Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

SỰ NGU XUẨN VÀ THAM LAM CỦA DỰ ÁN LÁT ĐÁ HỒ GƯƠM


SỰ NGU XUẨN VÀ THAM LAM CỦA DỰ ÁN LÁT ĐÁ HỒ GƯƠM



Một đoạn vỉa hè hồ Gươm được lật lên lát đá xanh cỡ lớn năm 2014.


Lời bàn của Kỹ sư Lê Dũng:

Về mặt khoa học, thằng nào dân kiến trúc hay xây dựng mang ý tưởng lát đá tấm lớn ra hè hay phố là cực ngu và vô học, chắc mấy thằng đó không học về vật liệu ngày nào.

Hè phố vì sao phải lát gạch tự chèn ? Vì sao không bât mạch xi măng các khe gạch? Vì sao gạch chỉ kích thước vừa phải, chi 100 'x 200 hay 200 x 200 là chính?


Đó là nguyên tắc để khi mưa thì nước có phần thoát vào cống, có phần ngấm vào đất qua khe gạch, dưới gạch là cát đầm trên đất nên sẽ có nước thấm xuống cho cây cối, cũng giúp thoát nước mưa một phần.

Gạch chèn bản thân nó rất rẻ, dễ sx, mặt lại không bị mòn trơn, thay thế dễ, sản xuất bằng vật liệu rẻ và tận dụng cát, đá nhỏ để sx ra nó.

Đá xanh là tài nguyên Quốc gia, giá đắt, lát khó, không thoát nước được, bị mòn thì trơn trượt nguy hiểm...

Đấy, thấy bọn quản lý HN nó ngu thế nào chưa, chúng chỉ tìm cách ăn và ăn thôi, không quan tâm đến tối ưu kỹ thuật và kinh tế cho ngân khố.
______


Hà Nội sẽ chi hàng chục tỷ thay đá lát Hồ Gươm?

Báo Đất Việt
Thứ Bảy, 30/05/2015 15:21

Sau 5 năm dừng dự án dùng đá xanh cỡ lớn lát vỉa hè Hồ Gươm, do vướng phản ứng của người dân, HN đã quyết định tái thực hiện dự án.

Ngày 29/5, Văn phòng UBND TP Hà Nội phát đi thông báo ý kiến của Phó chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng về đề nghị cải tạo chỉnh trang đô thị xung quanh hồ Gươm của quận Hoàn Kiếm.

Đồng ý cho tái triển khai dự án, ông Hùng yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát cụ thể các hạng mục cần tải tạo, chỉnh trang, phương án bổ sung, cách thức tổ chức thực hiện, báo cáo thành phố trong tháng 6.

Theo UBND quận Hoàn Kiếm, trước đó, dự án được thành phố giao quận làm chủ đầu tư, thực hiện bằng ngân sách quận để chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, triển khai xây dựng năm 2010.

Trong quá trình triển khai, do không nhận được sự đồng thuận của người dân, chủ tịch thành phố đã chỉ đạo tạm dừng dự án để lấy ý kiến nhân dân.

“Kết quả lấy phiếu, tỷ lệ người dân đồng tình ủng hộ triển khai dự án 87,8%”, quận Hoàn Kiếm thông báo.

Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm cho hay, từ kết quả lấy ý kiến người dân, quận đã có văn bản đề nghị và được thành phố cho tiếp tục triển khai dự án từ năm 2012.

Tuy nhiên, thời điểm trên đang có một số nghiên cứu quy hoạch và thiết kế đô thị liên quan đến hồ Gươm nên dự án chưa triển khai.




Còn nhớ, vào tháng 4/2010, Hà Nội triển khai thực hiện dự án cải tạo chỉnh trang khu vực xung quanh hồ Gươm bằng việc thay đá lát vỉa hè bằng đá xanh cỡ lớn với kinh phí dự kiến 40 tỷ đồng.

Thế nhưng, đã nhận được rất nhiều ý kiến phản đối, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho rằng: "Dân mình nghèo, người ta xếp mình vào nước nợ thế giới rất lớn. Trong hoàn cảnh còn nhiều người nghèo như thế, chi đồng tiền phải rất thận trọng. Hà Nội, nhất là Hà Nội mở rộng còn nhiều trường học khó khăn, thiếu thốn cơ sở vật chất.

Việc xây dựng nhiều công trình trên đất Hà Nội mở rộng đồng nghĩa sẽ đẩy khu vực dân cư rất đông phải di chuyển. Họ sẽ mất đất trồng lúa, việc này không chỉ ảnh hưởng đến an ninh lương thực mà còn tác động đến đời sống của biết bao nông dân. Vậy mà thành phố lại chủ trương thay vỉa hè, không chỉ xung quanh hồ Gươm mà trên diện rộng, rất lãng phí".

Theo ông Dũng, việc lấy đá của Thanh Hóa ra lát hồ Gươm là rất sai lầm về mặt khoa học. Đá xanh rất trơn, rêu dễ mọc, lại không thoát nước.

Gạch lát quanh hồ Hoàn Kiếm hiện nay rất đẹp, 1000 năm Thăng Long là cần cái cổ kính, việc thay đá xanh chẳng khác nào sơn lại tháp Rùa. Đã một lần người ta sơn tháp Rùa màu hồng, bị người dân phản đối kịch liệt vì trông rất khôi hài. May mà mình là nước nhiệt đới, mưa nhiều nên tháp nhanh chóng bị rêu phong.

"Vì hồ Gươm trong tâm trí người dân là hình ảnh cổ xưa, 1000 năm Thăng Long là phải nghĩ tới cái cổ xưa. Đổi mới cái cổ xưa thì tôi nhắc lại không khác gì quét vôi lại tháp Rùa, rất lố bịch", ông Dũng nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội lại cho rằng: "Tốn kém về kinh tế song được về đối ngoại, du khách nước ngoài, khách các tỉnh về Hà Nội đi trên con đường đẹp đẽ có thể suy nghĩ là mình được trân trọng".

Sơn Ca (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét