Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016
Ai là Người Dân Chủ?
Thạch Đạt Lang - Ai là Người Dân Chủ?
Đăng bởi Ha Tran on Thứ Năm, ngày 25 tháng 8 năm 2016 | 25.8.16
Theo tác giả, đây là nhà dân chủ số 1 ở Việt Nam. Ảnh gốc lấy từ Reuters.
Vừa rồi đọc bài “Đôi Điều Trao Đổi Với Tác Giả Nguyễn An Dân” của Kông Kông trên trang Anh Ba Sàm ngày 23.08.2016, thấy có những điểm lý thú, tôi tò mò tìm đọc thêm về bài viết Nổ Súng Yên Bái: Việc đảng hay việc dân của tác giả Nguyễn An Dân. Đi tìm trên mạng, không thấy có bài viết nào ở trong nước “phúc đáp” bài của ông Dân.
Nhận thấy những điều tác giả Kông Kông “trao đổi” với ông Nguyễn An Dân tuơng đối đã đầy đủ, không cần phải nói thêm, duy chỉ có mấy chữ “Người Dân Chủ” trong bài của Nguyễn An Dân khiến tôi hơi bị “bức xúc”, nên suy nghĩ, viết thêm bài này. Nếu có gì sai, sót, xin sẵn sàng nghe ý kiến của quý vị để học hỏi thêm.
Tự điển Merriam Webster định nghĩa Người Dân Chủ (Democrat) như sau: A person who believes in or support democracy, dịch sang tiếng Việt: Người dân chủ là một người tin tưởng vào khái niệm Dân Chủ hoặc ủng hộ (bằng lời nói, hành động) khái niệm đó.
Chữ Democracy là môt khái niệm nhưng đồng thời cũng là một định chế. Định chế (Institution) do hiến pháp (Constitution) quy định nên có thể thay đổi, lý luận tùy theo chế độ cai trị của từng quốc gia. Do đó Lê-Nin, ông tổ cộng sản Nga đã nói rằng: “dân chủ vô sản là dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản”. Dân chủ là dân chủ. Lấy tiêu chuẩn, mẫu mục nào để đánh giá so sánh dân chủ vô sản với dân chủ tư sản? Các lãnh đạo CSVN chộp lấy câu nói này, lập lại như những con vẹt để biện hộ, bào chữa cho chế độ độc tài của họ.
Một bài viết đăng trên Tạp chí Cộng sản, ngày 11-3-2016 “Thực hành và phát huy dân chủ qua 30 năm đổi mới”, có đoạn: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ đối với quảng đại quần chúng nhân dân lao động, là chế độ dân chủ vì lợi ích của đa số. Dân chủ xã hội chủ nghĩa không loại trừ đấu tranh giai cấp, nó kiên quyết đấu tranh chống lại mọi hành vi đi ngược lại những chuẩn mực dân chủ, vi phạm những giá trị dân chủ chân chính của nhân dân. Do vậy, trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ và chuyên chính không tách rời nhau, dân chủ gắn liền với pháp luật, kỷ cương, kỷ luật.”
Như vậy, hiểu theo sự diễn giải về Dân Chủ của người CS, dân chủ và chuyên chính (độc tài) không tách rời nhau. Thế thì, tất cả những ai có lời nói, hành động đi ngược lại các chính sách, chủ trương của nhà nước, của chế độ đều là phản động, chống phá, có âm mưu lật đổ chính quyền, vi phạm pháp luật… Trên thế giới làm gì có quốc gia nào vừa chuyên chế, vừa theo chế độ dân chủ?
Tuy nhiên, chỉ từ thời gian sau thập niên 90, khi gia nhập nền kinh tế thị trường, danh từ “nhà dân chủ” mới xuất hiện ở Việt Nam, do đảng CS sáng tạo ra, để chỉ tất cả những người khác chính kiến với chế độ, không phân biệt việc làm của họ, từ viết báo, bình luận trên facebook, đòi hỏi công đoàn độc lập đến tự do báo chí, từ những người biểu tình chống bất công xã hội, chống giàn khoan HD 981, những người dân oan đi đòi hỏi công lý cho chính bản thân hay cho gia đình, là những nhà dân chủ, để lấy lý do đàn áp, bắt giam, kết tội…
Ba chữ “nhà dân chủ” hay “người dân chủ” cũng bị đám dư luận viên, công an mạng dèm xiểm, chửi bới bằng những ngôn từ thô tục, mất dạy như nhà dâm chủ, nhà rận chủ…
Ở các nước Mỹ, Canada, Đức, Pháp, Ý, Nhật…, nói chung là các nước theo chế độ dân chủ, tự do trên thế giới, không ai gọi một người phản đối sự bất công, một chính sách hay chủ trương của chính quyền, của chế độ là “người dân chủ” (democrat). Cá nhân người đó có thể là đảng viên cộng hòa hay không theo đảng phái nào, họ chỉ thực hiện cái quyền của mình được hiến pháp quy định và định chế cho phép. Chữ Democrat chỉ có nghĩa nói về một người cảm tình viên hay đảng viên đảng dân chủ, một dân biểu, thượng nghị sĩ thuộc đảng dân chủ.
Trong bài của mình, phần nói với người dân chủ, ông Nguyễn An Dân viết: “Ở những người đang tranh đấu dân chủ thì theo tôi càng không nên khuyến khích hay cổ động cho những tư duy như ông Minh, mà là chúng ta chỉ nên cổ động những người đang ở trong hoàn cảnh như ông Minh đứng ra thừa nhận cái sai (nếu bản thân có) và dựa vào nhân dân, cùng với nhân dân và những đảng viên tiến bộ tranh đấu vạch ra cái sai của hệ thống mà ông ấy đang công tác để đòi công lý-công bằng cho mình (nếu bị oan khuất theo giả định của quần chúng là “quít làm cam chịu”) dựa trên đạo đức-pháp luật và quy tắc ứng xử xã hội”.
Không biết căn cứ vào đâu, bài báo trên dư luận lề trái, status trên facebook nào, của ai mà ông Nguyễn An Dân lại có thể viết như vậy? Đi dạo hết trên mạng, từ hai trang Đàn Chim Việt, qua Dân Làm Báo, Dân Luận, Anh Ba Sàm… tìm những cái tên quen thuộc như Phạm Thanh Nghiên. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Lân Thắng… tôi không thấy có lời bình nào khuyến khích hay cổ động cho tư duy của ông Minh, cũng không thấy những nụ cười hả hê, thích thú trong nhận định của họ.
Hơn thế nữa, “tư duy” của ông Minh ra sao? Có bằng chứng, nhân chứng nào quả quyết chắc chắn ông Minh là thủ phạm giết ông Cường và ông Tuấn rồi sau đó tự tử không? Hay tất cả chỉ là kết luận điều tra đầy mờ ám, khuất tất, thiếu logic của công an Yên Bái? Ngay từ đầu bài, chính Nguyễn An Dân cũng viết Đỗ Cường Minh là nghi phạm.
Không ai chối cãi có mâu thuẫn, tranh chấp quyền lợi, địa vị, chỗ ngồi giữa Đỗ Cường Minh, Ngô Ngọc Tuấn, Phạm Duy Cường. Tuy nhiên, căn cứ vào kết luận điều tra sơ sài, cẩu thả, cố tình che giấu sự thật, nguyên nhân vụ án mạng để suy ra tư duy của Đỗ Cường Minh rồi bực tức trước sự hả hê, thích thú của công luận, viết bài khuyên nhủ, dạy bảo người khác, đồng thời chĩa mũi dùi vào những người tranh đấu chống bất công xã hội, tìm cách đổ lỗi cho họ phải, chăng là hành động… an dân?
Một điều khác nữa, giả sử rằng thật sự ông Minh có “tư duy” “đoàng” hai ông Ngô Ngọc Tuấn, Phạm Duy Cường để trả thù thì liệu ai, nhà dân chủ nào, hay chỉ bạn thân, đồng nghiệp, đàn em của ông Minh có thể biết được “tư duy”, hoàn cảnh ông Minh để vận động ông đứng ra thừa nhận cái sai, dựa vào dân để cùng dân vạch ra cái sai của hệ thống để đòi công lý, công bằng cho mình?
Tôi không biết ông Nguyễn An Dân đang sống ở đâu? Hàng ngày ông có đọc báo không? Bao nhiêu kiến nghị của các “lão thành cách mạng”, bao nhiêu đơn từ kêu oan của người dân mất đất, của các án oan, tử tù… có cái nào được phúc đáp, trả lời, chưa nói đến chuyện giải quyết?
Ông Nguyễn An Dân viết: “Chúng ta đang ở trong thời bình chứ không phải thời chiến, tiếng súng nổ thanh toán nhau một cách công khai như thế cũng là điều không nên khuyến khích dù đến từ tư duy nào”.
Không biết lúc các ông Nguyễn Bá Thanh, Phạm Quý Ngọ chết, ông Nguyễn An Dân có tịnh khẩu 3 ngày để tôn trọng nỗi đau của gia đình nghi can, gia đình nạn nhân không nhỉ? Không khuyến khích thanh toán nhau bằng súng đạn công khai, thế có khuyến khích thanh toán nhau bằng thuốc độc, bằng phóng xạ một cách êm ái không hở ông… An Dân?
Nói tóm lại, những người yêu nước, những người tranh đấu cho dân chủ, tự do, cho độc lập dân tộc, cho dân oan, cho tự do báo chí… từng bị bắt giam giữ, tù tội, đánh đập, hăm dọa, tra tấn… ở trong nước, chắc không ai có đủ tiêu chuẩn để trở thành người dân chủ, do đó họ không phản biện bài viết của Nguyễn An Dân cũng là điều dễ hiểu. Họ đã bị kết án, bị theo dõi ngày đêm, vừa ra khỏi nhà đã bị chục cái đuôi đeo theo nên chẳng có ai (rảnh rỗi thời gian), có tâm trí để đi tìm hiểu tư duy của các cán bộ, đảng viên đang bất mãn vì bị chèn ép, vì không được ăn đồng, chia đều, bị hi sinh, tế thần như ông Đỗ Cường Minh.
Người dân chủ theo quan niệm của tôi, như vậy chỉ có thể là các đảng viên đảng cộng sản chứ không ai khác. Chính Nguyễn Phú Trọng đã từng tuyên bố: Dân chủ đến thế là cùng, không thể dân chủ hơn được
Thạch Đạt Lang
(Ba sàm)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét