Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

Hai suy nghĩ cuối ngày thứ sáu


Nguyễn Thông - Hai suy nghĩ cuối ngày thứ sáu

Đăng bởi Trung Lập on Thứ Bảy, ngày 11 tháng 7 năm 2015 | 11.7.15





Người ta thường kiêng ngày thứ sáu 13, ngày thứ sáu đen tối. Tôi chả kiêng. Nhưng ngày thứ sáu này 10.7 thì thật buồn.


Trong Sài Gòn sáng nay sập giàn giáo xây dưng nhà cao tầng, ít nhất 3 người chết, gần chục người bị thương, đến giờ vẫn còn phải bới trong đống sắt thép bùng nhùng tìm nạn nhân. Cầu mong sao cho không còn ai trong ấy.


Ngoài huyện Cẩm Giàng (Hải Dương), cái nôi của Tự lực văn đoàn, quê của anh em nhà Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam vang bóng một thời, chính quyền và nhà đầu tư cướp đất của dân, xe ủi bánh xích cán cả lên người đàn bà, nghe đâu đã chết.


Vụ án mạng chết 6 người trong một gia đình hôm qua ở Bình Dương vẫn còn gây xôn xao bởi sự tàn ác tột cùng, sự bất an trong cuộc sống mà người dân không biết mình sẽ được bảo vệ như thế nào.


Nhà vua xứ này vẫn còn đi ngao du trời Tây và thuyết khách.


Tự dưng lẩn thẩn đôi điều:


-Ông tổng bí thư lần này sang Mỹ, tận mắt nhìn thấy bản chất của chủ nghĩa tư bản không phải như lý thuyết mà các ông từng tuyên truyền, bằng chứng là ông đã hết lời ca ngợi người ta, mời mọc người ta sang làm ăn, nhờ vả người ta giúp đỡ, đề nghị người ta công nhận điều này điều khác cho mình, dân người ta sung sướng thế nào... Tôi chỉ đề nghị ông về thì dẹp ngay cái chủ nghĩa xã hội bánh vẽ của các ông đi, tốn phí thời gian của dân tộc quá lắm rồi.


-Tôi không tin chuyện một người bị máy xúc bánh xích chèn cán qua người lại có thể còn sống, cho nên thông tin phải chính xác. Ông bà nào cãi tôi, cứ nằm xuống cho cái máy xúc chục tấn ấy nó cán qua, nếu ông bà chỉ bị thương nhẹ như người đàn bà tội nghiệp ở Cẩm Giàng kia, tôi xin nằm xuống cho nó chạy lên người hai chục lần.


Nhưng công nghiệp hóa kiểu hơn 2 chục năm trở lại đây, nhà nước đã để lại oán hận ngút trời cho người dân, nhất là nông dân. Cái thói bất chấp tất cả để làm lấy được chỉ tạo ra những khu công nghiệp đầy máu và nước mắt dân chúng. Thứ đó không thể gọi là xã hội công bằng, dân chủ, văn minh được. Đó là phát xít, trung cổ không hơn không kém.


Nguyễn Thông


(Blog Nguyễn Thông)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét