Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018
Ông Hải từ chức: một đơn từ chức, ngẫm nhiều vấn đề
VNTB - Ông Hải từ chức: một đơn từ chức, ngẫm nhiều vấn đề
Reply
Ánh Liên, Đoàn Ngọc Hải, forums, news, tham nhũng vặt, vỉa hè, VNTB
10.1.18
A+A-
Ánh Liên (VNTB) Và một độc giả Việt Nam Thời Báo, Facebooker Trongtan Le đã phản hồi về một bài viết vỉa hè một cách tinh tế như sau: ‘Chuyện vỉa hè đem vào hội trường, chuyện hội trường được quyết dịnh ngoài vỉa hè’.
Ngôi sao cô đơn - ông Đoàn Ngọc Hải
Chiều 8.1, ông Huỳnh Thanh Hải - bí thư quận ủy Quận 1 - xác nhận đã nhận được đơn xin từ chức của ông Đoàn Ngọc Hải, đồng thời báo cáo vụ việc cho Thành ủy xem xét xử lý.
Ông Đoàn Ngọc Hải, người được biết đến như yếu tố tiên phong trong phong trào dọn dẹp vỉa hè. Phong trào diễn ra rầm rộ trong nhiều tháng đầu, lan tỏa sang nhiều tỉnh thành, và rồi chìm dần.
Một trong những nguyên nhân cốt lõi khiến cho dọn dẹp vỉa hè trở thành một công việc cực kỳ khó đối chính quyền ở nhiều tỉnh, thành phố chính là ‘việc xử lý hành vi lấn chiếm lòng, lề đường đã động chạm đến lợi ích rất to lớn hàng ngàn tỉ của các bãi ôtô, xe gắn máy, nhà hàng, khách sạn, các hộ kinh doanh mặt tiền... và một bộ phận không nhỏ cán bộ cộng sinh trong đó.’[1]
Không đâu xa, chỉ với một hàng quán bán nước vỉa hè được 'bảo kê' ở Quận 1 – Tp. Hồ Chí Minh hay vùng Đống Đa – Tp. Hà Nội có mức lợi nhuận trung bình từ 20 - 30 triệu đồng/ tháng.
Vỉa hè cứ tưởng là chuyện nhỏ, nhưng khi thực sự phân tích rõ ràng, thì nó là nơi ‘cộng sinh tham nhũng’ dữ dội nhất, khó xử lý nhất bởi đụng chạm đến nhiều giai tầng trong xã hội.
Ông Đoàn Ngọc Hải từng bị phản ứng vì nhiều yếu tố, từ những người bị ‘xử lý’ vì lấn chiếm vỉa hè, lòng đường cho đến những người tìm kiếm một sự ‘nhân văn’ trong dọn dẹp vỉa hè. Đến mức, ông bị dọa giết qua tin nhắn, đe dọa hành hung, hay thường thấy nhất là gắn biệt danh có phần miệt thị cho ông - ‘Hải cẩu’.
Lá thư của ông Đoàn Ngọc Hải ngoài phản ánh tính ‘cộng sinh’ tại vỉa hè, thì nó cũng cho thấy sự thiếu phối kết hợp giữa các ngành, các cấp trong xử lý vỉa hè – tình trạng mà ông Nguyễn Xuân Phúc từng nhiều lần đề cập trong chỉ đạo, điều hành Chính phủ là ‘trên nóng, dưới lạnh’. Một ông Đoàn Ngọc Hải xông xáo, cũng sẽ cô đơn khi mà bên dưới là cấp phường tìm cách chai ì không xử lý vi phạm nhằm tiếp tục sử dụng vỉa hè làm lợi túi cá nhân, hay một cấp chính quyền thành phố có phần quá dân túy, dẫn đến sự nhu nhược trong chỉ đạo xử lý vấn đề công.
Xa vời
Thất bại, và mục tiêu biến Quận 1 trở thành một Singapore trở thành giấc mơ xa vời.
Xa vời vì nếu bản thân sự xông xáo của ông Đoàn Ngọc Hải không giải quyết được, thì những người khác lên thay ông làm nhiệm vụ quản lý trật tự lòng lề đường sẽ ‘học tập kinh nghiệm’ bằng cách thả nổi, hay thực hành lối sống ‘cộng sinh’.
Xa vời vì bởi, tính cộng sinh và thờ ơ, cũng như đánh giá quá thấp tính năng công cộng – tức là đáp ứng quyền lợi chung cho mọi người sẽ vẫn còn tiếp diễn và ngày càng mang tính trầm trọng hơn. Đặc tính này tạo ra sự khái quát cao về nhu cầu ‘chiếm công vi tư’ trong cộng đồng người Việt, xuyên suốt từ trong lịch sử đến nay.
Và một độc giả Việt Nam Thời Báo, Facebooker Trongtan Le đã phản hồi về một bài viết vỉa hè một cách tinh tế như sau: ‘Chuyện vỉa hè đem vào hội trường, chuyện hội trường được quyết dịnh ngoài vỉa hè’.
Xa vời vì bởi, tính ‘phong trào’ nó cao, và chưa có sự thống nhất về mặt nội bộ ngay từ đầu dẫn đến trạng thái chết ỉu. Thực tế cho thấy, việc dọn dẹp vỉa hè cần một lộ trình, từ khâu xử lý vi phạm của người dân đến vi phạm của cán bộ trong việc bao che vi phạm; từ mặt tuyên truyền cho đến mặt đảm bảo con đường lùi trong làm ăn cho số bà con thuộc diện đặc biệt khó khăn,… Trở về quá khứ liên quan đến xử lý hàng rong hè phố của nước bạn Singapore. Từ thập niên 60 của thế kỷ XX, nước này đã cấp phép cho những người bán hàng rong để giải quyết gốc rễ vấn đề nhằm đưa hàng rong vào diện quản lý để xử sự trên cơ sở văn minh hơn, và việc cấp phép buôn bán hàng rong ở những tuyến phố đã được hoạch định sẵn mãi đến năm 2017 - chính quyền Tp. Hồ Chí Minh mới tiến hành áp dụng; còn Hà Nội và các thành phố khác thì chưa thấy động thái nào đáng kể.
Xa vời vì bởi, tính ‘hình thức’ luôn được đề cao trong mặt công quyền. Có thể ông Đoàn Ngọc Hải nhận thức tốt và đề ra mục tiêu là tốt, nhưng trong một tập thể mà một người thực tế quyền hành và xử lý, trong khi nhóm còn lại đổ xô theo chủ nghĩa hình thức thì quy trình tiến hành sẽ hoàn toàn thất bại. Nhìn rộng ra, nếu Quận 1 được coi là phát súng mở đầu dọn dẹp vỉa hè, kéo dài vài tháng, thì các tỉnh thành chỉ được tuần đầu lên báo – sau đó chìm vào im lặng.
Cuối cùng, là một sự tôn trọng dành cho ông Đoàn Ngọc Hải, không phải là sự nịnh bợ hay cuốn theo chiều gió, mà là thái độ dành cho việc ‘nói được, làm được’ của ông. Khi ông nói sau từ chức, ông trở thành một ‘công dân bình thường’, chứ không phải là ‘người tử tế’ năm lần, ba lượt đều từ chối từ chức; ông cũng có phần tách ra khỏi bộ phận ‘kiên quyết không từ chức’ nhằm phục vụ nhân dân; một bộ phận ‘chỉ từ chức khi bị kỷ luật’,… Từ chức khi không làm được là điều cần được phát huy, nhất là trong một chế tài còn kiểu dáng ‘giơ cao đánh khẽ’ như Việt Nam hiện nay.
Cũng giống như ông Lê Huy Ngọ, sự ‘từ chức’ lần này của ông Đoàn Ngọc Hải suy cho cùng là 1 tia sáng hiếm hoi về lòng tự trọng. Bỏ lại sau lưng, nhiều sự hỗn độn của một thể chế tạo ra quá nhiều hỗn loạn nhưng trật tự và đan xen lợi ích.
[1] https://baomoi.com/vi-sao-ong-doan-ngoc-hai-nop-don-xin-tu-chuc/c/24553910.epi
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét