CSGT được ‘trưng dụng tài sản’ từ 15/2?
Image copyrightReutersImage captionLuật sư Lê Văn Luân nói Thông tư 01/2016 "tước đoạt quyền sở hữu bất khả xâm phạm của công dân"
Thông tư 01/2016 của Bộ Công an Việt Nam cho phép cảnh sát giao thông (CSGT) ‘trưng dụng phương tiện tham gia lưu thông’ từ ngày 15/2 tiếp tục gây tranh cãi trên mạng xã hội.
Hôm 3/2, Đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông được báo InfoNet của Bộ Thông tin - Truyền thông dẫn lời: “Khi một văn bản của Chính phủ, Bộ ban hành thì dù đúng hay sai, người dân phải thực hiện trước đã.
Nếu cảnh sát làm sai, sau này các cơ quan chức năng người ta bác bỏ văn bản đó thì cơ quan ban hành văn bản sai phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Vì vậy, khi văn bản của nhà nước quy định mà người dân chống đối lại không thực hiện thì đây là sai phạm”.
Hôm 3/2, trả lời phỏng vấn của BBC, luật sư Lê Văn Luân cho hay: “Thông tư 01/2016 khiến từ ngày 15/2, mỗi cảnh sát giao thông sẽ trở thành một ‘quan tòa’ để có quyền trưng dụng các phương tiện, thiết bị của người điều khiển phương tiện. Đây là những quy định xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tự do đi lại hợp pháp, sự bất khả xâm phạm về quyền sở hữu tài sản”.
Thông tư 01/2016 của Bộ Công an Việt Nam cho phép cảnh sát giao thông (CSGT) ‘trưng dụng phương tiện tham gia lưu thông’ từ ngày 15/2 tiếp tục gây tranh cãi trên mạng xã hội.
Hôm 3/2, Đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông được báo InfoNet của Bộ Thông tin - Truyền thông dẫn lời: “Khi một văn bản của Chính phủ, Bộ ban hành thì dù đúng hay sai, người dân phải thực hiện trước đã.
Nếu cảnh sát làm sai, sau này các cơ quan chức năng người ta bác bỏ văn bản đó thì cơ quan ban hành văn bản sai phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Vì vậy, khi văn bản của nhà nước quy định mà người dân chống đối lại không thực hiện thì đây là sai phạm”.
Hôm 3/2, trả lời phỏng vấn của BBC, luật sư Lê Văn Luân cho hay: “Thông tư 01/2016 khiến từ ngày 15/2, mỗi cảnh sát giao thông sẽ trở thành một ‘quan tòa’ để có quyền trưng dụng các phương tiện, thiết bị của người điều khiển phương tiện. Đây là những quy định xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tự do đi lại hợp pháp, sự bất khả xâm phạm về quyền sở hữu tài sản”.
Image copyrightHoang Dinh Nam AFPImage captionĐại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông cho rằng "Văn bản của Chính phủ, Bộ ban hành thì dù đúng hay sai, người dân phải thực hiện trước đã"
'Ngược thông lệ'
“Không có bất kỳ lý do hợp hiến, hợp pháp nào cho cảnh sát có thể trưng dụng tài sản của người khác, trừ khi về an ninh, quốc phòng và theo thẩm quyền của Luật Trưng mua, Trưng dụng tài sản 2008, mà phải do người có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên thực hiện theo thủ tục nghiêm ngặt.
Có thể xem thông tư này là việc tước đoạt quyền sở hữu/chiếm hữu tài sản hợp pháp bất khả xâm phạm của công dân. Tôi giả định là có thể do công an lo ngại họ bị quay phim, chụp hình hoặc gọi điện cho người khác khi xử lý sự việc. Thông tư này rất dễ bị lạm dụng, tiếp tay cho tội phạm, gây nguy hiểm cho an toàn của người dân”, luật sư nói thêm.
Ông Luân đề nghị: “Bộ Công an cần tạm đình chỉ thi hành quy định này và tiến tới bãi bỏ nội dung thông tư vi hiến này trong bối cảnh người dân càng ngày càng hiểu biết pháp luật nhiều hơn”.
Theo luật sư, sở dĩ Việt Nam đang tồn tại nhiều văn bản, thông tư vi hiến là do chưa có cơ chế kiểm soát chặt chẽ như ở các nước khác.
“Tại các nước Âu Mỹ, Nhật, Thái Lan... đều có Tòa Bảo Hiến hay còn gọi là Tòa án Hiến pháp, là nơi có chức năng xét xử, kiểm tra, tuyên bố một văn bản pháp luật nào đó là vi hiến hoặc trái luật.
Còn ở Việt Nam, Tòa không có chức năng giải thích pháp luật mà thuộc về Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều này đi ngược lại với thông lệ của thế giới.
Hơn nữa, Tòa không có chức năng giám sát sự hợp hiến, hợp pháp của bất cứ văn bản nào mà điều này lại thuộc về Cục kiểm tra văn bản của Bộ Tư pháp”.
Cuối năm 2014, Bộ Y tế và Bộ Giao thông - Vận tải đã bỏ quy định 'ngực lép không được lái xe' sau khi bị nhiều người dân phản ứng.
Nguồn : BBC
'Ngược thông lệ'
“Không có bất kỳ lý do hợp hiến, hợp pháp nào cho cảnh sát có thể trưng dụng tài sản của người khác, trừ khi về an ninh, quốc phòng và theo thẩm quyền của Luật Trưng mua, Trưng dụng tài sản 2008, mà phải do người có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên thực hiện theo thủ tục nghiêm ngặt.
Có thể xem thông tư này là việc tước đoạt quyền sở hữu/chiếm hữu tài sản hợp pháp bất khả xâm phạm của công dân. Tôi giả định là có thể do công an lo ngại họ bị quay phim, chụp hình hoặc gọi điện cho người khác khi xử lý sự việc. Thông tư này rất dễ bị lạm dụng, tiếp tay cho tội phạm, gây nguy hiểm cho an toàn của người dân”, luật sư nói thêm.
Ông Luân đề nghị: “Bộ Công an cần tạm đình chỉ thi hành quy định này và tiến tới bãi bỏ nội dung thông tư vi hiến này trong bối cảnh người dân càng ngày càng hiểu biết pháp luật nhiều hơn”.
Theo luật sư, sở dĩ Việt Nam đang tồn tại nhiều văn bản, thông tư vi hiến là do chưa có cơ chế kiểm soát chặt chẽ như ở các nước khác.
“Tại các nước Âu Mỹ, Nhật, Thái Lan... đều có Tòa Bảo Hiến hay còn gọi là Tòa án Hiến pháp, là nơi có chức năng xét xử, kiểm tra, tuyên bố một văn bản pháp luật nào đó là vi hiến hoặc trái luật.
Còn ở Việt Nam, Tòa không có chức năng giải thích pháp luật mà thuộc về Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều này đi ngược lại với thông lệ của thế giới.
Hơn nữa, Tòa không có chức năng giám sát sự hợp hiến, hợp pháp của bất cứ văn bản nào mà điều này lại thuộc về Cục kiểm tra văn bản của Bộ Tư pháp”.
Cuối năm 2014, Bộ Y tế và Bộ Giao thông - Vận tải đã bỏ quy định 'ngực lép không được lái xe' sau khi bị nhiều người dân phản ứng.
Nguồn : BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét