Chỉ có Tổng Bí thư, mới phanh phui được đại án 9.000 tỷ
Đăng bởi Trung Lập on Thứ Sáu, ngày 22 tháng 7 năm 2016 | 22.7.16
Chủ Blog rất buồn khi đăng tái các bài giống như bài này. Pháp luật kiểu gì mà chỉ trông chờ vào Tổng bí thư ? Nó chỉ biểu hiện chế độ đọc quyền, buồn đến thảm hại.
Người ta muốn biết tiền ở đâu ra, của ai và bằng cách nào bị cáo có thể “tiêu hết” số tiền khổng lồ đó trong sự kiểm soát ngặt nghèo của Ngân hàng Nhà nước và các quy định chặt chẽ về tín dụng trong hệ thống pháp luật.
Phạm Công Danh - nguyên chủ tịch HĐQT VNCB (thứ hai từ phải) và đồng phạm - Ảnh: tuổi trẻ
Cái vụ được coi là “đại án” này xảy ra từ lâu, vừa rồi có chỉ đạo trực tiếp từ Tổng Bí thư, vụ án mới được đưa ra xét xử. Riêng chỉ điều đó thôi cũng tạo ra sức hút, mối quan tâm của dư luận. Người ta muốn biết tiền ở đâu ra, của ai và bằng cách nào bị cáo có thể “tiêu hết” số tiền khổng lồ đó trong sự kiểm soát ngặt nghèo của Ngân hàng Nhà nước và các quy định chặt chẽ về tín dụng trong hệ thống pháp luật.
Phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm đang diễn ra tại TP HCM. Cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Xây dựng bị cáo buộc tội “Làm trái các quy định gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng”, với hành vi gây “thất thoát” chừng 9.000 tỷ đồng.
Khởi sự phiên tòa đã có những động thái gây chú ý, đáng kể là chỉ có mặt chưa đến hai phần ba của 156 người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan, trong đó có hàng chục ngân hàng từng có mối quan hệ mật thiết làm ăn với bị cáo đầu vụ đứng trước vành móng ngựa ngày hôm nay: Phạm Công Danh. Các luật sư kiến nghị, tất cả những người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan phải có mặt tại tòa.
Trong một động thái khác, Chủ tọa phiên tòa cũng gửi công văn tới Liên đoàn Luật sư Việt Nam yêu cầu các luật sư tham gia vụ án này phải có mặt suốt trong thời gian diễn ra phiên xử, kéo dài một tháng.
Luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh đề nghị “giải mật” các hồ sơ kiểm định tài sản theo tố tụng hình sự trong vụ án này để đảm bảo quyền lợi cho các bị cáo và người liên quan. Đơn giản là những tài liệu này bị đóng dấu MẬT, vì sao lại phải thế trong một phiên tòa công khai, điều này thiết tưởng phải làm rõ và chấp nhận đề nghị đúng pháp luật từ phía luật sư.
Cũng đáng để ý khi các bị cáo xuất hiện trước Tòa với khuôn mặt bình thản, thậm chí Phạm Công Danh còn “cười nụ”.
Ông ta còn tự bào chữa là “trí nhớ kém” chẳng biết mình đã sử dụng tiền chi tiêu cho cá nhân như thế nào. Điều này dự báo việc thật khó mà làm sáng tỏ các thủ đoạn, hành vi phạm tội, sự câu kết, đường dây làm ăn đối với một bị cáo đầu vụ có “trí nhớ kém”.
Phải chăng do lẫn cẫn mà anh lái xe, bà lao công cũng trở thành giám đốc trong ngân hàng?
Có lẽ là do “trí nhớ kém”, ông này đã phớt lờ ngân hàng của ông bị đặt vào tình trạng kiểm soát chặt chẽ, giao dịch một vụ có từ 5 tỷ trở lên phải xin ý kiến của Tổ kiểm soát Ngân hàng Nhà nước. Thế mà ông ta đã “giao dịch” hàng nghìn tỷ dễ như chơi, vậy “con khủng long đã chui qua lỗ kim” như thế nào, hy vọng phiên tòa sẽ làm rõ điều này.
Vụ đại án cuối cùng sắp kết thúc. Điều mong mỏi của người dân là không có đại án nữa!
Nhị Ngọc
(Pháp Luật)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét