Văn Miếu Vĩnh Phúc: THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG DI SẢN QG LÊN TIẾNG
Văn Miếu Vĩnh Phúc đã bước vào giai đoạn hoàn thiện nhưng phải tạm dừng xây dựng
do gặp khó khăn về vật liệu. Ảnh: Quý Đoàn.
Chuyên gia văn hoá: Xây văn miếu cấp tỉnh hơn 300 tỷ đồng là lãng phí
VNExpress
Thứ năm, 11/6/2015 | 02:00 GMT+7
Nhiều ủy viên Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia đánh giá, trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, việc chi ngân sách 271 tỷ đồng xây văn miếu cấp tỉnh là lãng phí. Công trình khó phát huy tác dụng giáo dục tinh thần hiếu học do không có bề dày lịch sử.
Văn Miếu 271 tỷ đồng ở Vĩnh Phúc
Trao đổi với VnExpress, GS Trần Lâm Biền, ủy viên Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia, bày tỏ băn khoăn "có cần thiết đầu tư 271 tỷ đồng để xây mới một văn miếu cấp tỉnh". Theo nhà nghiên cứu văn hoá này, văn miếu trước kia chỉ có ở cấp trung ương, đến thời Gia Long - Minh Mạng mới mở rộng cho các tỉnh xây dựng, như văn miếu Trấn Biên (Đồng Nai), văn miếu Xích Đằng (Hưng Yên). Điểm đặc biệt của văn miếu địa phương là chỉ thờ các nhà nho Việt và quan trọng hơn phải có tác dụng với xã hội như giáo dục tinh thần hiếu học.
"Nếu chỉ vì một văn miếu không còn mà cho xây mới một văn miếu khác liệu có đáng? Nếu Vĩnh Phúc không nghiên cứu kỹ càng, làm vội vàng thì công trình này chỉ là một ngôi đền thờ chứ không đúng tinh thần văn miếu", GS Biền trăn trở.
Theo GS Biền, nếu đứng ở góc độ xây mới văn miếu nhằm phát huy giá trị giáo dục thì chỉ văn miếu ở Hà Nội mới có đủ tầm, bề dày lịch sử để làm điều đó. "Văn miếu của trung ương, tỉnh không bắt chước được đâu. Văn miếu Vĩnh Phúc chỉ có tác dụng vừa phải", GS Biền nhấn mạnh.
Với các lý do trên, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia cho rằng, 271 tỷ đồng đầu tư xây dựng là "không xứng tầm với vai trò và tác dụng của một văn miếu cấp tỉnh". Số tiền đó nếu do xã hội hoá đã cần xem xét sử dụng sao cho hiệu quả, hợp lý, còn là từ ngân sách địa phương thì càng không nên. "Trong ý thức của con người, vật chất càng nặng bao nhiêu thì giá trị tinh thần càng giảm bấy nhiêu. Cũng như một ngôi chùa càng làm to lớn, diêm dúa thì càng níu kéo con người khó thoát ly khỏi vật chất để tĩnh tại tâm linh, tinh thần được giải thoát", nhà nghiên cứu văn hoá phân tích.
GS Nguyễn Chí Bền, một ủy viên khác của Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia, cũng cho rằng đầu tư 271 tỷ đồng để xây văn miếu trong giai đoạn kinh tế đất nước còn khó khăn là lãng phí. Với điều kiện thiếu thốn của Việt Nam và ngay ở tỉnh Vĩnh Phúc, còn có nhiều việc cần đầu tư hơn như: xây trường học, nhà ở, bệnh viện... cho đồng bào nghèo khó.
"Việc xây dựng một thiết chế tuyên truyền cho sự học là cần thiết nhưng đầu tư đến 271 tỷ đồng, đặc biệt lấy từ nguồn ngân sách - tiền thuế của nhân dân, là một sự lãng phí lớn", GS Bền nói.
Chuyên gia văn hoá phân tích thêm, dù văn miếu mới được xây dựng trên cơ sở văn miếu phủ Tam Đới đã mất cách đây 300 năm nhưng nó không có bề dày lịch sử nên khó phát huy được tác dụng thực tiễn kể cả về tâm linh hay du lịch.
Giáo sư Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Nghiên cứu văn hoá Việt Nam, TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Nghiên cứu tôn giáo thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đều đồng quan điểm Vĩnh Phúc đã quá lãng phí khi đầu tư 271 tỷ đồng để xây văn miếu.
Văn miếu tỉnh Vĩnh Phúc được khởi công xây dựng năm 2012 trên diện tích rộng hơn 4,2 ha với hàng chục hạng mục công trình đồ sộ như: tứ trụ bằng đá xanh Thanh Hóa nguyên khối; cầu bằng đá khối xanh tự nhiên; nghi môn, hồ Thiền Quang, bia tiến sĩ, khu thờ chính với tiền đường có quy mô 5 gian 2 dĩ, kết cấu gỗ lim trang trí "cá chép vượt vũ môn", mái cong lợp ngói mũi hài. Kinh phí đầu tư cho dự án là 271 tỷ đồng từ 100% ngân sách của tỉnh.
Văn Miếu Vĩnh Phúc đã bước vào giai đoạn hoàn thiện nhưng phải tạm dừng xây dựng
do gặp khó khăn về vật liệu. Ảnh: Quý Đoàn.
Theo UBND tỉnh, văn miếu được xây dựng thể hiện tinh thần “tôn sư trọng đạo, kính trọng hiền tài”, là sự tiếp nối truyền thống hiếu học lâu đời của cha ông. Đây cũng là biểu tượng cho truyền thống văn hiến của tỉnh, có tác dụng giáo dục truyền thống văn hóa, hiếu học, tôn vinh các nhân tài làm rạng danh mảnh đất và con người Vĩnh Phúc. Công trình này cũng nhằm kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của văn miếu phủ Tam Đới từng tồn tại cách nay khoảng 300 năm tại xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường.
Quỳnh Trang
VNExpress
Thứ năm, 11/6/2015 | 02:00 GMT+7
Nhiều ủy viên Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia đánh giá, trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, việc chi ngân sách 271 tỷ đồng xây văn miếu cấp tỉnh là lãng phí. Công trình khó phát huy tác dụng giáo dục tinh thần hiếu học do không có bề dày lịch sử.
Văn Miếu 271 tỷ đồng ở Vĩnh Phúc
Trao đổi với VnExpress, GS Trần Lâm Biền, ủy viên Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia, bày tỏ băn khoăn "có cần thiết đầu tư 271 tỷ đồng để xây mới một văn miếu cấp tỉnh". Theo nhà nghiên cứu văn hoá này, văn miếu trước kia chỉ có ở cấp trung ương, đến thời Gia Long - Minh Mạng mới mở rộng cho các tỉnh xây dựng, như văn miếu Trấn Biên (Đồng Nai), văn miếu Xích Đằng (Hưng Yên). Điểm đặc biệt của văn miếu địa phương là chỉ thờ các nhà nho Việt và quan trọng hơn phải có tác dụng với xã hội như giáo dục tinh thần hiếu học.
"Nếu chỉ vì một văn miếu không còn mà cho xây mới một văn miếu khác liệu có đáng? Nếu Vĩnh Phúc không nghiên cứu kỹ càng, làm vội vàng thì công trình này chỉ là một ngôi đền thờ chứ không đúng tinh thần văn miếu", GS Biền trăn trở.
Theo GS Biền, nếu đứng ở góc độ xây mới văn miếu nhằm phát huy giá trị giáo dục thì chỉ văn miếu ở Hà Nội mới có đủ tầm, bề dày lịch sử để làm điều đó. "Văn miếu của trung ương, tỉnh không bắt chước được đâu. Văn miếu Vĩnh Phúc chỉ có tác dụng vừa phải", GS Biền nhấn mạnh.
Với các lý do trên, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia cho rằng, 271 tỷ đồng đầu tư xây dựng là "không xứng tầm với vai trò và tác dụng của một văn miếu cấp tỉnh". Số tiền đó nếu do xã hội hoá đã cần xem xét sử dụng sao cho hiệu quả, hợp lý, còn là từ ngân sách địa phương thì càng không nên. "Trong ý thức của con người, vật chất càng nặng bao nhiêu thì giá trị tinh thần càng giảm bấy nhiêu. Cũng như một ngôi chùa càng làm to lớn, diêm dúa thì càng níu kéo con người khó thoát ly khỏi vật chất để tĩnh tại tâm linh, tinh thần được giải thoát", nhà nghiên cứu văn hoá phân tích.
GS Nguyễn Chí Bền, một ủy viên khác của Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia, cũng cho rằng đầu tư 271 tỷ đồng để xây văn miếu trong giai đoạn kinh tế đất nước còn khó khăn là lãng phí. Với điều kiện thiếu thốn của Việt Nam và ngay ở tỉnh Vĩnh Phúc, còn có nhiều việc cần đầu tư hơn như: xây trường học, nhà ở, bệnh viện... cho đồng bào nghèo khó.
"Việc xây dựng một thiết chế tuyên truyền cho sự học là cần thiết nhưng đầu tư đến 271 tỷ đồng, đặc biệt lấy từ nguồn ngân sách - tiền thuế của nhân dân, là một sự lãng phí lớn", GS Bền nói.
Chuyên gia văn hoá phân tích thêm, dù văn miếu mới được xây dựng trên cơ sở văn miếu phủ Tam Đới đã mất cách đây 300 năm nhưng nó không có bề dày lịch sử nên khó phát huy được tác dụng thực tiễn kể cả về tâm linh hay du lịch.
Giáo sư Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Nghiên cứu văn hoá Việt Nam, TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Nghiên cứu tôn giáo thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đều đồng quan điểm Vĩnh Phúc đã quá lãng phí khi đầu tư 271 tỷ đồng để xây văn miếu.
Văn miếu tỉnh Vĩnh Phúc được khởi công xây dựng năm 2012 trên diện tích rộng hơn 4,2 ha với hàng chục hạng mục công trình đồ sộ như: tứ trụ bằng đá xanh Thanh Hóa nguyên khối; cầu bằng đá khối xanh tự nhiên; nghi môn, hồ Thiền Quang, bia tiến sĩ, khu thờ chính với tiền đường có quy mô 5 gian 2 dĩ, kết cấu gỗ lim trang trí "cá chép vượt vũ môn", mái cong lợp ngói mũi hài. Kinh phí đầu tư cho dự án là 271 tỷ đồng từ 100% ngân sách của tỉnh.
Văn Miếu Vĩnh Phúc đã bước vào giai đoạn hoàn thiện nhưng phải tạm dừng xây dựng
do gặp khó khăn về vật liệu. Ảnh: Quý Đoàn.
Theo UBND tỉnh, văn miếu được xây dựng thể hiện tinh thần “tôn sư trọng đạo, kính trọng hiền tài”, là sự tiếp nối truyền thống hiếu học lâu đời của cha ông. Đây cũng là biểu tượng cho truyền thống văn hiến của tỉnh, có tác dụng giáo dục truyền thống văn hóa, hiếu học, tôn vinh các nhân tài làm rạng danh mảnh đất và con người Vĩnh Phúc. Công trình này cũng nhằm kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của văn miếu phủ Tam Đới từng tồn tại cách nay khoảng 300 năm tại xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường.
Quỳnh Trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét