CẦN XỬ LÝ HÀNH VI LÀM GIẢ MẠO "NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM"
Phạm Đình Khanh
Tôi cho rằng với bài “Trả lời các cư dân mạng có tham gia “ bình loạn” về bài “ Những phù thủy của văn nô” - của nhà biên khảo Thái Doãn Hiểu - đăng trên Tễublog, ngày 31/5, một lần nữa đã giải quyết rốt ráo “ vấn đề nhật ký Đặng Thùy Trâm”; thậm chí, chỉ với điểm 5.2, ông đã vạch trần cái gọi là “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” của nhà xuất bản văn học năm 2005. Tuy nhiên, chúng tôi xin cung cấp thêm một thông tin thú vị để bạn đọc tử tế có thể nhận diện rõ hơn vụ việc này.
1. Trước hết, mời bạn đọc xem Điều 284 Bộ luật hình sự.
Điều 284 Bộ luật hình sự quy định:
"1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
b) Làm, cấp giấy tờ giả;
c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng”.
2. Có gì liên quan không giữa sự kiện nhật ký ĐTT với điều luật này? Có đấy! Sự kiện ấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.
Mười năm trước, những người trực tiếp và gián tiếp tham gia vào việc chuyển cuốn nhật ký của ĐTT - vốn là của riêng người viết – thành một cuốn sách và phát hành rộng khắp, đã từng “sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu ( đã thêm bớt, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm cho cuốn nhật ký không còn phản ánh đúng sự thực khách quan nữa). Những người này có chức vụ, quyền hạn nên có khả năng tiếp cận cuốn nhật ký gốc và họ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm cho nội dung của giấy tờ, tài liệu sai lệch….không còn tính nguyên vẹn của nó.
Xin bạn đọc chú ý tiết a ( Khoản 1); các tiết a,b,đ ( Khoản 2); Khoản 3 và Khoản 4 của điều luật, mà người viết những dòng này cố ý in đậm để bạn đọc tiện chú ý và liên hệ, thì sẽ thấy rõ hơn.
3. Lại có thể nói hành vi giả mạo 10 năm trước của những người trực tiếp biến cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm thành tác phẩm văn học (như bạn đọc đã thấy) là hành vi nguy hiểm, đã gây hậu quả nghiêm trọng. Nói vậy chưa đủ mà có lẽ phải nói là đã gây hậu quả rất nghiêm trọng – nhưng nói thế dường như vẫn chưa đủ, mà phải nói lại cho chính xác hơn là đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Bởi vì, bằng việc làm ấy, họ đã:
- Xúc phạm vong linh người viết cuốn nhật ký, đã khuất. Tại sao lại đem sửa chữa, bổ sung, thêm bớt…nhật ký của người ta rồi đem nhật ký – vốn dĩ là những ghi chép rất riêng tư, rất riêng tư của người ta – làm thành sách rồi trưng ra trước bàn dân thiên hạ?
- Xúc phạm hàng chục triệu độc giả trong nước, ngoài nước ( bạn đọc được thưởng thức nhầm một sản phẩm giả)
- Khiến hàng chục triệu bạn đọc bán tín bán nghi, hoang mang, thất vọng và mất niềm tin.
Tóm lại, hậu quả tác hại của hành vi giả mạo của những người sửa chữa rồi đem in ấn thành sách, cuốn nhật ký Đặng Thùy Trâm năm 2015, đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng mà có lẽ đến nay chúng ta vẫn chưa đánh giá hết được./.
.
P.Đ.K
Nguồn: Khanh Phạm Đình09:40 Ngày 11 tháng 06 năm 2015
1. Trước hết, mời bạn đọc xem Điều 284 Bộ luật hình sự.
Điều 284 Bộ luật hình sự quy định:
"1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
b) Làm, cấp giấy tờ giả;
c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng”.
2. Có gì liên quan không giữa sự kiện nhật ký ĐTT với điều luật này? Có đấy! Sự kiện ấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.
Mười năm trước, những người trực tiếp và gián tiếp tham gia vào việc chuyển cuốn nhật ký của ĐTT - vốn là của riêng người viết – thành một cuốn sách và phát hành rộng khắp, đã từng “sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu ( đã thêm bớt, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm cho cuốn nhật ký không còn phản ánh đúng sự thực khách quan nữa). Những người này có chức vụ, quyền hạn nên có khả năng tiếp cận cuốn nhật ký gốc và họ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm cho nội dung của giấy tờ, tài liệu sai lệch….không còn tính nguyên vẹn của nó.
Xin bạn đọc chú ý tiết a ( Khoản 1); các tiết a,b,đ ( Khoản 2); Khoản 3 và Khoản 4 của điều luật, mà người viết những dòng này cố ý in đậm để bạn đọc tiện chú ý và liên hệ, thì sẽ thấy rõ hơn.
3. Lại có thể nói hành vi giả mạo 10 năm trước của những người trực tiếp biến cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm thành tác phẩm văn học (như bạn đọc đã thấy) là hành vi nguy hiểm, đã gây hậu quả nghiêm trọng. Nói vậy chưa đủ mà có lẽ phải nói là đã gây hậu quả rất nghiêm trọng – nhưng nói thế dường như vẫn chưa đủ, mà phải nói lại cho chính xác hơn là đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Bởi vì, bằng việc làm ấy, họ đã:
- Xúc phạm vong linh người viết cuốn nhật ký, đã khuất. Tại sao lại đem sửa chữa, bổ sung, thêm bớt…nhật ký của người ta rồi đem nhật ký – vốn dĩ là những ghi chép rất riêng tư, rất riêng tư của người ta – làm thành sách rồi trưng ra trước bàn dân thiên hạ?
- Xúc phạm hàng chục triệu độc giả trong nước, ngoài nước ( bạn đọc được thưởng thức nhầm một sản phẩm giả)
- Khiến hàng chục triệu bạn đọc bán tín bán nghi, hoang mang, thất vọng và mất niềm tin.
Tóm lại, hậu quả tác hại của hành vi giả mạo của những người sửa chữa rồi đem in ấn thành sách, cuốn nhật ký Đặng Thùy Trâm năm 2015, đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng mà có lẽ đến nay chúng ta vẫn chưa đánh giá hết được./.
.
P.Đ.K
Nguồn: Khanh Phạm Đình09:40 Ngày 11 tháng 06 năm 2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét