Nhà báo đã bị bịt miệng trong vụ Huỳnh Văn Nén như thế nào?
Đăng bởi Hai Hoang Van on Thứ Ba, ngày 08 tháng 12 năm 2015 | 8.12.15
Huỳnh Văn Nén tại phiên tòa ngày 14/6/2001
Đôi lời: Đây là bài viết của nhà báo Nguyễn Đình Quân, phóng viên báo Tiền Phong, viết về vụ án Huỳnh Văn Nén hơn 2 năm trước, nhưng không được đăng. Xin được đăng lại để độc giả biết thêm, một nhà báo ở VN đã bị bịt miệng như thế nào trong vụ án này. Nếu ở VN có tự do báo chí, nếu các nhà báo được tự do điều tra các vụ án như các phóng viên ở nước ngoài, liệu ông Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn và nhiều người tù oan khác nữa, có bị ở tù oan lâu như thế này không?
____
Công lý sẽ không ngoảng mặt đi
Nhà báo Nguyễn Đình Quân: Bài viết không lên mặt báo được. Đăng lên đây, như một lời tạ lỗi với cụ Huỳnh Văn Truyện, vì đã không làm được điều tốt nhất mà cụ gửi gắm, trông cậy. Đăng lên đây, để thêm một tiếng nói, một tiếng kêu, cho công lý thôi ngoảnh mặt với vụ án này.
Bài 1: HAI ÁN GIẾT NGƯỜI
“Làm người cha có con bị tù oan vì tội giết người, đau đớn lắm. Còn sống ngày nào, tôi còn đi kêu oan ngày ấy”. Vừa cầm cố 6 công đất để có tiền từ huyện Thới Bình (Cà Mau) ra Hà Nội kêu oan cho con trai Huỳnh Văn Nén, cụ Huỳnh Văn Truyện, nay đã 89 tuổi nói.
Đêm 23/4/1998, bà Lê Thị Bông ở thôn 2 (xã Tân Minh, nay là thị trấn Tân Minh, Hàm Tân, Bình Thuận) bị xiết cổ chết. Ngày17/5/1998, cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Bình Thuận bắt tạm giam Huỳnh Văn Nén (sinh năm 1962, quê Cà Mau, trú tại thôn 2, Tân Minh, Hàm Tân, Bình Thuận) vì nghi Nén là thủ phạm giết bà Bông. Trong trại tạm giam, Huỳnh Văn Nén khai nhận tội giết bà Bông để cướp chiếc nhẫn 1 chỉ vàng. Mấy tháng sau, anh ta khai thêm, đã cùng nhiều người của gia đình vợ giết bà Dương Thị Mỹ ở cùng thôn, đêm 18/5/1993. Từ lời khai này, ngày 2/12/1998 cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Bình Thuận phục hồi điều tra vụ bà Mỹ bị giết, khởi tố Huỳnh Văn Nén, vợ anh ta là Nguyễn Thị Cẩm, mẹ vợ anh ta là Nguyễn Thị Lâm và 7 nguời con, cháu của bà Lâm, tổng cộng 10 người. Vụ án đó, sau này nổi tiếng với tên gọi “vụ án vườn điều”.
Ngày 31/8/2000, TAND tỉnh Bình Thuận xét xử sơ thẩm vụ án bà Bông bị giết. Tòa nhận định, bị cáo Huỳnh Văn Nén là tội phạm cực kỳ nguy hiểm, mối hiểm họa cho lương dân, tuy nhiên bị cáo đã có công khai báo về vụ bà Dương Thị Mỹ bị giết. Tòa tuyên phạt Huỳnh Văn Nén mức án tù chung thân về tội giết người.
Ngày 7/3/2001, TAND tỉnh Bình Thuận xét xử sơ thẩm “vụ án vườn điều’. Trước đó, bị cáo Nguyễn Thị Nhung, chị ruột vợ Huỳnh Văn Nén đã chết đêm 24/2/2001, do bệnh hiểm nghèo. Tòa tuyên án phạt tù giam từ 2 năm đến 10 năm về tội “giết người” đối với 5 bị cáo, trong đó Huỳnh Văn Nén bị phạt 6 năm tù. Huỳnh Văn Nén không kháng án đối với cả hai bản án.
Bị oan trong “vụ án vườn điều’
Ngày 14/6/2001, Toà Phúc thẩm, TAND Tối cao tại TPHCM xét xử phúc thẩm (lần 1) “vụ án vườn điều’. Tại đây, Huỳnh Văn Nén phản cung, nói rằng những lời anh ta nhận tội và khai báo về hành vi phạm tội của những người khác là do bị đánh, bị bức cung, thực tế Nén hoàn toàn không biết gì về vụ bà Mỹ bị giết. Khi xảy ra “vụ án vườn điều’, Nén không ở Tân Minh mà đang làm thuê tại “ Căn cứ 4” (xã Xuân Hoà, Xuân Lộc, Đồng Nai). Trong trại giam, khi kiểm sát viên VKSND tỉnh Bình Thuận phúc cung, Nén kêu oan nhưng vẫn bị buộc tội. Do vậy, tại phiên toà sơ thẩm Nén vẫn khai nhận tội và sau đó không kháng án, vì không hy vọng được giải oan, sợ bị đánh tiếp. Phiên tòa phúc thẩm (lần 1) “vụ án vườn điều” phải tạm hoãn…
Từ ngày 9/3/2005 đến ngày 11/3/2005, Toà Phúc thẩm, TAND Tối cao tại TPHCM xét xử phúc thẩm (lần 3) “vụ án vườn điều”, tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm (lần 2), giao toàn bộ hồ sơ cho cấp sơ thẩm điều tra lại từ đầu, kiến nghị Bộ Công An thụ lý điều tra.
Tháng 12/2005, Cơ quan điều tra Bộ Công an và VKSND Tối cao công bố kết quả phục hồi điều tra “vụ án vườn điều”, theo đó không có đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của các bị can, bị cáo. Sau đó, các bị cáo trong vụ án này đã được đình chỉ điều tra bị can, được các cơ quan pháp luật xin lỗi công khai và được bồi thường oan sai. Riêng Huỳnh Văn Nén không được bồi thường oan sai trong “vụ án vườn điều”, tiếp tục thụ án tù chung thân tại vụ án bà Bông.
Kết án chỉ dựa vào lời khai nhận tội
Theo biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 24/4/1998, hai bên hàng rào giữa nhà bà Bông và chùa Thạch Long có hai con dao, nhưng trong quá trình khám nghiệm, con dao nằm phía ngoài hàng rào đã bị mất? Ở hiên nhà bà Bông có một dấu bàn chân phải không dép in hằn trên cát, kích thước 23 x 9 cm, gót rộng 4,5 cm. Trên ghế sa lông trong nhà có 3 dấu chân không dép, kích thước 22 x 8,5 cm, gót rộng 4 cm. Nhưng việc điều tra sau đó không cho biết 3 dấu chân trên sa lông là dấu chân phải hay dấu chân trái, 4 dấu chân là của một người hay của hai người khác nhau, có dấu chân nào trùng hợp với dấu chân của Huỳnh Văn Nén hay không? Theo kết luận điều tra, Nén khai, anh ta dùng một sợi dây dù để xiết cổ bà Bông, sau đó ném bỏ bên đường mòn khi bỏ chạy khỏi hiện trường. Nhưng sợi dây được coi là tang vật được tìm thấy ở một nơi cách xa đường mòn hơn 100m. Cơ quan điều tra không thu hồi được tài sản duy nhất của bà Bông bị mất là chiếc nhẫn 1 chỉ vàng 24K, với lý do Nén đã làm mất khi bỏ chạy… Tại phiên tòa ngày 31/8/2000, ngoài lời nhận tội của Huỳnh Văn Nén (mà Nén khai do bị bức cung, nhục hình), không có nhân chứng, vật chứng nào khẳng định anh ta giết bà Bông.
ĐỦ ĐIỀU KIỆN GIÁM ĐỐC THẨM HOẶC TÁI THẨM
Vừa có sai phạm nghiêm trọng về tố tụng trong phiên tòa, vừa có tình tiết mới về thủ phạm của vụ án, nên vụ án bà Bông bị giết đủ cả điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm lẫn điều kiện để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. LS Trần Vũ Hải nói.
Ngày 26/8/2000, trước phiên tòa xét xử Huỳnh Văn Nén về tội giết bà Lê Thị Bông 5 ngày, một phạm nhân tại trại Sông Cái (Ninh Thuận) là Nguyễn Phúc Thành (sinh năm 1979, trú thôn 2, Tân Minh, Hàm Tân, Bình Thuận) tố cáo, Nguyễn Thọ (Chín điếc) và Hồ Văn Việt, cùng ở xã Tân Minh mới là thủ phạm giết bà Bông.
Nguyễn Phúc Thành (bên phải) cần được coi là nhân chứng trực tiếp của vụ án bà Bông
Theo Thành, tháng 4/1998 anh ta được Thọ và Việt kể chuyện giết bà Bông và rủ đi bán 1 chỉ vàng lấy được, nhưng do là bạn bè nên Thành không tố giác họ. Đến khi biết tin Huỳnh Văn Nén có thể bị phạt tử hình về tội giết bà Bông, Thành mới quyết định tố giác thủ phạm thực sự. Trung tá Phạm Văn Phóng, Giám thị trưởng trại Sông Cái cho biết, ngày 26/8/2000 đã gửi đơn tố cáo của Thành về Cục V26, Bộ Công an.
Sự im lặng đáng sợ
Ngày 16/9/2000, cụ Huỳnh Văn Truyện, cha của Huỳnh Văn Nén có đơn cầu cứu khẩn cấp, gửi lãnh đạo các cơ quan pháp luật Trung ương và tỉnh Bình Thuận. Cụ cho biết, ngày 11/9/2000 cụ từ Cà Mau ra Trại tạm giam, Công an tỉnh Bình thuận xin gặp Nén, nhưng bị từ chối. Biết tin có người tố cáo thủ phạm giết bà Bông không phải là Nén, ngày 15/9/2000 cụ Truyện lại đến Trại tạm giam, Công an Bình Thuận xin gặp Giám thị để trao đổi về việc kháng án sơ thẩm. Hôm đó là hạn chót để anh Nén làm đơn kháng án, nhưng cán bộ trực ban Trại không đi báo cho Giám thị về việc cụ Truyện xin gặp, chỉ nói rằng, lẽ ra anh Nén phải chịu án tử hình, được hưởng án chung thân là tốt rồi… Cụ Truyện đề nghị các cơ quan có thẩm quyền kháng nghị, cho điều tra lại vụ án.
Ngày 20/10/2000, LS Nguyễn Hồng Hà, Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa, người bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm “vụ án vườn điều” có đơn, đề nghị Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao kháng nghị giám đốc thẩm bán án vụ bà Bông, để điều tra lại từ đầu cho bảo đảm khách quan công minh, tránh sai lầm dẫn đến khả năng gây oan sai cho công dân và bỏ lọt tội phạm.
Ngày 2/7/2001, báo Tiền Phong đăng bài “Những câu hỏi quanh vụ bà Bông bị giết”, ngày 11/4/2006 báo Tiền Phong đăng bài “Hậu “vụ án vườn điều” – Huỳnh Văn Nén bị oan”, nêu những sự thiếu thuyết phục trong việc kết tội Huỳnh Văn Nén. Các bài báo này đặt câu hỏi về việc, cuối năm 2000 Công an tỉnh Bình Thuận cử Đại uý Cao Văn Hùng đi xác minh đơn tố cáo Thọ và Việt của Nguyễn Phúc Thành. Ông Cao Văn Hùng là điều tra viên chính vụ bà Bông và “vụ án vườn điều”. Một người được khen thưởng về “thành tích” phá 2 vụ trọng án, sao có thể khách quan khi xác minh đơn tố cáo rằng sự thật của 2 vụ án đó không như ông ta đã điều tra?
Ngày 4/4/2006, các LS Phạm Hồng Hải, Trần Vũ Hải, Bùi Đức Trường thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội, bào chữa miễn phí cho các bị cáo tại “vụ án vườn điều” có đơn gửi lãnh đạo các cơ quan pháp luật Trung ương và tỉnh Bình Thuận, ông Trương Vĩnh Trọng – Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Ba luật sư kiến nghị các cơ quan pháp luật xem xét lại toàn bộ chứng cứ trong vụ án giết bà Lê Thị Bông, để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án, đồng thời tạo điều kiện cho các luật sư được tiếp cận hồ sơ vụ án. Trước đó, con gái bà Bông là chị Phạm Thị Hồng có đơn yêu cầu làm rõ thủ phạm giết mẹ mình, vì theo chị Hồng, Huỳnh Văn Nén không phải là thủ phạm.
Chị Phạm Thị Hồng, con gái bà Bông không tin Huỳnh Văn Nén là thủ phạm
Tuy nhiên, tất cả các đề nghị, thỉnh cầu trên đều không được hồi âm. Đến nay, Huỳnh Văn Nén đã ở trong tù hơn 15 năm 6 tháng. Theo cụ Truyện, không hiểu sao con trai cụ không được xét ân xá, giảm án.
Cầm cố đất kêu oan cho con
Ngày 20/11, cụ Truyện cầm cố 6 công đất ở xã Thới Bình (Thới Bình, Cà Mau), cùng ông Nguyễn Thận, nguyên Chủ tịch UBND xã Tân Minh trong thời gian xảy ra vụ bà Bông bị giết và “vụ án vườn điều”, hiện là Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Hàm Tân (Bình Thuận) ra Hà Nội. Cụ Truyện đã đến trụ sở TAND Tối cao và trụ sở VKSND Tối cao, nộp đơn kêu oan cho anh Huỳnh Văn Nén. “Làm người cha có con bị tù oan vì tội giết người, đau đớn lắm. Còn sống ngày nào, tôi còn đi kêu oan ngày ấy. Tôi có nguyện ước, trước khi nhắm mắt xuôi tay, vụ án bà Bông được kháng nghị và tái thẩm”. Cụ Truyện nói, khi gặp phóng viên báo Tiền Phong.
Cụ Huỳnh Văn Truyện (bên trái) và ông Nguyễn Thận gặp phóng viên báo Tiền Phong
Dư luận nhân dân địa phương hiện nay vẫn còn hoài nghi, ai đã giết bà Lê Thị Bông, bản án chung thân cho Huỳnh Văn Nén có đúng người đúng tội, Nén có bị oan không? Ông Nguyễn Thận nói. Ông cũng đã có đơn kiến nghị gửi TAND Tối cao, VKSND Tối cao, đề nghị làm rõ những vấn đề mà dư luận nhân dân Tân Minh quan tâm. Đồng thời, LS Trần Vũ Hải và LS Phạm Hồng Hải đã nhận tư vấn pháp lý miễn phí cho gia đình anh Huỳnh Văn Nén. Trước mắt, hai LS đề nghị TAND Tối cao và TAND tỉnh Bình Thuận cho phép họ tiếp cận hồ sơ vụ án bà Bông, đề nghị VKSND Tối cao tiếp cận ngay nhân chứng Nguyễn Phúc Thành và ông Nguyễn Thận, để xác minh những đơn thư mà các công dân này gửi đến các cơ quan pháp luật.
TAND tỉnh Bình Thuận đã vi phạm quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự “không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội”. Việc không so sánh dấu chân của Huỳnh Văn Nén với dấu chân tại hiện trường vụ bà Bông bị giết, cũng như đánh giá khả năng dấu chân để lại của ít nhất hai người đã bỏ lọt chứng cứ có thể kết tội hoặc khẳng định Nén vôi tội. Trước ngày xét xử 5 ngày, Trại giam Sông Cái đã thông báo cho các cơ quan pháp luật về việc Nguyễn Phúc Thành tố giác người trực tiếp giết bà Bông là Nguyễn Thọ và Hồ Văn Việt. Việc các cơ quan tố tụng tỉnh Bình Thuận không dừng xét xử, tiến hành xác minh làm rõ tình tiết này là sai phạm nghiêm trọng về tố tụng.
FB Nguyễn Đình Quân
(Ba Sàm)
____
Công lý sẽ không ngoảng mặt đi
Nhà báo Nguyễn Đình Quân: Bài viết không lên mặt báo được. Đăng lên đây, như một lời tạ lỗi với cụ Huỳnh Văn Truyện, vì đã không làm được điều tốt nhất mà cụ gửi gắm, trông cậy. Đăng lên đây, để thêm một tiếng nói, một tiếng kêu, cho công lý thôi ngoảnh mặt với vụ án này.
Bài 1: HAI ÁN GIẾT NGƯỜI
“Làm người cha có con bị tù oan vì tội giết người, đau đớn lắm. Còn sống ngày nào, tôi còn đi kêu oan ngày ấy”. Vừa cầm cố 6 công đất để có tiền từ huyện Thới Bình (Cà Mau) ra Hà Nội kêu oan cho con trai Huỳnh Văn Nén, cụ Huỳnh Văn Truyện, nay đã 89 tuổi nói.
Đêm 23/4/1998, bà Lê Thị Bông ở thôn 2 (xã Tân Minh, nay là thị trấn Tân Minh, Hàm Tân, Bình Thuận) bị xiết cổ chết. Ngày17/5/1998, cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Bình Thuận bắt tạm giam Huỳnh Văn Nén (sinh năm 1962, quê Cà Mau, trú tại thôn 2, Tân Minh, Hàm Tân, Bình Thuận) vì nghi Nén là thủ phạm giết bà Bông. Trong trại tạm giam, Huỳnh Văn Nén khai nhận tội giết bà Bông để cướp chiếc nhẫn 1 chỉ vàng. Mấy tháng sau, anh ta khai thêm, đã cùng nhiều người của gia đình vợ giết bà Dương Thị Mỹ ở cùng thôn, đêm 18/5/1993. Từ lời khai này, ngày 2/12/1998 cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Bình Thuận phục hồi điều tra vụ bà Mỹ bị giết, khởi tố Huỳnh Văn Nén, vợ anh ta là Nguyễn Thị Cẩm, mẹ vợ anh ta là Nguyễn Thị Lâm và 7 nguời con, cháu của bà Lâm, tổng cộng 10 người. Vụ án đó, sau này nổi tiếng với tên gọi “vụ án vườn điều”.
Ngày 31/8/2000, TAND tỉnh Bình Thuận xét xử sơ thẩm vụ án bà Bông bị giết. Tòa nhận định, bị cáo Huỳnh Văn Nén là tội phạm cực kỳ nguy hiểm, mối hiểm họa cho lương dân, tuy nhiên bị cáo đã có công khai báo về vụ bà Dương Thị Mỹ bị giết. Tòa tuyên phạt Huỳnh Văn Nén mức án tù chung thân về tội giết người.
Ngày 7/3/2001, TAND tỉnh Bình Thuận xét xử sơ thẩm “vụ án vườn điều’. Trước đó, bị cáo Nguyễn Thị Nhung, chị ruột vợ Huỳnh Văn Nén đã chết đêm 24/2/2001, do bệnh hiểm nghèo. Tòa tuyên án phạt tù giam từ 2 năm đến 10 năm về tội “giết người” đối với 5 bị cáo, trong đó Huỳnh Văn Nén bị phạt 6 năm tù. Huỳnh Văn Nén không kháng án đối với cả hai bản án.
Bị oan trong “vụ án vườn điều’
Ngày 14/6/2001, Toà Phúc thẩm, TAND Tối cao tại TPHCM xét xử phúc thẩm (lần 1) “vụ án vườn điều’. Tại đây, Huỳnh Văn Nén phản cung, nói rằng những lời anh ta nhận tội và khai báo về hành vi phạm tội của những người khác là do bị đánh, bị bức cung, thực tế Nén hoàn toàn không biết gì về vụ bà Mỹ bị giết. Khi xảy ra “vụ án vườn điều’, Nén không ở Tân Minh mà đang làm thuê tại “ Căn cứ 4” (xã Xuân Hoà, Xuân Lộc, Đồng Nai). Trong trại giam, khi kiểm sát viên VKSND tỉnh Bình Thuận phúc cung, Nén kêu oan nhưng vẫn bị buộc tội. Do vậy, tại phiên toà sơ thẩm Nén vẫn khai nhận tội và sau đó không kháng án, vì không hy vọng được giải oan, sợ bị đánh tiếp. Phiên tòa phúc thẩm (lần 1) “vụ án vườn điều” phải tạm hoãn…
Từ ngày 9/3/2005 đến ngày 11/3/2005, Toà Phúc thẩm, TAND Tối cao tại TPHCM xét xử phúc thẩm (lần 3) “vụ án vườn điều”, tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm (lần 2), giao toàn bộ hồ sơ cho cấp sơ thẩm điều tra lại từ đầu, kiến nghị Bộ Công An thụ lý điều tra.
Tháng 12/2005, Cơ quan điều tra Bộ Công an và VKSND Tối cao công bố kết quả phục hồi điều tra “vụ án vườn điều”, theo đó không có đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của các bị can, bị cáo. Sau đó, các bị cáo trong vụ án này đã được đình chỉ điều tra bị can, được các cơ quan pháp luật xin lỗi công khai và được bồi thường oan sai. Riêng Huỳnh Văn Nén không được bồi thường oan sai trong “vụ án vườn điều”, tiếp tục thụ án tù chung thân tại vụ án bà Bông.
Kết án chỉ dựa vào lời khai nhận tội
Theo biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 24/4/1998, hai bên hàng rào giữa nhà bà Bông và chùa Thạch Long có hai con dao, nhưng trong quá trình khám nghiệm, con dao nằm phía ngoài hàng rào đã bị mất? Ở hiên nhà bà Bông có một dấu bàn chân phải không dép in hằn trên cát, kích thước 23 x 9 cm, gót rộng 4,5 cm. Trên ghế sa lông trong nhà có 3 dấu chân không dép, kích thước 22 x 8,5 cm, gót rộng 4 cm. Nhưng việc điều tra sau đó không cho biết 3 dấu chân trên sa lông là dấu chân phải hay dấu chân trái, 4 dấu chân là của một người hay của hai người khác nhau, có dấu chân nào trùng hợp với dấu chân của Huỳnh Văn Nén hay không? Theo kết luận điều tra, Nén khai, anh ta dùng một sợi dây dù để xiết cổ bà Bông, sau đó ném bỏ bên đường mòn khi bỏ chạy khỏi hiện trường. Nhưng sợi dây được coi là tang vật được tìm thấy ở một nơi cách xa đường mòn hơn 100m. Cơ quan điều tra không thu hồi được tài sản duy nhất của bà Bông bị mất là chiếc nhẫn 1 chỉ vàng 24K, với lý do Nén đã làm mất khi bỏ chạy… Tại phiên tòa ngày 31/8/2000, ngoài lời nhận tội của Huỳnh Văn Nén (mà Nén khai do bị bức cung, nhục hình), không có nhân chứng, vật chứng nào khẳng định anh ta giết bà Bông.
ĐỦ ĐIỀU KIỆN GIÁM ĐỐC THẨM HOẶC TÁI THẨM
Vừa có sai phạm nghiêm trọng về tố tụng trong phiên tòa, vừa có tình tiết mới về thủ phạm của vụ án, nên vụ án bà Bông bị giết đủ cả điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm lẫn điều kiện để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. LS Trần Vũ Hải nói.
Ngày 26/8/2000, trước phiên tòa xét xử Huỳnh Văn Nén về tội giết bà Lê Thị Bông 5 ngày, một phạm nhân tại trại Sông Cái (Ninh Thuận) là Nguyễn Phúc Thành (sinh năm 1979, trú thôn 2, Tân Minh, Hàm Tân, Bình Thuận) tố cáo, Nguyễn Thọ (Chín điếc) và Hồ Văn Việt, cùng ở xã Tân Minh mới là thủ phạm giết bà Bông.
Nguyễn Phúc Thành (bên phải) cần được coi là nhân chứng trực tiếp của vụ án bà Bông
Theo Thành, tháng 4/1998 anh ta được Thọ và Việt kể chuyện giết bà Bông và rủ đi bán 1 chỉ vàng lấy được, nhưng do là bạn bè nên Thành không tố giác họ. Đến khi biết tin Huỳnh Văn Nén có thể bị phạt tử hình về tội giết bà Bông, Thành mới quyết định tố giác thủ phạm thực sự. Trung tá Phạm Văn Phóng, Giám thị trưởng trại Sông Cái cho biết, ngày 26/8/2000 đã gửi đơn tố cáo của Thành về Cục V26, Bộ Công an.
Sự im lặng đáng sợ
Ngày 16/9/2000, cụ Huỳnh Văn Truyện, cha của Huỳnh Văn Nén có đơn cầu cứu khẩn cấp, gửi lãnh đạo các cơ quan pháp luật Trung ương và tỉnh Bình Thuận. Cụ cho biết, ngày 11/9/2000 cụ từ Cà Mau ra Trại tạm giam, Công an tỉnh Bình thuận xin gặp Nén, nhưng bị từ chối. Biết tin có người tố cáo thủ phạm giết bà Bông không phải là Nén, ngày 15/9/2000 cụ Truyện lại đến Trại tạm giam, Công an Bình Thuận xin gặp Giám thị để trao đổi về việc kháng án sơ thẩm. Hôm đó là hạn chót để anh Nén làm đơn kháng án, nhưng cán bộ trực ban Trại không đi báo cho Giám thị về việc cụ Truyện xin gặp, chỉ nói rằng, lẽ ra anh Nén phải chịu án tử hình, được hưởng án chung thân là tốt rồi… Cụ Truyện đề nghị các cơ quan có thẩm quyền kháng nghị, cho điều tra lại vụ án.
Ngày 20/10/2000, LS Nguyễn Hồng Hà, Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa, người bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm “vụ án vườn điều” có đơn, đề nghị Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao kháng nghị giám đốc thẩm bán án vụ bà Bông, để điều tra lại từ đầu cho bảo đảm khách quan công minh, tránh sai lầm dẫn đến khả năng gây oan sai cho công dân và bỏ lọt tội phạm.
Ngày 2/7/2001, báo Tiền Phong đăng bài “Những câu hỏi quanh vụ bà Bông bị giết”, ngày 11/4/2006 báo Tiền Phong đăng bài “Hậu “vụ án vườn điều” – Huỳnh Văn Nén bị oan”, nêu những sự thiếu thuyết phục trong việc kết tội Huỳnh Văn Nén. Các bài báo này đặt câu hỏi về việc, cuối năm 2000 Công an tỉnh Bình Thuận cử Đại uý Cao Văn Hùng đi xác minh đơn tố cáo Thọ và Việt của Nguyễn Phúc Thành. Ông Cao Văn Hùng là điều tra viên chính vụ bà Bông và “vụ án vườn điều”. Một người được khen thưởng về “thành tích” phá 2 vụ trọng án, sao có thể khách quan khi xác minh đơn tố cáo rằng sự thật của 2 vụ án đó không như ông ta đã điều tra?
Ngày 4/4/2006, các LS Phạm Hồng Hải, Trần Vũ Hải, Bùi Đức Trường thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội, bào chữa miễn phí cho các bị cáo tại “vụ án vườn điều” có đơn gửi lãnh đạo các cơ quan pháp luật Trung ương và tỉnh Bình Thuận, ông Trương Vĩnh Trọng – Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Ba luật sư kiến nghị các cơ quan pháp luật xem xét lại toàn bộ chứng cứ trong vụ án giết bà Lê Thị Bông, để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án, đồng thời tạo điều kiện cho các luật sư được tiếp cận hồ sơ vụ án. Trước đó, con gái bà Bông là chị Phạm Thị Hồng có đơn yêu cầu làm rõ thủ phạm giết mẹ mình, vì theo chị Hồng, Huỳnh Văn Nén không phải là thủ phạm.
Chị Phạm Thị Hồng, con gái bà Bông không tin Huỳnh Văn Nén là thủ phạm
Tuy nhiên, tất cả các đề nghị, thỉnh cầu trên đều không được hồi âm. Đến nay, Huỳnh Văn Nén đã ở trong tù hơn 15 năm 6 tháng. Theo cụ Truyện, không hiểu sao con trai cụ không được xét ân xá, giảm án.
Cầm cố đất kêu oan cho con
Ngày 20/11, cụ Truyện cầm cố 6 công đất ở xã Thới Bình (Thới Bình, Cà Mau), cùng ông Nguyễn Thận, nguyên Chủ tịch UBND xã Tân Minh trong thời gian xảy ra vụ bà Bông bị giết và “vụ án vườn điều”, hiện là Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Hàm Tân (Bình Thuận) ra Hà Nội. Cụ Truyện đã đến trụ sở TAND Tối cao và trụ sở VKSND Tối cao, nộp đơn kêu oan cho anh Huỳnh Văn Nén. “Làm người cha có con bị tù oan vì tội giết người, đau đớn lắm. Còn sống ngày nào, tôi còn đi kêu oan ngày ấy. Tôi có nguyện ước, trước khi nhắm mắt xuôi tay, vụ án bà Bông được kháng nghị và tái thẩm”. Cụ Truyện nói, khi gặp phóng viên báo Tiền Phong.
Cụ Huỳnh Văn Truyện (bên trái) và ông Nguyễn Thận gặp phóng viên báo Tiền Phong
Dư luận nhân dân địa phương hiện nay vẫn còn hoài nghi, ai đã giết bà Lê Thị Bông, bản án chung thân cho Huỳnh Văn Nén có đúng người đúng tội, Nén có bị oan không? Ông Nguyễn Thận nói. Ông cũng đã có đơn kiến nghị gửi TAND Tối cao, VKSND Tối cao, đề nghị làm rõ những vấn đề mà dư luận nhân dân Tân Minh quan tâm. Đồng thời, LS Trần Vũ Hải và LS Phạm Hồng Hải đã nhận tư vấn pháp lý miễn phí cho gia đình anh Huỳnh Văn Nén. Trước mắt, hai LS đề nghị TAND Tối cao và TAND tỉnh Bình Thuận cho phép họ tiếp cận hồ sơ vụ án bà Bông, đề nghị VKSND Tối cao tiếp cận ngay nhân chứng Nguyễn Phúc Thành và ông Nguyễn Thận, để xác minh những đơn thư mà các công dân này gửi đến các cơ quan pháp luật.
TAND tỉnh Bình Thuận đã vi phạm quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự “không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội”. Việc không so sánh dấu chân của Huỳnh Văn Nén với dấu chân tại hiện trường vụ bà Bông bị giết, cũng như đánh giá khả năng dấu chân để lại của ít nhất hai người đã bỏ lọt chứng cứ có thể kết tội hoặc khẳng định Nén vôi tội. Trước ngày xét xử 5 ngày, Trại giam Sông Cái đã thông báo cho các cơ quan pháp luật về việc Nguyễn Phúc Thành tố giác người trực tiếp giết bà Bông là Nguyễn Thọ và Hồ Văn Việt. Việc các cơ quan tố tụng tỉnh Bình Thuận không dừng xét xử, tiến hành xác minh làm rõ tình tiết này là sai phạm nghiêm trọng về tố tụng.
FB Nguyễn Đình Quân
(Ba Sàm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét