Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

SỰ THẬT VỀ CUỘC CM THÁNG 8 VÀ NGÀY 2/9


SỰ THẬT VỀ CUỘC CM THÁNG 8 VÀ NGÀY 2/9



Cảnh người trèo tường vào tòa nhà Bắc Bộ phủ. Ảnh Tư liệu

Đôi dòng về cuộc cách mạng tháng 8 và ngày 2/9

Hoàng Bùi

Trước kia trong sách lịch sử, kể cả sách giáo khoa, ngày 19/8 được gọi là ngày "cướp chính quyền", sau này sửa lại thành ngày "giành chính quyền", về sau nữa thì sửa lại thành "giành chính quyền về tay nhân dân", và trong sách giáo khoa lịch sử, ý nghĩa cơ bản cuộc cách mạng tháng 8 được ghi nhận:

- Lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp gần 100 năm.
- Xóa bỏ chế độ phong kiến hàng nghìn năm.
- Đập tan ách phát-xít Nhật
- Giành chính quyền về tay nhân dân, nhân dân trở thành chủ nhân đất nước.

Để hiểu rõ cái sự giành này, hãy thử nhìn lại lịch sử trước và trong những ngày tháng tám.

Sau khi quân Nhật triệt hạ quân Pháp tại Việt Nam và muốn Việt Nam trở thành đồng minh sau chiến tranh, Nhật đã tuyên bố trả độc lập cho Việt Nam, và Việt Nam đã thành lập chính phủ quân chủ lập hiến do ông Trần Trọng Kim làm thủ tướng. Thể chế quân chủ lập hiến này tương tự thể chế của Nhật hiện tại. Ngày 11-3, vua Bảo Đại ra “Tuyên cáo Việt Nam độc lập”, hủy bỏ Hòa ước Patenôtre 1884 ký với Pháp, khôi phục chủ quyền đất nước.

Như vậy vào thời điểm này, chế độ phong kiến quân chủ đã bị xóa bỏ trên đất nước Việt Nam, và sự đô hộ của Pháp cũng không còn, vì thế việc xóa bỏ chế độ phong kiến quân chủ không có công của Việt Minh, đồng thời, việc lật đổ sự đô hộ của Pháp cũng không có công của Việt Minh.

Ngày 17-8, chính phủ Trần Trọng Kim tổ chức mít tinh chào mừng độc lập, ngày 19/8, hưởng ứng lời kêu gọi mừng độc lập, nhân dân hàng chục vạn người nô nức kéo về Hà Nội đứng đầy quảng trường. Lực lượng Việt Minh đã cho người trà trộn, phát cờ đỏ sao vàng cho người dân, đồng thời dùng vũ lực cướp diễn đàn, hạ hoàng kỳ và treo cờ đỏ sao vàng lên, kêu gọi nhân dân ủng hộ Việt Minh. Trong sách giáo khoa lịch sử còn ghi: "cuộc mít tinh nhanh chóng biến thành cuộc biểu tình cướp chính quyền". Cho dù cướp hay giành, thì đó cũng là hành động chiếm lấy một cách bạo lực thứ vốn không phải của mình.

Trước tình thế này, Nhật đề nghị giúp đỡ chính quyền vua Bảo Đại vãn hồi trật tự và ổn định tình hình, nhưng vua Bảo Đại đã từ chối, ông đã nói một câu nói nổi tiếng: "Ta không muốn một quân đội nước ngoài làm đổ máu thần dân ta". Việc từ chối giúp đỡ từ lực lượng ngoại quốc bảo vệ quyền lực của mình, tránh gây đổ máu cho người Việt cho thấy vua Bảo Đại đã rất coi trọng tinh thần dân tộc, đồng bào, truyền thống "một giọt máu đào hơn ao nước lã". Vì vậy, không thể nói Việt Minh đập tan ách phát xít Nhật, mà phải nói rằng vua Bảo Đại và chính phủ của ông đã trói tay quân Nhật, để nhường lợi thế lại cho "người nhà" mình. Quả là "gặp thời một tốt cũng thành công". Sau khi cướp chính quyền, để củng cố tính chính danh của mình, Việt Minh đã mời vua Bảo Đại tham gia làm cố vấn tối cao, và sau đó thì lựa thời cơ tống vua ra nước ngoài. Trong hồi ký của vua Bảo Đại, ông cũng kể về những điểm này.

Vậy sau khi giành được chính quyền, và chính quyền đó có về tay nhân dân không? Có lẽ câu trả lời đã rõ sau 70 năm. Đến ngày hôm nay, nhân dân Việt Nam vẫn chẳng có một chút quyền gì, nhân dân Việt Nam không được bầu cử một cách thực sự, không được sở hữu đất đai, không được có quyền phúc quyết hiến pháp và những vấn đề hệ trọng của đất nước. Tất cả những thứ quyền căn bản đó không có, những điều khác chỉ là hão huyền.

Và vì vậy, cuộc cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân đó, 70 năm qua vẫn chưa xong.

------------
.

Một số link tham khảo để kiếm chứng sự kiện được viết bên trên, được lấy từ báo lề phải và từ chính người trong cuộc nói, kẻo lại bảo xuyên tạc và bôi nhọ.

Lời người trong cuộc kể về diễn biến ngày 17 và 19 tháng 8.
http://vnexpress.net/…/ky-uc-cuoc-tong-khoi-nghia-o-ha-noi-…

Tổng quan về CMT8.
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Cách_mạng_tháng_Tám

Vua Bảo Đại: https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Bảo_Đại

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét