Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

Chuyện nhà


Lê Luân - Chuyện nhà

Đăng bởi Trung Lập on Chủ Nhật, ngày 17 tháng 7 năm 2016 | 17.7.16



Ls Lê Luân

Tôi thực hiện một cuộc biểu tình mini ở gốc cây gần bờ hồ, từ sáng tới trưa với một cốc trà đá!


Nhìn người ta rần rần phản đối việc Trung Quốc không tuân thủ luật pháp quốc tế với phán quyết của PCA về việc bác bỏ hoàn toàn đường lưỡi bò chín đoạn phi lý của Bắc Kinh vẽ ra trên biển đông mà thấy xấu hổ cho chính mình.


Một anh diễn viên giải trí người Mỹ còn biết lên tiếng phản đối, với những câu từ và lập luận đầy thuyết phục về sự hợp lý của nó, hay những diễn viên, ca sỹ nổi tiếng ở trời Tây còn biết phẫn nộ và bức xúc mà cảm thán và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng cũng như thực hiện theo đúng phán quyết của Toà án dựa trên luật pháp quốc tế. Trong khi giới hoạt động nghệ thuật, trí thức của ta thì hầu như là im lặng, hoặc có phản ứng thì vài dòng yếu ớt như là một sự tham gia cảm tính theo phong trào mà không thấy được chúng xuất phát từ một cái tâm thực sự của lòng yêu nước thường trực và chân chính. Bởi, họ lên tiếng chỉ lúc này mà dường như lặng im tuyệt nhiên trước tất cả những ngày còn lại của cuộc sống, trước mọi bất công và trái ngang của xã hội, của dân tộc mình, dẫu lớn bao nhiêu, dẫu hiển hiện thế nào.


Có nhiều người nói, im lặng có thể cũng được gọi là một loại lòng tốt. Nhưng nhìn ngược lại, im lặng hay phớt lờ trước những bất công và đòi hỏi buộc phải lên tiếng của xã hội thực tại với một người có lương tâm, thì có nghĩa, im lặng, nếu được hiểu là một loại lòng tốt, chắc chắn thứ lòng tốt đó là hoàn toàn vô nghĩa và không sử dụng được, giống như đồng tiền trên tay mà không thể tiêu vậy.


Hemingway đã nói, chẳng có gì là cao quý khi ta hạ thấp người khác. Và tôi cũng nghe thấy câu nói, thế giới chẳng có thằng nào là ngu cả. Đúng là vậy. Chẳng ai ngu cả, chỉ là người ta không sử dụng trí thông minh của mình vào việc có ích và đúng lúc thôi, tất nhiên, người ta cũng không cần phải yêu cầu ai đó trở thành thiên tài như kiểu dùng việc leo cây để đánh giá khả năng của một con cá (Einstein). Và rồi cũng chẳng ai đẹp lên hay phẩm giá hơn khi ta có xu hướng miệt thị mang tính hạ thấp người khác xuống, nhưng chỉ trích là một điều phải làm, thức tỉnh là trách nhiệm của trí thức, đó chính là lời dặn đáng lưu tâm của ông Fukuzawa Yukichi, người đã làm thay đổi dân tộc và con người Nhật Bản để được như hiện nay.


Cũng lại trớ trêu thay, ở đất nước mình, khi người ta không may chết đi, lại là dịp người ta tụ tập để làm những đám ma thật lớn, với mâm cao cỗ đầy, với rượu chè đình đám. Tôi không hiểu lắm về tập tục hoang phí và cả xúc phạm người chết này mà đã tồn tại bao nhiêu năm qua. Người chết có gì vui mà người ta hớn hở trong lúc phải tưởng như tâm trạng đau buồn, lại làm mấy chục mâm cỗ để ăn uống, nhận tiền phúng điếu, rồi nhậu nhẹt, no say? Người chết mà sao dây dưa đến cả vài ngày không chôn cũng chẳng thiêu cho sạch, người ta lại cứ mượn sự chết chóc hay thân xác người chết làm cỗ to để thể hiện sự thương xót của người còn sống dành cho người đã khuất. Và rồi cứ mỗi năm một lần, người ta lại tiếp tục lặp lại vào ngày đó để "cúng giỗ" với những mâm cỗ linh đình, như một thứ tệ nạn mà cả hơn trăm năm trước nhà chí sỹ yêu nước Phan Châu Trinh đã khắc hoạ trong mười điều bi ai của dân tộc mình, là - người dân xứ An Nam sẵn sàng bán trâu, bán nhà cửa, đất đai để lo làm đám ma chay thật to, nhưng khi còn sống lại đối xử tệ bạc với nhau và lười nhác làm ăn.


Còn rất nhiều thứ hủ tục nữa khiến con người ta cứ trong một vòng luẩn quẩn mãi không thoát ra nổi. Chuyện người đàn bà nhẫn nhục chịu đòn từ những ông chồng vũ phu vì lấy lý do "cho những đứa con có đầy đủ cha mẹ", hay đàn bà thì phải bếp núc, chăm con, đàn ông thì phải kiếm tiền và được quyền đi sớm về khuya, mắng chửi, đánh đập vợ con, mà phần lớn hành vi bạo lực (cả vũ lực tay chân lẫn hành hạ tinh thần) phần lớn xuất phát từ sự nhẫn nhục kỳ lạ của những người đàn bà xứ này.
Rồi chuyện người ta sợ người khác biết hôn nhân của mình không hạnh phúc, khi lập gia đình và sống trong cuộc hôn nhân của mình thì họ lại lo cha mẹ, bạn bè, hàng xóm, láng giềng, đồng nghiệp nghĩ gì và có vui hay buồn về hôn nhân hay quyết định chấm dứt hôn nhân của mình không. Trong khi họ sống cuộc đời của họ, hạnh phúc hay khổ đau họ hưởng, nhưng họ lại quá quan tâm, một cách phi lý, đến việc người xung quanh nghĩ gì và muốn gì, muốn mình sống và chấp nhận ra sao, mà đôi khi cưỡng ép mình phải sống theo ý chí của người khác.


Rồi chuyện cha mẹ không chịu học hỏi để có đủ kiến thức trao đổi, dạy dỗ con cái, họ quần quật kiếm tiền mà nghĩ rằng việc dạy dỗ đứa trẻ đã có "nhà trường" lo. Rồi họ không chịu tôn trọng mà làm bạn và trao đổi như hai người lớn nghiêm túc với những đứa con còn nhỏ của mình, họ luôn ép buộc, quát nạt, doạ dẫm, thậm chí đánh đập con cái nếu dám trái ý mình. Vậy là Việt Nam sản sinh ra một thế hệ toàn những đứa trẻ 30 tuổi mà không bao giờ chịu lớn, và chúng trở thành những con người thụ động, thiếu tư duy và khó có phát kiến gì trong nhận thức. Vì chỉ những con người "bất mãn" mới là những người dễ phát minh ra thứ gì đó cho nhân loại, chứ không phải bởi những người chỉ biết nghe theo lối mòn hay vâng lời người khác.


Biển đã chết, và vì vậy, đừng để biển sẽ mất.


Và khi Nho giáo (tâm thức nô lệ, khuất phục) còn trói buộc quá nặng nề dân tộc này, thì cái bóng của Trung Quốc còn chưa thoát khỏi


Lê Luân


(FB Luân Lê)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét