Hà Văn Thịnh - Chủ quyền đất nước không phải để kiếm tiền!
Đăng bởi Trung Lập on Thứ Sáu, ngày 10 tháng 7 năm 2015 | 10.7.15
Đọc báo Lao Động (06:55 AM, 6.7.2015), mà không dám tin vào sự hiển hiện của từng con chữ: Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị kê khai để thanh toán hàng tỷ đồng tiền xăng dầu, tiền trách nhiệm đặc biệt..., nhưng chẳng hề tuần tra để bảo vệ chủ quyền biển đảo, hỗ trợ ngư dân trước nạn cướp biển bạo tàn(!) Chắc chắn, nếu truy cứu đúng tội, đúng người, đây đích thị là loại tội ác (nói nhẹ nhất) tiếp tay cho giặc, “thiếu trách nhiệm” với... lòng yêu nước(!), gây hậu quả nghiêm trọng...!
Có cả hàng chục hệ lụy liên quan đến sai phạm trầm trọng này.
Trước hết, ai cũng biết đây đang là thời điểm chủ quyền, quyền chủ quyền của đất nước bị đe dọa và bị tấn công, xâm lấn từ nhiều hình thức; trong đó, vấn đề biển đảo là thách thức nhiều hiểm họa nhất. Chính vì lý do này mà Đảng và Nhà nước đã đầu tư rất nhiều cho các lực lượng vũ trang – đặc biệt là bộ đội biên phòng. Lực lượng biên phòng luôn đứng đầu sóng ngọn gió để bảo đảm, gìn giữ sự an bình cho quê hương, Tổ quốc. Hành động giả vờ yêu nước, giả đò về trách nhiệm, giả mạo về hành động, của lực lượng tuần tra biển trực thuộc BĐBP tỉnh Quảng Trị đã đi ngược lại lợi ích của toàn thể dân tộc, nếu không muốn nói là có dấu hiệu mờ mắt vì tiền, phản bội Tổ quốc.
Thử hình dung xem sự nguy hại khó lường của tội ác rất dễ thực hiện này. Không một ai có thể giám sát những hải trình tuần tra, bảo vệ ngư dân, bảo vệ chủ quyền của BĐBP ngoài... chính lực lượng biên phòng! Quảng Trị là tỉnh có bờ biển rất ngắn: chỉ 75km trong tổng số 3.300km bờ biển của cả nước. Nếu sai phạm trên của BĐBP Quảng Trị không được phát hiện mà “lây lan” ra khắp 26 tỉnh, thành khác (nước ta có 27 tỉnh, thành có bờ biển) thì đúng là thảm họa.
Xét về mặt lương tâm, đạo đức của công dân (chưa nói đến bổn phận, trách nhiệm của người chiến sĩ) thì, có lẽ, chẳng đủ ngôn từ để bàn luận. Những con người vô lương đó đã “đánh” chính xác vào điểm nhạy cảm nhất là tuần tra để hỗ trợ, bảo vệ ngư dân trước các hành động xâm lấn, tấn công của “tàu lạ”; thế nhưng, “mục đích” tốt đẹp đó đã bị lợi dụng bằng cách trả lời tàn nhẫn nhất: họ để mặc cho ngư dân Quảng Trị thân cô, thế đơn giữa muôn trùng sóng nước, phải đối mặt với vô vàn thủ đoạn tàn độc, thâm hiểm của đủ các loại cướp bể tham tàn.
Một điều cũng rất đáng phải bàn, phải nghĩ là các vụ việc trên xảy ra từ năm 2013 – có nghĩ là tầm, mức của sai phạm là hết sức đáng báo động: không thể liên tục tuần tra trên giấy nếu những kẻ tham gia chỉ là một nhóm nhỏ, cấp thấp mà phải là cả một hệ thống được tổ chức đồng bộ, quy mô từ trên xuống dưới. Nghi vấn trên chẳng có gì là quá đáng khi ta biết ngay cả tàu cá ngư dân cũng được định vị từng vị trí khi tham gia đánh bắt ngoài biển khơi. Có lẽ nào tàu tuần tra của BĐBP không di chuyển mà các trạm radar không biết? Nếu không biết thì làm sao “biết” được khi tàu của kẻ thù tấn công, xâm lấn vào vùng lãnh hải của đất nước?
Xa và sâu hơn nữa là ngoài nguyên nhân vì tiền, liệu còn có động cơ nào khác không, cũng là điều mà dư luận đòi hỏi phải trả lời thỏa đáng. Câu hỏi này không hề là một dự liệu ít căn cứ, nhất là, trong tình hình biển đảo phức tạp như hiện nay...
Người viết bài này rất mong muốn rằng chuyện tuần tra trên giấy, coi chủ quyền đất nước như một “món hàng” để đùa giỡn, đổi trao, chỉ là một hiện tượng, một vết đen xấu rất nhỏ trong tập thể có truyền thống anh hùng, bất khuất, kiên trung luôn được nhân dân tin yêu là BĐBP. Chính vì thế, cần phải nghiêm trị tội ác và tất cả những kẻ thủ ác đồng thời phải cảnh báo rộng rãi loại tội phạm này, đúng như lời Bác Hồ đã dạy, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Không có gì nguy hiểm hơn khi nạn dịch tham nhũng lây lan đến BĐBP...
Huế, 9.7.2015
Hà Văn Thịnh
(Dân Luận)
Trước hết, ai cũng biết đây đang là thời điểm chủ quyền, quyền chủ quyền của đất nước bị đe dọa và bị tấn công, xâm lấn từ nhiều hình thức; trong đó, vấn đề biển đảo là thách thức nhiều hiểm họa nhất. Chính vì lý do này mà Đảng và Nhà nước đã đầu tư rất nhiều cho các lực lượng vũ trang – đặc biệt là bộ đội biên phòng. Lực lượng biên phòng luôn đứng đầu sóng ngọn gió để bảo đảm, gìn giữ sự an bình cho quê hương, Tổ quốc. Hành động giả vờ yêu nước, giả đò về trách nhiệm, giả mạo về hành động, của lực lượng tuần tra biển trực thuộc BĐBP tỉnh Quảng Trị đã đi ngược lại lợi ích của toàn thể dân tộc, nếu không muốn nói là có dấu hiệu mờ mắt vì tiền, phản bội Tổ quốc.
Thử hình dung xem sự nguy hại khó lường của tội ác rất dễ thực hiện này. Không một ai có thể giám sát những hải trình tuần tra, bảo vệ ngư dân, bảo vệ chủ quyền của BĐBP ngoài... chính lực lượng biên phòng! Quảng Trị là tỉnh có bờ biển rất ngắn: chỉ 75km trong tổng số 3.300km bờ biển của cả nước. Nếu sai phạm trên của BĐBP Quảng Trị không được phát hiện mà “lây lan” ra khắp 26 tỉnh, thành khác (nước ta có 27 tỉnh, thành có bờ biển) thì đúng là thảm họa.
Xét về mặt lương tâm, đạo đức của công dân (chưa nói đến bổn phận, trách nhiệm của người chiến sĩ) thì, có lẽ, chẳng đủ ngôn từ để bàn luận. Những con người vô lương đó đã “đánh” chính xác vào điểm nhạy cảm nhất là tuần tra để hỗ trợ, bảo vệ ngư dân trước các hành động xâm lấn, tấn công của “tàu lạ”; thế nhưng, “mục đích” tốt đẹp đó đã bị lợi dụng bằng cách trả lời tàn nhẫn nhất: họ để mặc cho ngư dân Quảng Trị thân cô, thế đơn giữa muôn trùng sóng nước, phải đối mặt với vô vàn thủ đoạn tàn độc, thâm hiểm của đủ các loại cướp bể tham tàn.
Một điều cũng rất đáng phải bàn, phải nghĩ là các vụ việc trên xảy ra từ năm 2013 – có nghĩ là tầm, mức của sai phạm là hết sức đáng báo động: không thể liên tục tuần tra trên giấy nếu những kẻ tham gia chỉ là một nhóm nhỏ, cấp thấp mà phải là cả một hệ thống được tổ chức đồng bộ, quy mô từ trên xuống dưới. Nghi vấn trên chẳng có gì là quá đáng khi ta biết ngay cả tàu cá ngư dân cũng được định vị từng vị trí khi tham gia đánh bắt ngoài biển khơi. Có lẽ nào tàu tuần tra của BĐBP không di chuyển mà các trạm radar không biết? Nếu không biết thì làm sao “biết” được khi tàu của kẻ thù tấn công, xâm lấn vào vùng lãnh hải của đất nước?
Xa và sâu hơn nữa là ngoài nguyên nhân vì tiền, liệu còn có động cơ nào khác không, cũng là điều mà dư luận đòi hỏi phải trả lời thỏa đáng. Câu hỏi này không hề là một dự liệu ít căn cứ, nhất là, trong tình hình biển đảo phức tạp như hiện nay...
Người viết bài này rất mong muốn rằng chuyện tuần tra trên giấy, coi chủ quyền đất nước như một “món hàng” để đùa giỡn, đổi trao, chỉ là một hiện tượng, một vết đen xấu rất nhỏ trong tập thể có truyền thống anh hùng, bất khuất, kiên trung luôn được nhân dân tin yêu là BĐBP. Chính vì thế, cần phải nghiêm trị tội ác và tất cả những kẻ thủ ác đồng thời phải cảnh báo rộng rãi loại tội phạm này, đúng như lời Bác Hồ đã dạy, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Không có gì nguy hiểm hơn khi nạn dịch tham nhũng lây lan đến BĐBP...
Huế, 9.7.2015
Hà Văn Thịnh
(Dân Luận)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét