Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Nguyễn Viết Dũng - Bản án của hận thù?


Nguyễn Viết Dũng - Bản án của hận thù?

Đăng bởi Ha Tran on Thứ Tư, ngày 16 tháng 12 năm 2015 | 16.12.15


Tác giả cho rằng "15 tháng tù giam với một người trẻ thể hiện lòng yêu nước là một điều đáng để giới trẻ suy ngẫm"

Bản án 15 tháng tù ngồi dành cho Nguyễn Viết Dũng, thanh niên mặc quân phục Việt Nam Cộng hòa, một lần nữa tố cáo nền luật pháp áp đặt lên người dân.

Hãy lo cho sức khỏe của Nguyễn Viết Dũng, tôi cũng từng bị chà đạp, đánh đập và khủng bố tinh thần đến tiều tụy. Tôi hiểu những người không nhận tội trong lao tù sẽ bị Hà Nội giở hết tất cả mọi thủ đoạn để ép người vô tội phải có tội, sức khỏe là một trong những thủ đoạn họ có thể nghĩ ra.

Bản án 15 tháng tù mà Dũng phải chịu như một chiếc cân đo trọng lực của nền Cộng Hòa đang dần được trỗi dậy. Đây cũng có thể là thước đo cho lòng dạ của chính quyền Hà Nội với lời kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc. Trước sự bất lực của Hà Nội với tư tưởng của người dân đang dần mạnh mẽ và can đảm hơn.

'Một sự trả thù'?

Một số ý kiến của người dân trong nước nói về bản án của Dũng thể hiện thái độ của họ về cái nhìn hòa giải dân tộc khá sâu sắc.

Ông Trần Quốc Tiến, người Sài Gòn, phân tích về bản án của Nguyễn Viết Dũng là như một sự trả thù của chế độ cộng sản với nền Cộng Hòa, ông nói vụ án của Nguyễn Viết Dũng là "một vụ án bất công".

"Như chúng ta biết, Dũng là người đã mặc quân phục Việt Nam Cộng Hòa, và treo cờ vàng ba sọc của nhà nước Việt Nam miền Nam trước năm 75. Đây là một bản án thể hiện sự hân thù chế độ cộng sản đối với Việt Nam Cộng hòa sau hơn bốn mươi năm qua một người thanh niên trẻ yêu nước. Tôi cực lực phản đối và lên án phiên tòa bất công đối với chàng trai Nguyễn Viết Dũng. Tôi cũng cực lực phản đối tư tưởng hận thù của Hà Nội đối với Việt Nam Cộng hòa sau bốn năm vẫn còn hằn sâu trong họ."

Ông chỉ rõ: "Nếu như họ nói hòa giải hòa hợp dân tộc thì tại sao nghĩa trang Biên Hòa của lính Việt Nam Cộng Hòa không được trùng tu sửa chữa, dù đã bao lần Hà Nội hứa giải quyết vấn đề này nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. Vậy ngay cả những người lính đã chết ở bên chiến tuyến mà Hà Nội còn không hòa giải được, huống chị người còn sống.

Và ngày hôm nay chúng ta thấy một người trẻ như Nguyễn Viết Dũng là người miền Bắc nhưng đã tìm hiểu và biết sự thật về Việt Nam Cộng hòa vì thế anh yêu mến và mặc quân phục, treo cờ Việt Nam cộng Hòa thì anh đã bị nhà cầm quyền Hà Nội xử tù một cách bất công."

15 tháng tù giam đối với một người trẻ thể hiện lòng yêu nước và có tinh thần hòa hợp hòa giải dân tộc như Dũng thì đó cũng là một điều đáng để giới trẻ và thanh niên của Việt Nam suy ngẫm.




Những người phản đối phiên tòa xử Nguyễn Viết Dũng hôm 14/12 tại Hà Nội


Anh Long, đang sống tại Hà Nội, nói rằng: "Nguyễn Viết Dũng vô tội, còn 15 tháng tù đó chẳng qua chỉ là một sự ngu ngốc mà Hà Nội đang tự vả vào mặt mình trước lời tuyên truyền về hòa giải dân tộc của chính họ. Là một người trẻ, tôi khâm phục anh Dũng và chũng tôi sẽ nối tiếp hành động của anh ấy.

Biết đâu đấy trong thời gian tới có rất nhiều cờ vàng ba sọc và cờ đỏ sao vàng cùng tung bay trên quê hương Việt Nam, nếu mà vì sự hòa hợp này mà chúng tôi bị cầm tù thì chúng tôi vui lòng và hạnh phúc vì điều đó hầu mong cho xã hội Việt Nam được phát triển và toàn dân Việt Nam được đùm bọc yêu thương nhau hơn."

Ngày 14/12 có ba sự kiện diễn ra tại Hà Nội, Sài Gòn, Mỹ Tho.

Hà Nội xử Nguyễn Viết Dũng với mức án 15 tháng tù. Chính quyền TP Hồ Chí Minh câu lưu hơn một ngày đối với Nguyễn Phương Uyên.

Còn tại Mỹ Tho, nhạc sĩ Việt Khang được trở về với gia đình sau 4 năm tù vì anh sáng tác các bài hát chống Trung Quốc xâm lược và ca ngợi lòng yêu nước của nhưng người đấu tranh cho tự do nhân quyền.

Bản án của Dũng cùng sự bắt bớ một số người có thể là câu trả lời cho sự hòa hợp dân tộc và tình hình nhân quyền tại Việt Nam mà nhà cầm quyền muốn gởi đến người Việt trong và ngoài nước?

Paulus Lê Sơn
Gửi cho BBC từ Việt Nam

Paulus Lê Sơn là một nhà hoạt động tại Việt Nam. Ông là một trong 14 người bị bắt và phải ra tòa về tội "âm mưu lật đổ chính quyền". Tháng 8/2015, ông được trả tự do sau 4 năm ngồi tù.


(BBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét