Thứ Hai, 8 tháng 2, 2016
Tôi sẽ làm gì nếu trúng cử?
Nguyễn Hồng Hải - Tôi sẽ làm gì nếu trúng cử?
Đăng bởi Trung Lập on Thứ Ba, ngày 09 tháng 2 năm 2016 | 9.2.16
Đôi lời: Rất tốt là tác giả đã nêu vấn đề này. Cho dù chỉ tranh cử “ảo” nhưng nếu những người chủ trương chịu bỏ thời gian để làm giống như thật, chẳng hạn như có 2 người đứng ra tranh cử, mỗi người có chương trình hành động cụ thể để trả lời câu hỏi: nếu đắc cử thủ tướng, chủ tịch nước… tôi có thể làm gì để thay đổi đất nước tốt đẹp hơn? Hai ứng cử viên có thể cùng ra tranh luận trực tiếp trên mạng, người dân giám sát, các tờ báo mạng làm trọng tài, cư dân mạng chấm điểm… thì người dân sẽ thấy được lợi ích của việc tranh cử/ bầu cử tự do như thế nào và cuộc chơi này sẽ hào hứng hơn.
Tôi có đọc một số bài báo viết về chia sẻ của tiến sỹ Nguyễn Quang A, liên quan tới mục đích của việc phát động phong trào tự ứng cử. Tôi có vài ý kiến về vấn đề này.
Có lẽ từ trước đến nay những người đảm đương các trách nhiệm lãnh đạo hay đại biểu quốc hội đang khá dễ dàng khi ít khi bị phải trả lời những câu hỏi một cách cụ thể “Anh sẽ làm gì nếu trúng cử”? Nếu so sánh với các nước tư bản phương Tây mỗi khi tranh cử một vị trí nào đó họ đểu phải nêu rất rõ kế hoạch hành động của mình và phân tích những điểm hợp lý, chưa hợp lý của chính sách hiện hành hay các chương trình hành động của đối thủ cạnh tranh.
Do vậy, Muốn xã hội tốt đẹp hơn thì chúng ta luôn mong muốn những người được chọn vào các vị trí quản lý nhà nước, các vị đại biểu quốc hội phải là những người xứng đáng thì “ cuộc tập dượt” nên cần hướng mở rộng hơn. Cụ thể là những người tham gia tự ứng cử có thể viết một kế hoạch hành động để trả lời câu hỏi: Tôi sẽ làm gì nếu trúng cử? Một cách dễ dàng hơn là những người tham gia tự ứng cứ này có thể chỉ đưa ra các chương trình hành động trên mạng gọi là các đại biểu “ảo”. Những việc làm này sẽ có một số lợi ích sau:
Phía chính quyền: Hiện tại hoặc những người trúng cử trong tương lai sẽ biết được người dân tại địa phương của mình mong muốn điều gì, và họ cũng nên làm gì để đáp ứng nguyện vọng của người dân. Trong quá trình hiệp thương và tiếp xúc cử tri. Cử tri sẽ có những câu hỏi đối với các ứng viên sẽ rõ ràng hơn khi họ đã có những so sánh với những đại biểu “ảo” trên mạng với các kế hoạch hành động khá rõ ràng và cụ thể sẽ làm gì nếu trúng cử tại địa phương đó. Khi các ứng viên đã nói ra kế hoạch hành động trong tương lai thì sẽ được ghi âm và đưa lên mạng để nhân dân theo dõi họ có hành động đúng theo lời hứa hay không, nếu họ trúng cử. Và các kế hoạch hành động của ứng viên trúng cử có thật sự sát và hợp lý hơn so với các đại biểu “ảo” hay không.
Phía người dân: Tập làm quen với vai trò của mình là đưa ra những yêu cầu và nguyện vọng đến đúng đại biểu quốc hội đại diện cho mình. Có thể gửi thư trực tiếp và đưa các nguyện vọng này lên mạng. Tập đánh giá và bầu chọn người mình cảm thấy thích hợp dựa vào những kế hoạch hành động của các đại biểu “ảo”. Vì trong một khu vực địa phương sẽ có nhiều đại biểu “ảo” cùng phải tham gia cạnh tranh với nhau để chọn ra một đại biểu thích hợp nhất.
Nguyễn Hồng Hải
(Ba Sàm)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét