"Bánh vẽ" tỷ USD và bệnh thành tích theo nhiệm kỳ
Cho tới nay, năm 2008 vẫn là năm kỷ lục trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam, với hơn 72 tỷ USD. Đó cũng là năm có nhiều dự án tỷ USD được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhất, với 11 dự án. Tính tổng cộng đến nay, có hơn 20 dự án FDI có quy mô tỷ USD, trong đó có tới 13 dự án bất động sản, thép… mà nhiều trong số này đã bị thu hồi, hoặc bỏ hoang, chậm triển khai, khiến dư luận bức bối.
Từ 2005, khi các địa phương được giao quyền cấp phép đầu tư và địa phương nào thu hút được nhiều dự án FDI tỷ USD thì được tung hô là thành tích phát triển kinh tế.
Điều này dẫn đến đến nhiều địa phương không có đủ điều kiện thích hợp, nhưng vẫn bất chấp, cạnh tranh để tiếp nhận những dự án hàng 4-5 tỷ USD, thậm chí 10 tỷ USD.
Do chú trọng chạy đua về thu hút vốn FDI, nên các địa phương đã không chú tâm vào vấn đề chất lượng dự án, tiềm lực nhà đầu tư. Cuộc chạy đua ấy còn dẫm đạp lên nhau, gây tổn hại cho chính địa phương và làm xấu đi hình ảnh quốc gia.
Quá hy vọng vào những dự án tỷ USD, trong khi không ít dự án này đến nay đang chiếm diện tích chiếm đất lớn, bỏ hoang, chậm tiến độ, phá vỡ quy hoạch ngành, sử dụng vốn vay trong nước, trốn thuế đất hàng trăm tỷ đồng, hay tiêu tốn năng lượng, công nghệ thấp... gây ra những "hệ lụy" khó giải quyết.
Nguyên nhân được lý giải thích chính là ở "tư duy nhiệm kỳ" của các lãnh đạo địa phương, muốn thành tích đưa được dự án lớn về mình. Trong một báo cáo mới đây nhất về năng lực hội nhập kinh tế cấp địa phương, do Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (Bộ Công Thương) công bố, đã cho thấy, "căn bệnh thành tích" và "tư duy nhiệm kỳ" đang trở thành lực cản trong quá trình hội nhập kinh tế của nhiều địa phương.
Nhiều dự án tỷ đô đã bị thu hồi, hoặc bỏ hoang, chậm triển khai, khiến dư luận bức bối.
Theo nhận định của ông Nguyễn Thành Trung, Trưởng nhóm nghiên cứu: Gần như các tỉnh đều gặp phải tình trạng lựa chọn đối nghịch giữa tầm nhìn dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Nhiệm kỳ lãnh đạo ở ta kéo dài khoảng 4-5 năm, nhưng các chiến lược phát triển phải có tầm nhìn 20 năm, 30 năm, hay 50 năm. Lãnh đạo địa phương lại đòi hỏi phải có kết quả ngay trong ngắn hạn, để còn có thành tích trong nhiệm kỳ của mình, cho nên mải chú trọng cái ngắn hạn mà quên đi dài hạn.
Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài, ông Nguyễn Mại cho biết, siêu dự án chỉ là quy mô, quá trình thực hiện và số tiền thật đổ vào Việt Nam mới là vấn đề trọng yếu.
"Có địa phương tôi thấy từng công bố dự án đầu tư lên tới hàng tỷ USD, lãnh đạo và người dân tưng bừng. Thực tế thì số tiền giải ngân rất nhỏ, tức là chỉ giải ngân lễ khởi công. Thực chất nó chẳng mang lại cái gì lớn cả. Nhiều nơi đang cố kéo FDI để tăng GDP chứ không phải là để phát triển, để tạo sức lan tỏa", ông Mại nói.
Nhiều ý kiến nhận định, lãnh đạo các địa phương đến nay hầu như chỉ quan tâm tới số lượng vốn của dự án FDI là chính, ít quan tâm đến chất lượng, tranh thủ những dự án có hiệu quả cho chiến lược công nghiệp hóa. Thông thường với các dự án lớn, lãnh đạo tỉnh sẽ "nói tốt" về dự án và chủ đầu tư. Đến khi tình hình thay đổi, thật khó để giải thích với dư luận, với người dân tại địa phương. Kinh nghiệm cho thấy việc quan tâm đến số vốn, dẫn đến chấp nhận đối tác có phần dễ dãi và hậu quả là dự án kéo dài không thực hiện được, vì đối tác không có khả năng tài chính, công nghệ...
Vấn đề lớn nhất hiện nay không phải là chúng ta nghĩ dự án quy mô bao nhiêu mà là hiệu quả. Kinh nghiệm từ Vĩnh Phúc cho thấy, địa phương này chẳng có dự án tỷ USD nào, lớn nhất chỉ 500 triệu USD. Vậy nhưng tăng trưởng rất nhanh chóng, xét về khía cạnh hiệu quả kinh tế, mỗi năm thu về cho ngân sách hàng chục nghìn tỷ đồng. Thu hút đầu tư phải phù hợp với điều kiện hạ tầng kinh tế xã hội và dựa trên sự phát triển bền vững, ông Mại nói.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bùi Quang Vinh từng nhấn mạnh, thu hút đầu tư không có chọn lọc, công nghệ thấp, tiêu tốn năng lượng, sức cạnh tranh sản phẩm chưa cao... là những vấn đề tồn tại thời gian qua, cần phải xử lý những điểm nghẽn trong quản lý nhà nước, mà trước tiên là từ tư duy của người lãnh đạo.
Theo Trần Thủy (VEF)
Từ 2005, khi các địa phương được giao quyền cấp phép đầu tư và địa phương nào thu hút được nhiều dự án FDI tỷ USD thì được tung hô là thành tích phát triển kinh tế.
Điều này dẫn đến đến nhiều địa phương không có đủ điều kiện thích hợp, nhưng vẫn bất chấp, cạnh tranh để tiếp nhận những dự án hàng 4-5 tỷ USD, thậm chí 10 tỷ USD.
Do chú trọng chạy đua về thu hút vốn FDI, nên các địa phương đã không chú tâm vào vấn đề chất lượng dự án, tiềm lực nhà đầu tư. Cuộc chạy đua ấy còn dẫm đạp lên nhau, gây tổn hại cho chính địa phương và làm xấu đi hình ảnh quốc gia.
Quá hy vọng vào những dự án tỷ USD, trong khi không ít dự án này đến nay đang chiếm diện tích chiếm đất lớn, bỏ hoang, chậm tiến độ, phá vỡ quy hoạch ngành, sử dụng vốn vay trong nước, trốn thuế đất hàng trăm tỷ đồng, hay tiêu tốn năng lượng, công nghệ thấp... gây ra những "hệ lụy" khó giải quyết.
Nguyên nhân được lý giải thích chính là ở "tư duy nhiệm kỳ" của các lãnh đạo địa phương, muốn thành tích đưa được dự án lớn về mình. Trong một báo cáo mới đây nhất về năng lực hội nhập kinh tế cấp địa phương, do Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (Bộ Công Thương) công bố, đã cho thấy, "căn bệnh thành tích" và "tư duy nhiệm kỳ" đang trở thành lực cản trong quá trình hội nhập kinh tế của nhiều địa phương.
Nhiều dự án tỷ đô đã bị thu hồi, hoặc bỏ hoang, chậm triển khai, khiến dư luận bức bối.
Theo nhận định của ông Nguyễn Thành Trung, Trưởng nhóm nghiên cứu: Gần như các tỉnh đều gặp phải tình trạng lựa chọn đối nghịch giữa tầm nhìn dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Nhiệm kỳ lãnh đạo ở ta kéo dài khoảng 4-5 năm, nhưng các chiến lược phát triển phải có tầm nhìn 20 năm, 30 năm, hay 50 năm. Lãnh đạo địa phương lại đòi hỏi phải có kết quả ngay trong ngắn hạn, để còn có thành tích trong nhiệm kỳ của mình, cho nên mải chú trọng cái ngắn hạn mà quên đi dài hạn.
Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài, ông Nguyễn Mại cho biết, siêu dự án chỉ là quy mô, quá trình thực hiện và số tiền thật đổ vào Việt Nam mới là vấn đề trọng yếu.
"Có địa phương tôi thấy từng công bố dự án đầu tư lên tới hàng tỷ USD, lãnh đạo và người dân tưng bừng. Thực tế thì số tiền giải ngân rất nhỏ, tức là chỉ giải ngân lễ khởi công. Thực chất nó chẳng mang lại cái gì lớn cả. Nhiều nơi đang cố kéo FDI để tăng GDP chứ không phải là để phát triển, để tạo sức lan tỏa", ông Mại nói.
Nhiều ý kiến nhận định, lãnh đạo các địa phương đến nay hầu như chỉ quan tâm tới số lượng vốn của dự án FDI là chính, ít quan tâm đến chất lượng, tranh thủ những dự án có hiệu quả cho chiến lược công nghiệp hóa. Thông thường với các dự án lớn, lãnh đạo tỉnh sẽ "nói tốt" về dự án và chủ đầu tư. Đến khi tình hình thay đổi, thật khó để giải thích với dư luận, với người dân tại địa phương. Kinh nghiệm cho thấy việc quan tâm đến số vốn, dẫn đến chấp nhận đối tác có phần dễ dãi và hậu quả là dự án kéo dài không thực hiện được, vì đối tác không có khả năng tài chính, công nghệ...
Vấn đề lớn nhất hiện nay không phải là chúng ta nghĩ dự án quy mô bao nhiêu mà là hiệu quả. Kinh nghiệm từ Vĩnh Phúc cho thấy, địa phương này chẳng có dự án tỷ USD nào, lớn nhất chỉ 500 triệu USD. Vậy nhưng tăng trưởng rất nhanh chóng, xét về khía cạnh hiệu quả kinh tế, mỗi năm thu về cho ngân sách hàng chục nghìn tỷ đồng. Thu hút đầu tư phải phù hợp với điều kiện hạ tầng kinh tế xã hội và dựa trên sự phát triển bền vững, ông Mại nói.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bùi Quang Vinh từng nhấn mạnh, thu hút đầu tư không có chọn lọc, công nghệ thấp, tiêu tốn năng lượng, sức cạnh tranh sản phẩm chưa cao... là những vấn đề tồn tại thời gian qua, cần phải xử lý những điểm nghẽn trong quản lý nhà nước, mà trước tiên là từ tư duy của người lãnh đạo.
Theo Trần Thủy (VEF)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét