Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Biên giới Bắc Việt Nam: Bắc Kinh 'biến đau thương thành hành động'?


VNTB- Biên giới Bắc Việt Nam: Bắc Kinh 'biến đau thương thành hành động'?

Ảnh tư liệu về một cuộc tập trận binh chủng hợp thành của quân khu Quảng Châu, TQ

Thường Sơn (VNTB) - Ngay sau chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng cùng thời gian gần một tháng 'mất tích' của đương kim bộ trưởng quốc phòng VN Phùng Quang Thanh - người mang quan điểm 'gần gũi' với Trung Quốc, Bắc Kinh như đang 'biến đau thương thành hành động'.


Trong khoảng một tuần qua, đã xuất hiện tin tức trên mạng xã hội về động thái Trung Quốc điều quân từ Vân Nam, Quảng Tây áp sát biên giới Việt Nam. Khoảng thời gian này lại trùng với sự hiện diện đầy tính đe dọa của giàn khoan HD 981 ở Biển Đông.


Vào giữa năm 2014, trong lúc HD 981 mặc sức tung hoành ở Biển Đông mà không có bất cứ tuyên bố lên án nào của chính quyền và quốc hội VN, cũng xuất hiện nhiều tin tức cho biết Trung Quốc điều động đến 600.000 quân từ các quân khu Quảng Tây và Vân Nam áp sát biên giới Việt Nam. Đó cũng là lúc mà giới chuyên gia phải đặt là câu hỏi 'liệu Trung Quốc có tấn công Việt Nam?".


Vào giữa năm nay, câu hỏi này đang được lặp lại, nhưng còn áp sát hơn.


Bài báo của tờ Giáo dục Việt Nam dưới đây là một thông tin đáng chú ý, không chỉ về nội dung cảnh báo về sự xuất hiện của quân đội Trung Quốc ở khu vực biên giới, mà đây là một lần hiếm hoi sau nhiều năm, một tờ báo nhà nước lên tiếng đồng thuận với 'tin đồn' trên mạng xã hội, trong khi hệ thống báo đảng hoàn toàn chưa có phản ứng gì.


Mới đây, người phát ngôn Bộ ngoại giao VN đã cho rằng tin đồn về việc VN điều khí tài quân sự vào biên giới Tây Nam là "không xác thực'. Tuy nhiên trước làn sóng rộng khắp không chỉ là tin đồn mà còn là những hình ảnh rất cụ thể, Bộ ngoại giáo VN dường như né tránh việc giải thích như thế nào là 'không xác thực'.


Dù thế nào, cả hai mặt biên giới phía Bắc và Tây Nam đều đang có dấu hiệu căng thẳng. Bất chấp việc Phó thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ đang tiếp xúc với giới lãnh đạo VN và có thể 'chuẩn bị cho chuyến thăm VN của Tập Cận Bình', bàn tay đạo diễn của Trung Quốc ở biên giới Tây Nam là điều khó hoài nghi.
-----------------------------

Tin liên quan:



Cảnh giác trước tin động thái quân sự của TQ ở biên giới



(GDVN) - Dù thông tin này chưa được Trung Quốc chính thức công bố nhưng chúng ta cần hết sức cảnh giác

Ủy ban đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam lên án Trung Quốc hạ đặt giàn khoanBiển Đông: Pháp lên tiếng, Nga vẫn im lặngTQ ghen tị, cố tỏ ra lo ngại với những trang bị cơ bản của VNTQ vu cáo, đe dọa Việt Nam có thể nếm trải lại "bài học lịch sử"



Ảnh tư liệu về một cuộc tập trận binh chủng hợp thành của quân khu Quảng Châu, TQ


Ngày 15/5/2014, xuất hiện thông tin quân đội Trung Quốc báo động sẵn sàng chiến đấu ở cấp độ 3 đối với các đơn vị quân đội trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam giáp biên với Việt Nam.


Thông tin này được Thông tấn xã Đài Loan trích dẫn từ nguồn tin của đài truyền hình Thương nghiệp Hồng Kông. >> xem chi tiết tại ĐÂY


Theo đó tất cả sĩ quan binh sĩ 100% trực chiến trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang trên Biển Đông (sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam).


Dù thông tin này chưa được Trung Quốc chính thức công bố nhưng chúng ta cần hết sức cảnh giác bởi động thái này bởi Trung Quốc vốn là "bậc thầy" của những toan tính và thủ đoạn nham hiểm và chúng ta đã có những bài học trong quá khứ.


Từ xưa đến nay Trung Quốc luôn sử dụng chiến thuật dương đông kích tây, chỉ hành động vào lúc, vào thế khi đối phương hoàn toàn bị bất ngờ.


Một nhà quan sát ở Hà Nội cho biết dù thế nào đi nữa các thông tin như vậy cần phải hết sức cảnh giác, đề phòng cao độ trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc đang có đối đầu trên Biển Đông xuất phát từ việc Trung Quốc đưa lực lượng và phương tiện của mình xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Nếu đây là động thái từ Bắc Kinh, có thể nhận định đây là một trong những động thái gia tăng áp lực, tăng cường đe dọa từ phía Trung Quốc hòng buộc láng giềng phải xuống thang, nhượng bộ.
Cho đến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ trút giàn khoan 981 và đội hình tàu hải quân, hải giám của mình ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.




Chiến tranh biên giới 1979 chống quân xâm lược Trung Quốc là một bài học chưa thể nào quên
Về lý thuyết quốc phòng, khi một quốc gia có chung đường biên giới trên bộ thì khi xảy ra mâu thuẫn, các bên sẽ có phương án phòng thủ của riêng mình nên thông tin Trung Quốc báo động sẵn sàng chiến đấu đối với các lực lượng giáp biên với Việt Nam là hoàn toàn có thể.


Tình hình Ucraine, Syria vẫn đang có những diễn biến phức tạp, dư luận thế giới bị phân tán và đây là thời điểm chúng ta cần hết sức cảnh giác, phải luôn sẵn sàng chủ động giải quyết, đối phó với tất cả các nguy cơ có thể xảy ra.


Trường Sa
Giáo dục

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét