Người Buôn Gió - Đàng Ngoài thắng thế.
Đăng bởi Trung Lập on Thứ Bảy, ngày 06 tháng 2 năm 2016 | 6.2.16
Kết thúc đại hội Đảng 12, các nhân sự người miền Bắc chiếm đến 2 phần 3 trong Bộ Chính Trị, Ban Chấp Hành Trung Ương và Quân đội.
Trong số 20 uỷ viên Bộ Chính Trị có đến 14 người sinh từ Hà Tĩnh đổ ra.
Tương đương tỷ lệ đó, trong 200 uỷ viên ban chấp hành trung ương là khoảng 140 người sinh từ Hà Tĩnh đổ ra Bắc. Riêng Hà Tĩnh đã có 16 người.
Trong số 22 tướng quân đội vào uỷ viên trung ương có đến 14 người sinh từ Hà Tĩnh trở ra.
Nhiệm kỳ đảng khoá 12 Nguyễn Phú Trọng và đông đảo nhân sự người miền Bắc chiếm đa số ghế trong các cấp lãnh đạo Đảng. Lần đầu tiên chức bí thư thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh do một người gốc Bắc nắm giữ, đó là ông Đinh La Thăng người Nam Định.
Ngay sau khi có kết quả nghiêng về các nhân sự miền Bắc, những dư luận viên tung ra những clip chửi bới lăng mạ những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa. Các dư luận viên này lăng nhục những người lính đã hy sinh bảo vệ chủ quyền tổ quốc này là bọn hèn nhát, bọn chó Nguỵ. Chúng công khai đe doạ sẽ đập bia, đặt bon phá tượng đài hoặc bia tưởng niệm về họ nếu như những công trình này được xây.
Trước đại hội, nhiều lá đơn tố cáo phẩm chất chính trị của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có vấn đề. Nguyên nhân ông Dũng là thông gia với một gia đình quan chức VNCH.
Ở bốn ghế tứ trụ nhiệm kỳ trước có 2 người miền Nam là Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang. Nhưng đến nhiệm kỳ 12 này, chỉ còn 1 người Nam giữ chiếc ghế bét nhất là chủ tịch quốc hội, đã thế lại là phụ nữ, đó là bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Nhìn vào số lượng lãnh đạo người miền Bắc và những động thái từ đám dư luận viên chửi tử sĩ VNCH hy sinh ở Hoàng Sa, cùng những lá đơn tố cáo thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gia đình có liên quan đến VNCH. Cũng như trong 22 tướng lĩnh quân đội vào uỷ viên trung ương đảng có đến 14 tướng người miền Bắc. Và việc bố trí nhân sự vào các chức vụ quan trọng. Dễ để có thể thấy rằng.
- Tất cả những thứ đó là nguyên nhân từ sự nghi kỵ và cảnh giác của Đảng, đối với những nhân sự miền Nam.
Nguyên nhân của vấn đề này bắt nguồn từ hai tư tưởng lãnh đạo của Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng.
Dưới thời thịnh quyền của Nguyễn Tấn Dũng, nhiều luồng tư duy mới xuất hiện thân thiện với Hoa Kỳ hơn. Tất nhiên trong luồng tư duy ấy thì hàng triệu kiều bào VNCH ở Hoa Kỳ cũng được nhìn nhận thiện cảm hơn. Đã có những tờ báo nhắc nhở đến công lao và muốn vinh danh 74 chiến sĩ VNCH hy sinh, chẳng hạn như tờ Đại Đoàn Kết. Bản thân ông Dũng có những phát biểu bày tỏ quan điểm cứng rắn với những hành vi xâm lược của Trung Quốc trên báo chí. Mới đây trước thềm đại hội có ông Đặng Ngọc Tùng người Quảng Ngãi, tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã ca ngợi khí phách của ông Dũng đối với Trung Quốc. Trong bài trả lời phỏng vấn báo điện tử vnexpress ông Tùng đáp.
- Trận hải chiến Hoàng Sa (1974) lâu nay ít được nhắc đến, trong khi cuộc vận động lần này có cả việc giúp đỡ gia đình, thân nhân của 74 binh sĩ Việt Nam Cộng hòa tử trận. Đây có được nhìn nhận như một dấu hiệu hòa hợp dân tộc?
- Quỹ xã hội từ thiện của Liên đoàn Lao động không phân biệt đối tượng nào. Đây là sự thể hiện lòng đoàn kết toàn dân. Binh sĩ ngã xuống ở Hoàng Sa hay ở Gạc Ma đều là những tấm gương hy sinh vì dân tộc. Họ đều đáng được trân trọng, thân nhân họ gặp khó khăn thì mình giúp đỡ.
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/xay-den-tuong-niem-gac-ma-la-nguyen-vong-toan-dan-2963507.html
Những luồng tư duy như thế này được phần đông dân chúng Việt Nam hưởng ứng. Tuy nhiên cũng có một phần khác cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng làm vậy, nói vậy là mị dân, là dối trá không thật lòng.
Nhưng những người cộng sản thủ cựu không cho rằng đó là giả tạo, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng những người lãnh đạo cộng sản gốc miền Bắc như Tô Huy Rứa, Phạm Quang Nghị, Nguyễn Sinh Hùng, Phùng Quang Thanh...nhận định ông Dũng có biểu hiện đi chệch hướng chính trị, xa rời lý tưởng CNXH, có dấu hiệu suy thoái về tư tưởng.
Từ những nhận định đó, các nhà lãnh đạo cộng sản trung kiên miền Bắc dưới sự chỉ huy của Nguyễn Phú Trọng đã làm một cuộc thanh trừng ảnh hưởng của Nguyễn Tấn Dũng. Để dựng lại một mô hình CNXH mang tư tưởng kiểu cũ an toàn cho chế độ cộng sản hơn. Trong cuộc thanh trừng hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng, nhân thể gạt tối đa mức có thể những người miền Nam ra khỏi trung ương Đảng, trừ hậu hoạ những tư tưởng diễn biến kiểu Nguyễn Tấn Dũng có thể trở lại.
Sau cuộc thanh trừng như thế, một cơ cấu toàn lãnh đạo miền Bắc nắm giữ các chức vụ trọng yếu là điều đương nhiên. Những thành phần nhân sự như vậy mới bảo đảm cho mục tiêu Nguyễn Phú Trọng đặt ra là kiên trì đi theo con đường CNXH, kinh tế thị trường định hướng CNXH, nền dân chủ của CNXH.
Đại hội đảng CSVN khoá 12 không còn chỗ cho những người cộng sản miền Nam chiếm vị trí quan trọng nữa, bởi sự khoáng đạt và cởi mở của người Nam Bộ là nguy cơ lớn nhất dễ khiến Việt Nam đi chệch khỏi quỹ đạo CNXH, ra khỏi tình hữu nghị anh em với nước láng giêng Trung Quốc.
Cơ cấu nhân sự miền Bắc áp đảo dễ dàng cho Nguyễn Phú Trọng vận hành ĐCSVN đi theo những tư tưởng cực đoan, bảo thủ, giáo điều mà ông ta là người đại diện.
Chưa rõ có phải lừa dối và mị dân hay không, nhưng sự thật thì những người có phát ngôn thiện chí với VNCH đều phải trả giá thật. Bắt đầu từ Đinh Đức Lập người cho đăng bài báo kêu gọi ghi nhớ các chiến sĩ VNCH tử trận đến Đặng Ngọc Tùng người kêu gọi xây bia tưởng niệm các chiến sĩ VNCH tử trận ở Hoàng Sa, cuối cùng là đến Nguyễn Tấn Dũng người thông gia với cựu quan chức VNCH. Tất cả những người ấy đều phải rời khỏi chính trường.
Ngay lập tức các trang DLV miền Bắc gào hét chửi rủa ông Đặng Ngọc Tùng dám bày tỏ mong muốn xây bia tưởng niệm các chiến sĩ VNCH. Những câu nói nặng nề như bọn chó Nguỵ, bọn tay sai cho Mỹ chết không có gì phải thương...được phán tát trên youtube của các dư luận viên Hà Nội. Đánh dấu cho chiến thắng hoàn tất của phe cộng sản miền Bắc.
Cuộc hoà giải không những xa vời mà còn bị khoét thêm những vết thương nhức nhối.
Tất nhiên người Trung Quốc hài lòng với những gì đang diễn ra sau đại hội đảng 12 của đảng CSVN.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
Nhiệm kỳ đảng khoá 12 Nguyễn Phú Trọng và đông đảo nhân sự người miền Bắc chiếm đa số ghế trong các cấp lãnh đạo Đảng. Lần đầu tiên chức bí thư thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh do một người gốc Bắc nắm giữ, đó là ông Đinh La Thăng người Nam Định.
Ngay sau khi có kết quả nghiêng về các nhân sự miền Bắc, những dư luận viên tung ra những clip chửi bới lăng mạ những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa. Các dư luận viên này lăng nhục những người lính đã hy sinh bảo vệ chủ quyền tổ quốc này là bọn hèn nhát, bọn chó Nguỵ. Chúng công khai đe doạ sẽ đập bia, đặt bon phá tượng đài hoặc bia tưởng niệm về họ nếu như những công trình này được xây.
Trước đại hội, nhiều lá đơn tố cáo phẩm chất chính trị của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có vấn đề. Nguyên nhân ông Dũng là thông gia với một gia đình quan chức VNCH.
Ở bốn ghế tứ trụ nhiệm kỳ trước có 2 người miền Nam là Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang. Nhưng đến nhiệm kỳ 12 này, chỉ còn 1 người Nam giữ chiếc ghế bét nhất là chủ tịch quốc hội, đã thế lại là phụ nữ, đó là bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Nhìn vào số lượng lãnh đạo người miền Bắc và những động thái từ đám dư luận viên chửi tử sĩ VNCH hy sinh ở Hoàng Sa, cùng những lá đơn tố cáo thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gia đình có liên quan đến VNCH. Cũng như trong 22 tướng lĩnh quân đội vào uỷ viên trung ương đảng có đến 14 tướng người miền Bắc. Và việc bố trí nhân sự vào các chức vụ quan trọng. Dễ để có thể thấy rằng.
- Tất cả những thứ đó là nguyên nhân từ sự nghi kỵ và cảnh giác của Đảng, đối với những nhân sự miền Nam.
Nguyên nhân của vấn đề này bắt nguồn từ hai tư tưởng lãnh đạo của Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng.
Dưới thời thịnh quyền của Nguyễn Tấn Dũng, nhiều luồng tư duy mới xuất hiện thân thiện với Hoa Kỳ hơn. Tất nhiên trong luồng tư duy ấy thì hàng triệu kiều bào VNCH ở Hoa Kỳ cũng được nhìn nhận thiện cảm hơn. Đã có những tờ báo nhắc nhở đến công lao và muốn vinh danh 74 chiến sĩ VNCH hy sinh, chẳng hạn như tờ Đại Đoàn Kết. Bản thân ông Dũng có những phát biểu bày tỏ quan điểm cứng rắn với những hành vi xâm lược của Trung Quốc trên báo chí. Mới đây trước thềm đại hội có ông Đặng Ngọc Tùng người Quảng Ngãi, tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã ca ngợi khí phách của ông Dũng đối với Trung Quốc. Trong bài trả lời phỏng vấn báo điện tử vnexpress ông Tùng đáp.
- Trận hải chiến Hoàng Sa (1974) lâu nay ít được nhắc đến, trong khi cuộc vận động lần này có cả việc giúp đỡ gia đình, thân nhân của 74 binh sĩ Việt Nam Cộng hòa tử trận. Đây có được nhìn nhận như một dấu hiệu hòa hợp dân tộc?
- Quỹ xã hội từ thiện của Liên đoàn Lao động không phân biệt đối tượng nào. Đây là sự thể hiện lòng đoàn kết toàn dân. Binh sĩ ngã xuống ở Hoàng Sa hay ở Gạc Ma đều là những tấm gương hy sinh vì dân tộc. Họ đều đáng được trân trọng, thân nhân họ gặp khó khăn thì mình giúp đỡ.
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/xay-den-tuong-niem-gac-ma-la-nguyen-vong-toan-dan-2963507.html
Những luồng tư duy như thế này được phần đông dân chúng Việt Nam hưởng ứng. Tuy nhiên cũng có một phần khác cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng làm vậy, nói vậy là mị dân, là dối trá không thật lòng.
Nhưng những người cộng sản thủ cựu không cho rằng đó là giả tạo, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng những người lãnh đạo cộng sản gốc miền Bắc như Tô Huy Rứa, Phạm Quang Nghị, Nguyễn Sinh Hùng, Phùng Quang Thanh...nhận định ông Dũng có biểu hiện đi chệch hướng chính trị, xa rời lý tưởng CNXH, có dấu hiệu suy thoái về tư tưởng.
Từ những nhận định đó, các nhà lãnh đạo cộng sản trung kiên miền Bắc dưới sự chỉ huy của Nguyễn Phú Trọng đã làm một cuộc thanh trừng ảnh hưởng của Nguyễn Tấn Dũng. Để dựng lại một mô hình CNXH mang tư tưởng kiểu cũ an toàn cho chế độ cộng sản hơn. Trong cuộc thanh trừng hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng, nhân thể gạt tối đa mức có thể những người miền Nam ra khỏi trung ương Đảng, trừ hậu hoạ những tư tưởng diễn biến kiểu Nguyễn Tấn Dũng có thể trở lại.
Sau cuộc thanh trừng như thế, một cơ cấu toàn lãnh đạo miền Bắc nắm giữ các chức vụ trọng yếu là điều đương nhiên. Những thành phần nhân sự như vậy mới bảo đảm cho mục tiêu Nguyễn Phú Trọng đặt ra là kiên trì đi theo con đường CNXH, kinh tế thị trường định hướng CNXH, nền dân chủ của CNXH.
Đại hội đảng CSVN khoá 12 không còn chỗ cho những người cộng sản miền Nam chiếm vị trí quan trọng nữa, bởi sự khoáng đạt và cởi mở của người Nam Bộ là nguy cơ lớn nhất dễ khiến Việt Nam đi chệch khỏi quỹ đạo CNXH, ra khỏi tình hữu nghị anh em với nước láng giêng Trung Quốc.
Cơ cấu nhân sự miền Bắc áp đảo dễ dàng cho Nguyễn Phú Trọng vận hành ĐCSVN đi theo những tư tưởng cực đoan, bảo thủ, giáo điều mà ông ta là người đại diện.
Chưa rõ có phải lừa dối và mị dân hay không, nhưng sự thật thì những người có phát ngôn thiện chí với VNCH đều phải trả giá thật. Bắt đầu từ Đinh Đức Lập người cho đăng bài báo kêu gọi ghi nhớ các chiến sĩ VNCH tử trận đến Đặng Ngọc Tùng người kêu gọi xây bia tưởng niệm các chiến sĩ VNCH tử trận ở Hoàng Sa, cuối cùng là đến Nguyễn Tấn Dũng người thông gia với cựu quan chức VNCH. Tất cả những người ấy đều phải rời khỏi chính trường.
Ngay lập tức các trang DLV miền Bắc gào hét chửi rủa ông Đặng Ngọc Tùng dám bày tỏ mong muốn xây bia tưởng niệm các chiến sĩ VNCH. Những câu nói nặng nề như bọn chó Nguỵ, bọn tay sai cho Mỹ chết không có gì phải thương...được phán tát trên youtube của các dư luận viên Hà Nội. Đánh dấu cho chiến thắng hoàn tất của phe cộng sản miền Bắc.
Cuộc hoà giải không những xa vời mà còn bị khoét thêm những vết thương nhức nhối.
Tất nhiên người Trung Quốc hài lòng với những gì đang diễn ra sau đại hội đảng 12 của đảng CSVN.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét