Công nhân đình công đòi quyền... đi vệ sinh
Thẻ đi vệ sinh của công nhân Cty Shilla Bags (ảnh phải). Ảnh: L.T
Theo y khoa thì một người bình thường, khỏe mạnh mỗi ngày đi tiểu 8 lần, mỗi lần khoảng 300ml, tổng không quá 3.000ml/ngày… Thế nhưng công nhân nữ đang làm việc ở nhiều nhà máy hiện nay, mỗi ngày họ chỉ được phép đi vệ sinh không quá... 2 lần! Khi nhu cầu tế nhị, bức thiết bị quản thúc, nhiều công nhân cam chịu thì chấp nhận nhịn uống nước, nhịn đi tiểu, nhưng cũng có công nhân phản kháng bằng cách đình công đòi quyền… đi vệ sinh!
Phải đeo thẻ và tính từng phút…
Lần đầu tiên tôi tiếp nhận vụ việc liên quan đến “chuyện tế nhị” là của một nữ công nhân (CN) tên Thùy Dung đang làm việc ở Cty TNHH Daiwa Plastics Việt Nam (KCX Tân Thuận, Q.7, TPHCM). Theo nội quy của Cty Daiwa, CN khi làm việc phải đội nón màu xanh, đi vệ sinh đội nón màu cam và báo cáo với giám sát, ghi rõ giờ ra, giờ vào nhà vệ sinh trong “Bảng ghi chép nhân viên đi ra ngoài”. Tùy theo mỗi tổ có bao nhiêu người mà Cty phát cho mỗi tổ từ 1 đến 5 nón cam, trung bình chừng 20 CN sẽ có một nón cam để thay nhau đi vệ sinh. Nếu CN đi vệ sinh không đội nón, bị giám sát bắt được, nhắc nhở 2 lần thì bị lập phiếu vi phạm. Tái phạm sẽ bị cảnh cáo, tái phạm lần nữa sẽ bị kỷ luật, đuổi việc.
Tai họa ập đến với chị Thùy Dung khi chị bị “tào tháo rượt” khi trong chuyền không còn nón cam, vì “nhu cầu bức thiết” nên chị “liều mạng” đi mà không đội nón cam như quy định. Chị bị giám sát bắt quả tang, nhắc nhở. 10 năm làm việc ở Cty không vi phạm kỷ luật, nay bị nhắc nhở vì chuyện đi vệ sinh nên chị cãi lại giám sát. Chuyện đến tai tổng giám đốc, chị Dung bị lập biên bản với 2 lỗi: “Cãi nhau trong giờ làm việc ảnh hưởng đến mọi người xung quanh và đi vệ sinh không đội nón”.
Chuyện đi vệ sinh, đi tiểu vốn là chuyện tế nhị, chỉ để “nói nhỏ” với nhau nhưng khi bị quản thúc đến khắc nghiệt thì đó không còn là chuyện nhỏ nữa. Tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai không hiếm những vụ việc CN đình công nhiều ngày liền đòi quyền đi vệ sinh như Cty Hóa nông Lúa Vàng (Tân Uyên, Bình Dương), Cty Shilla Bags (quận 12, TPHCM)… vừa qua là những ví dụ điển hình.
“Hôm đó đã 11 giờ trưa, một nữ CN lên xin “nữ hoàng vệ sinh” (cách CN gọi người kiểm soát thẻ đeo, giờ giấc đi vệ sinh - PV) thẻ đi vệ sinh nhưng không được chấp thuận với lý do không đúng giờ. Bạn nữ ôm bụng ngồi khóc. Nhiều người rồi cả chuyền, cả xưởng gần 900 CN đồng loạt ngừng việc phản đối, đòi quyền được đi vệ sinh. Vụ đình công kéo dài gần 10 ngày liền” - chị Nhung, CN Cty Shilla Bags nhớ lại. Thời điểm CN đình công, Cty có quy định, trong 1 ngày có 2 giờ công nhân được đi vệ sinh là từ 9h30 - 10h30, từ 14h - 15h, những giờ còn lại thì xưởng đóng cửa, ai có “nhu cầu” cũng không được giải quyết. Oái ăm hơn, trong 2 giờ đó, để được đi vệ sinh, CN phải xin “nữ hoàng vệ sinh” cấp thẻ đi vệ sinh, ghi rõ họ tên, thời gian đi… Trung bình có khoảng 3 cái thẻ đi vệ sinh cho 40 CN. Nhà vệ sinh hư hỏng, thiếu nước thường xuyên, lại xa nhà xưởng, quy định đi vệ sinh lại ngặt nghèo nên đối với CN chuyện đi vệ sinh trở thành một nỗi ám ảnh.
“Những quy định hạn chế quyền đi vệ sinh khiến những CN như tôi thấy nước không dám uống, trong giờ làm lại thấp thỏm lo “nhu cầu bức thiết” đột ngột ập đến, không có “thẻ bài” thì “bí đầu ra”. Chị em chúng tôi người bị viêm đường tiểu, sạn thận, tiết niệu cũng chỉ vì nhịn uống, nhịn tiểu mà ra cả. Đối với những nữ CN có bầu, bác sĩ dặn uống nhiều nước và đi tiểu nhiều, nhưng các chị sợ nên cũng hạn chế uống nước, hạn chế đi tiểu. Không chỉ các chị khổ mà cả con chị còn đang trong bụng mẹ cũng đã chịu cảnh khổ hạn chế đi vệ sinh” - chị Bích Nương, từng làm việc tại Cty Young Woo (quận 12, TPHCM), bộc bạch.
Đọc luật mà chảy nước mắt
CN Cty Shilla Bags ngừng việc gần 10 ngày, Cty vẫn giữ quan điểm mình làm đúng, cán bộ Phòng LĐTBXH quận 12 cũng khẳng định, trong Bộ luật LĐ năm 2012 không có mục nào nói về chuyện đi vệ sinh của CN nên quy định của Cty cũng không sai! Nếu Cty không sai thì việc đình công đòi quyền đi vệ sinh của CN là trái luật. Để giải quyết vấn đề, Cty phát đơn xin nghỉ việc cho tất cả CN. “Vì miếng cơm manh áo, CN vẫn phải tiếp tục vào làm việc, phải cố gắng chịu đựng và tập thích nghi với việc hạn chế uống nước và “nhịn” đi vệ sinh” - chị Nhung bức xúc kể lại.
Chị bảo, chị đọc thấy trong Chương X của Bộ luật LĐ năm 2012, phần dành cho lao động nữ có yêu cầu doanh nghiệp phải “Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc” cho lao động nữ, “Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động”… “Đọc thấy luật quy định như thế mà chảy nước mắt. Chúng tôi chưa bao giờ dám mơ Cty sẽ bố trí cho lao động nữ có phòng tắm và buồng vệ sinh phù hợp ngay tại chỗ làm, chưa bao giờ mơ sẽ được ưu tiên khi bị hành kinh, chưa bao giờ mơ sẽ được ưu tiên đi vệ sinh khi mang bầu bởi biết nó còn xa vời lắm. Chúng tôi chỉ cần được đi vệ sinh khi thực sự có nhu cầu mà không bị dò xét, không bắt lại ghi tên, chờ xin thẻ khi “tào tháo” đã rượt đến nơi… Được thực hiện cái nhu cầu thiết yếu, chính đáng của mình một cách bình thường nhất, chỉ vậy thôi, mà cũng khó!” - chị Nhung bùi ngùi.
Thực tế, tại một số Cty, một số CN, đặc biệt là CN nam viện cớ đi vệ sinh để “nấu cháo điện thoại”, xem phim, hút thuốc… Để hạn chế tình trạng này các Cty mới đặt ra các quy định ngặt nghèo. Tuy nhiên theo ông Đinh Văn Giai - Chủ tịch CĐ Cty Toàn Thắng (KCN Bình Chiểu, TPHCM) thì “nếu nói đó là cách quản lý của Cty thì tôi cho rằng đó là một cách quản lý tệ”. Theo ông, chuyện một vài CN lợi dụng việc đi vệ sinh để trốn việc, làm việc riêng là có thật nhưng đó chỉ là số ít và không thể vì số ít mà có những quy định ngặt nghèo khiến tất cả CN bức xúc. “Thực tế, hầu hết các Cty sản xuất trực tiếp như giày da, may mặc, thực phẩm… đều trả lương theo năng suất. Làm nhiều hưởng lương nhiều, làm thấp hưởng lương ít. Nếu anh chị em trốn việc thì cuối tháng lương thấp, hoặc nếu làm theo dây chuyền, một người trốn ảnh hưởng đến cả chuyền thì các CN trong chuyền sẽ tự động nhắc nhở, điều chỉnh cá nhân đó” - ông Giai lý giải. “Nhưng quản lý vài trăm, vài ngàn CN không phải là chuyện dễ. Cty tôi không hạn chế số lần CN đi vệ sinh nhưng vẫn yêu cầu CN lấy thẻ để tiện cho việc quản lý. Nếu CN nào vào nhà vệ sinh quá lâu, trốn xem phim, nghe điện thoại thì nhân viên lau dọn nhà vệ sinh sẽ gõ cửa nhắc nhở. Viện cớ đau bụng thì nhân viên vệ sinh sẽ báo cáo lên chuyền đề nghị cho CN đó về nhà khám bệnh, mang giấy khám chữa bệnh vào cho Cty. Quản lý có quy củ, CN sẽ thấy thoải mái và tự khắc đưa mình vào nề nếp” - ông Giai nói. Theo ông “cái chuyện tế nhị đó mà còn cấm cản thì ai có tâm lý tốt mà làm việc cho anh”.
Bộ nói “vi phạm nhân quyền”; quận, huyện nói “không sai”
Trong một cuộc hội thảo về lao động, tôi đem chuyện Cty có những quy định ngặt nghèo hạn chế CN đi vệ sinh trao đổi với các chuyên gia của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và ông Mai Đức Thiện - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ LĐTBXH. Theo lời ông Thiện thì đúng là pháp luật lao động không có những qui định cụ thể về chuyện đi vệ sinh nhưng những quy định của Cty đã hạn chế những quyền tối thiểu của con người. “Điều cần thiết ở đây là vai trò của cán bộ CĐCS, khi thỏa thuận thỏa ước lao động tập thể cần lường trước và hạn chế tối đa những quy định hạn chế quyền của CN” - Ông Thiện nói. Ông Rene Robert - chuyên gia lao động của ILO, chia sẻ thêm rằng, trong một cuộc họp ông từng dự, vấn đề Cty có những quy định hạn chế CN đi vệ sinh cũng đã được đặt ra và một cán bộ cấp cao của Bộ LĐTBXH khẳng định những quy định đó là vi phạm nhân quyền. “Thế nhưng cán bộ phòng LĐTBXH quận, huyện lại cho rằng những quy định đó là không sai có nghĩa là có sự không thống nhất giữa ở trên và dưới” - ông Rene nói.
Theo NLĐ
Phải đeo thẻ và tính từng phút…
Lần đầu tiên tôi tiếp nhận vụ việc liên quan đến “chuyện tế nhị” là của một nữ công nhân (CN) tên Thùy Dung đang làm việc ở Cty TNHH Daiwa Plastics Việt Nam (KCX Tân Thuận, Q.7, TPHCM). Theo nội quy của Cty Daiwa, CN khi làm việc phải đội nón màu xanh, đi vệ sinh đội nón màu cam và báo cáo với giám sát, ghi rõ giờ ra, giờ vào nhà vệ sinh trong “Bảng ghi chép nhân viên đi ra ngoài”. Tùy theo mỗi tổ có bao nhiêu người mà Cty phát cho mỗi tổ từ 1 đến 5 nón cam, trung bình chừng 20 CN sẽ có một nón cam để thay nhau đi vệ sinh. Nếu CN đi vệ sinh không đội nón, bị giám sát bắt được, nhắc nhở 2 lần thì bị lập phiếu vi phạm. Tái phạm sẽ bị cảnh cáo, tái phạm lần nữa sẽ bị kỷ luật, đuổi việc.
Tai họa ập đến với chị Thùy Dung khi chị bị “tào tháo rượt” khi trong chuyền không còn nón cam, vì “nhu cầu bức thiết” nên chị “liều mạng” đi mà không đội nón cam như quy định. Chị bị giám sát bắt quả tang, nhắc nhở. 10 năm làm việc ở Cty không vi phạm kỷ luật, nay bị nhắc nhở vì chuyện đi vệ sinh nên chị cãi lại giám sát. Chuyện đến tai tổng giám đốc, chị Dung bị lập biên bản với 2 lỗi: “Cãi nhau trong giờ làm việc ảnh hưởng đến mọi người xung quanh và đi vệ sinh không đội nón”.
Chuyện đi vệ sinh, đi tiểu vốn là chuyện tế nhị, chỉ để “nói nhỏ” với nhau nhưng khi bị quản thúc đến khắc nghiệt thì đó không còn là chuyện nhỏ nữa. Tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai không hiếm những vụ việc CN đình công nhiều ngày liền đòi quyền đi vệ sinh như Cty Hóa nông Lúa Vàng (Tân Uyên, Bình Dương), Cty Shilla Bags (quận 12, TPHCM)… vừa qua là những ví dụ điển hình.
“Hôm đó đã 11 giờ trưa, một nữ CN lên xin “nữ hoàng vệ sinh” (cách CN gọi người kiểm soát thẻ đeo, giờ giấc đi vệ sinh - PV) thẻ đi vệ sinh nhưng không được chấp thuận với lý do không đúng giờ. Bạn nữ ôm bụng ngồi khóc. Nhiều người rồi cả chuyền, cả xưởng gần 900 CN đồng loạt ngừng việc phản đối, đòi quyền được đi vệ sinh. Vụ đình công kéo dài gần 10 ngày liền” - chị Nhung, CN Cty Shilla Bags nhớ lại. Thời điểm CN đình công, Cty có quy định, trong 1 ngày có 2 giờ công nhân được đi vệ sinh là từ 9h30 - 10h30, từ 14h - 15h, những giờ còn lại thì xưởng đóng cửa, ai có “nhu cầu” cũng không được giải quyết. Oái ăm hơn, trong 2 giờ đó, để được đi vệ sinh, CN phải xin “nữ hoàng vệ sinh” cấp thẻ đi vệ sinh, ghi rõ họ tên, thời gian đi… Trung bình có khoảng 3 cái thẻ đi vệ sinh cho 40 CN. Nhà vệ sinh hư hỏng, thiếu nước thường xuyên, lại xa nhà xưởng, quy định đi vệ sinh lại ngặt nghèo nên đối với CN chuyện đi vệ sinh trở thành một nỗi ám ảnh.
“Những quy định hạn chế quyền đi vệ sinh khiến những CN như tôi thấy nước không dám uống, trong giờ làm lại thấp thỏm lo “nhu cầu bức thiết” đột ngột ập đến, không có “thẻ bài” thì “bí đầu ra”. Chị em chúng tôi người bị viêm đường tiểu, sạn thận, tiết niệu cũng chỉ vì nhịn uống, nhịn tiểu mà ra cả. Đối với những nữ CN có bầu, bác sĩ dặn uống nhiều nước và đi tiểu nhiều, nhưng các chị sợ nên cũng hạn chế uống nước, hạn chế đi tiểu. Không chỉ các chị khổ mà cả con chị còn đang trong bụng mẹ cũng đã chịu cảnh khổ hạn chế đi vệ sinh” - chị Bích Nương, từng làm việc tại Cty Young Woo (quận 12, TPHCM), bộc bạch.
Đọc luật mà chảy nước mắt
CN Cty Shilla Bags ngừng việc gần 10 ngày, Cty vẫn giữ quan điểm mình làm đúng, cán bộ Phòng LĐTBXH quận 12 cũng khẳng định, trong Bộ luật LĐ năm 2012 không có mục nào nói về chuyện đi vệ sinh của CN nên quy định của Cty cũng không sai! Nếu Cty không sai thì việc đình công đòi quyền đi vệ sinh của CN là trái luật. Để giải quyết vấn đề, Cty phát đơn xin nghỉ việc cho tất cả CN. “Vì miếng cơm manh áo, CN vẫn phải tiếp tục vào làm việc, phải cố gắng chịu đựng và tập thích nghi với việc hạn chế uống nước và “nhịn” đi vệ sinh” - chị Nhung bức xúc kể lại.
Chị bảo, chị đọc thấy trong Chương X của Bộ luật LĐ năm 2012, phần dành cho lao động nữ có yêu cầu doanh nghiệp phải “Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc” cho lao động nữ, “Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động”… “Đọc thấy luật quy định như thế mà chảy nước mắt. Chúng tôi chưa bao giờ dám mơ Cty sẽ bố trí cho lao động nữ có phòng tắm và buồng vệ sinh phù hợp ngay tại chỗ làm, chưa bao giờ mơ sẽ được ưu tiên khi bị hành kinh, chưa bao giờ mơ sẽ được ưu tiên đi vệ sinh khi mang bầu bởi biết nó còn xa vời lắm. Chúng tôi chỉ cần được đi vệ sinh khi thực sự có nhu cầu mà không bị dò xét, không bắt lại ghi tên, chờ xin thẻ khi “tào tháo” đã rượt đến nơi… Được thực hiện cái nhu cầu thiết yếu, chính đáng của mình một cách bình thường nhất, chỉ vậy thôi, mà cũng khó!” - chị Nhung bùi ngùi.
Thực tế, tại một số Cty, một số CN, đặc biệt là CN nam viện cớ đi vệ sinh để “nấu cháo điện thoại”, xem phim, hút thuốc… Để hạn chế tình trạng này các Cty mới đặt ra các quy định ngặt nghèo. Tuy nhiên theo ông Đinh Văn Giai - Chủ tịch CĐ Cty Toàn Thắng (KCN Bình Chiểu, TPHCM) thì “nếu nói đó là cách quản lý của Cty thì tôi cho rằng đó là một cách quản lý tệ”. Theo ông, chuyện một vài CN lợi dụng việc đi vệ sinh để trốn việc, làm việc riêng là có thật nhưng đó chỉ là số ít và không thể vì số ít mà có những quy định ngặt nghèo khiến tất cả CN bức xúc. “Thực tế, hầu hết các Cty sản xuất trực tiếp như giày da, may mặc, thực phẩm… đều trả lương theo năng suất. Làm nhiều hưởng lương nhiều, làm thấp hưởng lương ít. Nếu anh chị em trốn việc thì cuối tháng lương thấp, hoặc nếu làm theo dây chuyền, một người trốn ảnh hưởng đến cả chuyền thì các CN trong chuyền sẽ tự động nhắc nhở, điều chỉnh cá nhân đó” - ông Giai lý giải. “Nhưng quản lý vài trăm, vài ngàn CN không phải là chuyện dễ. Cty tôi không hạn chế số lần CN đi vệ sinh nhưng vẫn yêu cầu CN lấy thẻ để tiện cho việc quản lý. Nếu CN nào vào nhà vệ sinh quá lâu, trốn xem phim, nghe điện thoại thì nhân viên lau dọn nhà vệ sinh sẽ gõ cửa nhắc nhở. Viện cớ đau bụng thì nhân viên vệ sinh sẽ báo cáo lên chuyền đề nghị cho CN đó về nhà khám bệnh, mang giấy khám chữa bệnh vào cho Cty. Quản lý có quy củ, CN sẽ thấy thoải mái và tự khắc đưa mình vào nề nếp” - ông Giai nói. Theo ông “cái chuyện tế nhị đó mà còn cấm cản thì ai có tâm lý tốt mà làm việc cho anh”.
Bộ nói “vi phạm nhân quyền”; quận, huyện nói “không sai”
Trong một cuộc hội thảo về lao động, tôi đem chuyện Cty có những quy định ngặt nghèo hạn chế CN đi vệ sinh trao đổi với các chuyên gia của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và ông Mai Đức Thiện - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ LĐTBXH. Theo lời ông Thiện thì đúng là pháp luật lao động không có những qui định cụ thể về chuyện đi vệ sinh nhưng những quy định của Cty đã hạn chế những quyền tối thiểu của con người. “Điều cần thiết ở đây là vai trò của cán bộ CĐCS, khi thỏa thuận thỏa ước lao động tập thể cần lường trước và hạn chế tối đa những quy định hạn chế quyền của CN” - Ông Thiện nói. Ông Rene Robert - chuyên gia lao động của ILO, chia sẻ thêm rằng, trong một cuộc họp ông từng dự, vấn đề Cty có những quy định hạn chế CN đi vệ sinh cũng đã được đặt ra và một cán bộ cấp cao của Bộ LĐTBXH khẳng định những quy định đó là vi phạm nhân quyền. “Thế nhưng cán bộ phòng LĐTBXH quận, huyện lại cho rằng những quy định đó là không sai có nghĩa là có sự không thống nhất giữa ở trên và dưới” - ông Rene nói.
Theo NLĐ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét