PHẬT PHÁP
(trích lục một ít)
Tiểu chú: Phần “e/ Phủ định thờ phụng” đề cập đến vấn đề lễ bái và cầu khẩn (= cầu tài, cầu lộc và cầu an).
a/ Phủ định thần linh:
Phật học phủ định thần linh một cách nhẹ nhàng, không gay gắt như thuyết Duy Vật. Nhiều người đã hỏi Như Lai về thần linh và Ngài chỉ trả lời một câu duy nhất: “Đạo của ta là diệt khổ. Có hay không có thần linh không liên hệ gì tới sự diệt khổ nên ta không nói”.
Phật học không đề cập tới Thượng Đế vì không biết gì về Ngài. Phật học và khoa học có chung một thái độ liên quan tới Thượng Đế: không biết thì không nói.
b/ Phủ định phép lạ:
Sự phủ định phép lạ của Phật học được hình thành trong giai thoại này: Trong khi chờ đợi qua đò, Như Lai và hai đệ tử chứng kiến một đạo sĩ Bà La Môn biểu diễn phép khinh công qua lại trên sông và khoe rằng đã khổ luyện 20 năm mới học được phép đó. Thấy hai đệ tử có vẻ thán phục, Ngài móc một đồng xu trong túi ra và nói rằng: “ Gã đó phải khổ luyện 20 năm mới sang sông được một mình. Thày chỉ cần dùng đồng xu này trả cho anh lái đò là cả ba thày trò mình đều sang sông dễ dàng”. Một xu của Như Lai có hiệu qủa hơn 20 năm khổ luyện của gã đạo sĩ phù thủy!
c/ Phủ định giáo chủ:
Trong một cuộc hành hương, Như Lai gặp một sa di trẻ và khôi ngô trong một am vắng. Cuộc đối đáp diễn tiến như sau:
-Thày của chú là ai?
-Thày của con là đức Phật.
-Diện mạo của Phật thế nào?
-Con chỉ nghe danh và học Pháp của Ngài chứ chưa hề gặp Ngài.
-Nếu được gặp, chú có thể nhận ra Ngài hay không?
-Thưa không.
-Tôi cũng có một Pháp. Chú nghe thử nhé!
Sau khi nghe bài giảng, sa di bèn qùy gối thưa rằng:
-Vậy thì chính Ngài là Phật rồi. Kính xin Ngài nhận con làm đệ tử.
– Đừng vội nhận ta là giáo chủ chỉ vì ta là Phật. Trước tiên con phải thấu hiểu Pháp của ta. Kế tiếp phải đồng ý với nó. Rồi phải thực thi nó trước khi nhân ta là giáo chủ.
d/ Phủ định giáo điều:
Chấp nhận Pháp để tu tập thì giải thóat. Giải thoát là thành qủa của sự tu tập chứ không phải thưởng thí của thần linh. Không chấp nhận cũng không bị trừng phạt.
e/ Phủ định thờ phụng:
Không buộc tín đồ phải lễ bái hoặc cầu khẩn. Cầu tài, cầu lộc, cầu an…không phải là cứu cánh của Pháp.
f/ Phủ định độc tôn:
Một danh sư Ấn-Độ giáo gửi hai đệ tử tới chất vấn Như Lai. Sau cuộc đàm đạo, hai người xin ở lại làm đệ tử của Phật. Như Lai phán rằng: “Thày của hai ông là một tu sĩ đáng kính. Ngài chưa hề phụ hai ông. Vậy hai ông chẳng nên phụ Ngài. Hai ông có thể thực thi Pháp của tôi trong khi vẫn tôn Ngài làm giáo chủ”. Sau này cả ba thày trò đều thành đệ tử của Phật.
Phật pháp phủ định độc tôn nên luôn luôn đứng ngoài các cuộc thánh chiến thảm khốc giết hại hàng trăm triệu người vô tội. Phật Pháp còn gián tiếp tạo cơ may cho tín đồ của những tôn giáo khác nhau chung sống hoà bình.
g/ Phủ định quyền phép:
Như Lai từng than rằng cái nghiệp của Hoàng gia của Ngài qúa nặng do đã giết hại qúa nhiều sinh linh mà không chịu tu tập Pháp để cải nghiệp; sau này hoàng gia ắt gặp tai ương. Qủa nhiên, không lâu sau khi Ngài nhập diệt, hoàng gia của Ngài bị tiêu diệt. Chuyện này nói lên rằng Phật Pháp trụ ở việc dạy ta tu thân tích đức để tự cứu lấy mình, không trụ ở việc cứu nhân độ thế. Như Lai không cứu nổi hoàng gia của Ngài thì hiển nhiên Ngài không phài là đấng cứu thế. Phật tử phải thực thi Pháp để tự cứu mình, Như Lai không có quyền phép cứu phật tử. Không có đấng cứu thế trong Phật Pháp.
h/ Phủ định tội tổ tông:
Phật Pháp không chấp nhận tội tổ tông (rất phù hợp với luật pháp hiện hành của nền dân chủ). Ai làm phúc thì hưởng phúc. Ai gây tội thì đền tội. Chỉ lãnh cái tội do chính mình gây ra. Gây nhiều tội mà đền tội chưa hết thì vẫn chưa được tha. Tuyệt đối không có việc qùy gối xám hối trước Phật đài trong giờ lâm tử thì được tha hết tội đã phạm.
Tóm lại, phần 2 (không phải là Phật Pháp) phủ định cái chất tôn giáo của phần 1 ( phủ định những lợi khí mà các tôn giáo thường dùng để giữ đạo và truyền đạo ). Nó ngụ ý rằng Phật Pháp không lệ thuộc thần linh, không lệ thuộc phép lạ, không trụ ở quyền lực, không trụ ở giáo lý, không trụ ở giáo chủ, không trụ ở nghi lễ, không trụ ở thưởng thí và trừng phạt. Người phật tử có toàn quyền tự do tín ngưỡng và là người duy nhất có quyền tự kết tội hoặc tự tha tội cho mình nếu hành xử theo như Pháp dạy. Pháp là cao qúy nhất. Theo Pháp là có quyền tự do, là có quyền tự chủ, là có nhân quyền, là không lệ thuộc ai và không khiến ai lệ thuộc mình, là giác ngộ, là giải thoát, là thành Phật.
(Trích từ Con Cò)
---------- Forwarded message ----------
---------- Thư đã chuyển tiếp ----------
MÊ TÍN, DỊ ĐOAN CÀNG NGÀY CÀNG ĐƯỢC TRUYỀN BÁ VÀ THỰC HÀNH! THAN ÔI! VÌ SAO? VÌ SAO?
Những hình thức lễ nghi cúng kiến này KHÔNG PHẢI Phật Giáo
Những Lời Nguyện tào lao - sao có lắm người tin?
Nhà sư biến chất thành phù phép tào lao - Nhà sư chết biết có siêu chưa ?
Nhà sư có khả năng vớt vong như vớt bèo cầu siêu độ qua các hình tướng lòe loẹt như kép cải lương hay sao ?
Trì chú vào chai nước trị được bá bệnh sao?
Nếu được - dẹp bỏ các bệnh viện - có bệnh chạy vô chùa
nhờ sư cọ tụng kinh trì chú thỉnh chai nước về uống
- SƯ CỌ BỊ BỆNH THÌ CHẠY ĐI ĐÂU ? - HẾT ĐƯỜNG CHẠY THÌ VÔ LÒ THIÊU THÔI!
Nhà sư tổ chức lễ cầu an cho siêu xe ngay trước tượng
Bồ Tát
Pháp hội Dược Sư tại chùa Huê Nghiêm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét