Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

Làm quan cái nỗi gì!


VNTB- Làm quan cái nỗi gì!
Reply
Làm quan cái nỗi gì!, news, Nguyễn Hoàng Hải, opposite, VNTB
13.1.17
A+A-
Nguyễn Hoàng Hải


(VNTB) - Việc không nhắc đến đại thảm họa Formosa nằm trong mười sự kiện nổi bật của ngành tài nguyên và môi trường cho thấy các quan chức ngành công thương của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã không dám đối diện với sự thật về thảm họa môi trường mà Formosa đã gây ra.



Sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường không đưa Formosa vào top 10 sự kiện năm 2016, có người bình luận về Bộ trưởng Trần Hồng Hà "làm người còn chưa xứng chứ đừng nói làm quan".


Thảm họa Formosa, không những cả nước đều biết mà còn lan rộng ra cộng đồng thế giới, bởi thiệt hại quá to lớn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống an sinh của ngư dân bốn vùng biển trải dài hơn 200km từ Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị đến Thừa Thiên-Huế.


Thống kê cho thấy 226 ngàn người bị ảnh hưởng từ thảm họa Formosa, chưa kể những ngành nghề khác cũng bị ảnh hưởng liên đới thì con số bị ảnh hưởng có thể lên đến hàng triệu người.


Từ một quyết định, 1880/ QĐ-TTg, ngày 29-09-2016, đã cho thấy một sự vội vã rất kỳ lạ trong việc chưa xác định rõ ràng mức độ thiệt hại đã cho ra con số chẳn tròn là 500 triệu đô la. Chính vì sự vội vã này mà cộng đồng dân chúng cũng như các chuyên gia đã đặt ra những nghi vấn giữa các quan chức chính quyền và Formosa dường như đã có những "thỏa thuận ngầm" với nhau.


Sau đó người dân dần biết được qua những hành động đàn áp, bắt bớ, một cách thẳng tay từ chính quyền đối với người dân của mình. Thậm chí công an, quân đội, còn được cắt cử đến bảo vệ Formosa. Được biết quân đội còn ăn dầm nằm dề tại công ty Formosa để bảo vệ cho họ.


Không ít những người dân phải đổ máu, không ít những người dân phải vào tù, không ít những người dân bị khống chế quyền tự do đi lại. Đối lại là những hành động bỉ ổi của những kẻ giấu mặt, đã ném mắm tôm, đổ sơn vào nhà của những người dân nói lên tiếng nói của lẽ phải. Nhưng, chính quyền không hề giải thích và cũng không muốn giải thích cho hành động bỉ ổi đó.


Tòa án từ chối nhận đơn của người dân với những lý do không thuyết phục, từ đây mới thấy quyết định 1880/ QĐ-TTg của chính phủ thật lố bịch, chỉ ra một thứ quyền lực độc đoán coi người dân như là thứ cỏ rác mọc ven đường.


Xâu chuỗi lại tất cả các sự kiện, mới thấy được vì sao trong mười sự kiện mà ông bộ trưởng tài nguyên môi trường Trần Hồng Hà ký, không thấy bóng dáng thảm họa Formosa trong số đó.


Họ không có được lòng dũng cảm, hay nói cách khác họ không có lòng tự trọng ngay cả với bản thân mình. Nghĩa là, họ hèn nhát đến độ nếu đưa thảm họa Formosa vào thì những sự kiện còn lại sẽ trở nên vô nghĩa. Bởi mười điều tích cực kia nếu thật sự hoàn hảo, nếu thật sự có tầm nhìn xa và rộng thì thảm họa sẽ không xảy ra một cách kinh khủng như vậy được.


Thảo nào khi mười sự kiện được gọi là tích cực được công bố, cộng đồng mạng đã dậy sóng giận giữ, có nhiều status không ngần ngại chửi thẳng vào các quan chức chính quyền với lời lẽ hết sức cay đắng.


Một cách thẳng thắng, để nhận định việc cộng đồng mạng đưa ra những lời lẽ như tát vào mặt mình như vậy là đúng hay sai thì quý vị nên tự suy ngẫm trở lại cho thấu đáo. Bản thân những quan chức nào không liên quan trực tiếp đến thảm họa Formosa mà cũng không dám lên tiếng, nói lên tiếng nói lẽ phải thì cũng nên ngẫm nghĩ lại việc mình có nên từ chức hay không.


Cuối cùng, để xây dựng một chính phủ thông minh, kiến tạo mà bao gồm toàn những con người không đủ can đảm đối diện với thảm họa xảy ra với đất nước thì không hiểu quý vị làm quan cái nỗi gì!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét