong lúc trên thực tế trong những năm vừa qua, những điều đó đã vắng mặt trên báo chí chính thống cũng như các văn kiện của Đảng CSVN. Điều đó càng làm dư luận thát vọng hơn.
Không khó để thấy, ông Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo luôn trung thành với quan điểm phát triển theo định hướng XHCN theo mô hình Liên xô cũ, trong đó Đảng CS là thống soái, mà việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã coi "Hiến pháp là văn bản quan trọng thứ hai sau văn kiện đảng" đã cho thấy điều đó. Đó cũng là lý do vì sao đã nhiều lần ông Trọng tuyên bố, quan hệ Việt-Trung có cùng ý thức hệ Cộng sản và chủ trương duy trì những mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Chính điều này đã gây ra sự lo ngại của nhiều tầng lớp nhân dân, cũng như nhân sĩ trí thức quan tâm đến vận mệnh của đất nước. Việt sau khi đại hội Đảng 12 kết thúc với sự thắng lợi của ông Nguyễn Phú Trọng, các nhà quan sát ở Trung Quốc cho rằng hàng ngũ lãnh đạo mới được chọn ra ở Hà Nội có thể có ích cho việc cải thiện quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc.
Dư luận trong và ngoài nước đều nhìn nhận rằng, ông Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo thân Trung quốc và đại diện cho một phe bảo thủ trong Đảng, có những quan điểm khác biệt khá rõ rệt với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - một nhân vật có xu hướng cải cách và thân phương Tây hơn. Đây là điều có lẽ không cần phải bàn cãi, mà bài phát biểu của ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch đầu tư tại Đại hội toàn quốc của ĐCS Việt Nam lần thứ 12 hôm 22/01/2016 đã đề cập tới cả việc cần phải cải cách thể chế chính trị Việt nam hiện nay là bằng chứng để khẳng định.
Ông Nguyễn Phú Trọng thân Trung quốc?
Việc ông Nguyễn Phú Trọng, người được cho người đi theo đường lối bảo thủ, là người kiên định với con đường CNXH, quan điểm này tương đồng với chính sách của Đảng CSTQ. Việc cho đến nay, Đảng CSVN luôn coi nước láng giềng Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu, đồng minh chiến lược và ý thức hệ quan trọng cũng xuất phát từ tư duy kiểu của ông Trọng, vì thế nên người ta luôn nghĩ ông Trọng là người thân Trung quốc. Trong bài tham luận đọc sáng 23/01/2016 tại đại hội 12, ông Đặng Ngọc Tùng Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động VN đã nói rằng: “Cho phép tôi thay mặt 9 triệu đoàn viên và tổ chức công đoàn VN cảm ơn Đảng, cảm ơn các lãnh đạo Đảng... Đặc biệt chúng tôi bày tỏ sự kính trọng và vô cùng biết ơn đồng chí Trương Tấn Sang - Chủ tịch nước và đồng chí Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng CP đã thể hiện dũng khí và bản lĩnh của người lãnh đạo, khi lãnh đạo TQ tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa thuộc TQ từ thời cổ đại." Đây là bằng chứng để thấy việc ông Nguyễn Phú Trọng thiếu ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước, cộng với việc phía Trung quốc nhanh chóng chuyển lời chúc mừng sau khi ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức vụ Tổng Bí thư, với những lời lẽ hài lòng ở mức cao, càng chứng minh rằng ông Nguyễn Phú Trọng có xu hướng ngả sanh Trung quốc.
Tuy vậy, việc ông Nguyễn Phú Trọng tiến hành chuyến thăm Mỹ dưới danh nghĩa Tổng Bí thư Đảng CSVN trong năm 2015, đây là lần đầu tiên một người đứng đầu Đảng CSVN bước chân vào phòng bầu dục. Trong bối cảnh phía Mỹ đã khẳng định rằng không có ý định thay đổi hệ thống chính trị của Việt Nam, đồng thời cho rằng việc tôn trọng sự khác biệt sẽ thúc đẩy quan hệ sâu rộng giữa hai nước. Quan điểm của Mỹ đối với Việt nam khi cho rằng "Chúng tôi muốn thấy một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng dân chủ, nhân quyền và pháp quyền. Việt Nam thành công thì điều đó cũng nằm trong lợi ích của Mỹ". Đây là một sự thay đổi đáng kể của ông Nguyễn Phú Trọng cũng như ban lãnh đạo Việt nam.
Điều này đã khiến cho chính quyền Bắc Kinh thực sự lo ngại và không hài lòng về chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng. Qua việc báo chí Trung Quốc đã có nhiều bài viết đe dọa rằng "Mối quan hệ thân cận hơn giữa Việt Nam và Mỹ một phần là nhằm đối phó với Trung Quốc và kéo theo biện pháp trả đũa từ Trung Quốc. Điều này sẽ gây áp lực lên cả ba phía, và khi đó, Việt Nam có thể trở thành kẻ chịu thiệt hại nhiều nhất". Nhắc lại điều này để thấy, ông Nguyễn Phú Trọng đã từng phải chấp nhận các thử thách trong vấn đề quan hệ với Trung quốc. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng biết rằng với xu thế trong Đảng CSVN hiện nay thì không có chỗ đứng cho các nhà lãnh đạo ngả hẳn vào Trung quốc, vì thế nên ông ta đã mạnh dạn chấp nhận thay đổi quan điểm trong vấn đề quan hệ với Mỹ để tránh tiếng là thân Trung quốc.
Việc Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương - TPP gồm 12 nước do Mỹ dẫn đầu, được thông qua với thống nhất cao tại Hội nghị Trung ương 14, cũng như việc Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã được bầu vào Bộ Chính Trị khóa XII là những dấu hiệu cho thấy là đường lối đối ngoại của Việt Nam sẽ vẫn giữ nguyên, trong vấn vấn đề quan hệ với Trung quốc và Mỹ. Đây đã là chủ trương nhất quán trong ban lãnh đạo Việt nam lúc này và ông Nguyễn Phú Trọng cũng khó có thể xoay chuyển trong lúc này.
Ông Nguyễn Phú Trọng đã bị mang tiếng là thân Trung Quốc, đã không chỉ làm mất uy tín của cá nhân ông Nguyễn Phú Trọng, mà còn mất uy tín của Đảng CSVN đối với nhân dân. Vì thế ở cương vị Tổng Bí thư khóa XII, trong trường hợp nếu Trung Quốc có hành động gì quá đáng, thì chắc chắn ông Trọng sẽ phải có những quyết định dứt khoát hơn trước để phá bỏ những điều tai tiếng đó, vì không thể nào chấp nhận thêm tiếng xấu. Do vậy điều này ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến quan hệ Việt - Trung.
Kết:
Các nhà phân tích cho rằng, việc chiến hạm Mỹ tiến hành tuần tra bên trong 12 hải lý đảo Tri Tôn do Trung quốc chiến giữ vừa qua, đã cho thấy đây là một phép thử không chỉ dành riêng cho phía Trung quốc, mà còn dành cho ban lãnh đạo mới của Việt nam. Việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt nam nhấn mạnh rằng: "Việt Nam đề nghị tất cả các nước có đóng góp tích cực và thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế”, đã cho thấy phía Việt nam ủng hộ hành động của phía Mỹ. Điều này phần nào đã minh chứng cho nhận định nói trên.
Tuy vậy, sau khi khoảng trống quyền lực trong giai đoạn từ nay đến tháng 6/2016 khép lại, khi Quốc hội khóa XIV chỉ định các chức danh đứng đầu nhà nước và bộ máy chính phủ mới được thành lập. Khi đó chính sách đối ngoại của Việt nam đối với các nước lớn như Mỹ và Trung quốc sẽ rõ ràng hơn hiện nay, và khi đó sẽ thấy thái độ của cụ thể của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với Trung quốc.
Ngày 03/02/2015
© Kami
.
(Blog RFA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét