Alan Phan - Những Con Chim Cánh Cụt
Đăng bởi Trung Lập on Thứ Năm, ngày 14 tháng 5 năm 2015 | 14.5.15
Tôi hay viết cho tuổi trẻ Việt Nam vài lời nhắn nhủ của người đi trước. Đọc lại những bài nhiều người quan tâm như “Sao quê hương mình già nua đến vậy?”, hay “Quê hương có gì lạ không em?”…tôi thấy mình hơi nghiêm khắc với các bạn trẻ ngày nay, như một ông đồ già dạy học bên lũy tre làng.
Thực ra, trong thâm tâm, tôi vẫn tự nhủ là dù thế hệ trẻ này có bị nhiều sai lạc vì sinh nhầm thời đại và môi trường; nhưng so với tuổi trẻ toàn cầu, bản chất con người Việt vẫn có nhiều nổi trội hơn các bạn đồng trang lứa.
Một đại lãnh tụ của ta có copy lại câu nói phổ thông của Quản Trọng cách đây ngàn năm bên Trung Quốc là “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Tôi không phải là nông phu nên không biết nhiều về canh tác. Nhưng theo kiến thức căn bản hiện đại, để có những mùa gặt sung mãn trong nông nghiệp, chúng ta cần,” hạt giống tốt, môi trường về thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, kỹ thuật chăm sóc bảo quản khoa học, hệ thống tiếp thị thực tiễn và nguồn tài chánh vững vàng”. Tóm lại, không khác gì việc xây dựng một doanh nghiệp sản xuất; hay một sự nghiệp thành công bền vững cho các bạn trẻ.
Hạt giống tốt là kho kỹ năng về trí tuệ và tinh thần; môi trường là văn hóa xã hội chung quanh; kỹ thuật canh tác là thu nhận một hệ thống giáo dục khoa học; tiếp thị là biết “bán” kỹ năng và trải nghiệm của mình cho khách thập phương. Nguồn tài chánh để hổ trợ sự phát triển sẽ tự động tìm đến sau khi các yếu tố trên hội đủ.
Như mọi tầng lớp trong xã hội, tuổi trẻ Việt hay bất cứ nơi đâu đều rất đa dạng, đa nguyên, mang nhiều khác biệt…từ thu nhập gia đình đến định vị theo truyền thống. Tại Việt Nam, những hoàng tử, công chúa đỏ C.O.C.C. vẫn là thành phần có nhiều ưu đãi và lợi thế nhất. Dù chiếm một tỷ lệ nhỏ, ảnh hưởng của họ trên văn hóa lớp trẻ khá sâu đậm. Cũng cần nói thêm là ngay cả trong thành phần này, có những bạn trẻ hư đốn suy sụp vì tiền và quyền của gia đình, nhưng cũng có nhiều đứa con ngoan, gặt hái các thành tựu ấn tượng trong việc trau dồi kỹ năng. Sau đó là tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng theo đà tiến bộ chung của thế giới đã hội nhập ngoài kia, cùng với những lực chuyển liên tục đến từ thời đại “số” (digital era).
Nhưng nói chung, ít nhất là 70 % thế hệ trẻ hôm nay (một ước đoán không thống kê được tại VN) đang bị suy thoái và tụt hậu nghiêm trọng khi so sánh kỹ năng của họ với những đồng niên khắp thế giới, ngay cả tại những quốc gia mà cách đây vài chục năm chúng ta vẫn xem thường (như Lào, Kampuchia, Myanmar…). Có thể các em bắt đầu là những hạt giống tốt, nhưng môi trường dân sinh và hệ thống giáo dục tại Việt Nam đã cắt ngắn đôi cánh của các em. Sự vô cảm của các quyền lực khống chế khiến các em kẹt cứng dưới đáy vực và chỉ một số rất nhỏ đủ ý chí và may mắn để vượt qua thử thách.
Cùng một loại hạt giống đó của con người Việt, tuổi trẻ ở hải ngoại lại đạt được tỷ lệ có thể cao hơn những người Mỹ trắng sinh ra tại Mỹ. Theo thống kê của US Census Bureau, đến năm 2010, 29% dân Mỹ gốc Việt có bằng đại học (và có thể coi như thuộc tầng lớp trung lưu của xã hội Mỹ). Trong khi tỷ lệ cho Mỹ trắng là 31%. Nếu chỉ bao gồm thành phần của thế hệ sau (dưới 40 tuổi), tôi chắc là người gốc Việt đã qua mặt người Mỹ thổ địa. Phần lớn các em này là con của những người tỵ nạn và thuyền nhân, bao quanh bởi nghèo đói, khổ cực trong tuổi học trò. Họ đã vượt thử thách nhờ hạt giống tốt, nhờ môi trường dân sinh và hệ thống giáo dục khai mở cùng một cơ chế dân chủ pháp trị thực sự.
Chúng ta có thể tạm kết luận là dù con người Việt có những đặc tính bẩm sinh tốt lành, văn hóa xã hội, môi trường dân sinh, và cách thức đào tạo giáo dục mới là những yếu tố quyết định để cấu thành giá trị sau cùng của con người.
Khi tuổi trẻ Việt ở quốc nội bị “cắt cánh” tàn nhẫn để bảo vệ quyền và lợi của một thiểu số đảng viên, quan chức cùng gia đình, thì lựa chọn duy nhất là các em phải biết năng động tìm giải pháp thích hợp với tình thế “bó tay.com”. Trong thực tại, sẽ có nhiều em theo chính sách”if you can’t fight them, join them” (không đánh nổi thì theo vậy) và cố gắng chạy chọt thi cử làm quan chức, gia nhập đảng v.v… Một số không ít các em khác, dù không thỏa hiệp với cái xấu hay lường gạt, cũng tìm đủ cách để luồn lách qua cơ chế “hành” chính để mưu sinh cho mình và gia đình. Một bài viết của ông già Alan có kêu gọi các em hãy luôn luôn tìm cơ hội để xách ba lô lên và ra khơi, mong là sẽ đủ may mắn và can đảm để đến với định mệnh đích thực của đời mình. Dĩ nhiên, còn nhiều giải pháp sáng tạo khác mà các em phải tự nghiên khảo và thử nghiệm.
Có một cuốn phim tài liệu nổi danh, “March of the penguins”, nói về một hành trình khắc nghiệt của những con chim cánh cụt đi tìm sự sinh tồn cho mình và những đứa con vừa sinh. Dưới nhiệt độ -62 độ C, những con chim nam (male) phải làm một hành trình hơn 100 cây số để ra biển rồi quay về đem thức ăn cho mẹ con đang ủ ấm gần nhà. Ngoài ra, những con chim luôn phải đối phó với những bão tố và thú dữ săn mồi. Dù chỉ là hình ảnh của những động vật không tâm thức, mọi người vẫn muốn khóc trước sự tàn bạo của Thiên Nhiên.
Khi coi phim, đôi khi tôi tự hỏi sao Tạo Hóa không cho những con chim này đôi cánh để thu ngắn hành trình đầy nước mắt?
Và tự nhiên tôi lại nghĩ đến tuổi trẻ ở quê nhà. Tại sao người ta lại thay mặt Tạo Hóa để cắt cụt đôi cánh của các em với những giáo điều không tưởng, những huyền thoại bịp bợm, những gông cùm vô hình bằng chính sách ngu dân? Hay một văn hóa ăn nhậu, xin-cho, khoe mẽ? Chỉ vì quyền và lợi của một thiểu số tham lam và ích kỷ?
Nhưng cũng có thể những bế tắc tuyệt vọng trong cuộc đời có những mục đích cao cả hơn do Thượng Đế sắp xếp? Những sắc dân tạo những thành tựu to lớn trên thế giới là những con người bị ruồng bỏ, ngược đãi trên quê hương của họ. Những người Do Thái, Ba Lan, Ireland…có dân số tại các cộng đồng hải ngoại nhiều hơn tại quốc nội. Họ lại là những điểm tựa quan trọng cho sự phát triển về chính trị và kinh tế cho xứ sờ đã bỏ lại.
Có lẽ người Việt nên copy và cần di cư khoảng 50 triệu người trong tổng số dân hiện tại, để học thêm chút văn minh, kiến thức khắp thế giới; may ra quốc gia có thể trở thành siêu cường?
William Ward có nói, “ Nghịch cảnh khiến nhiều người tan vỡ; nhưng cũng khiến nhiều người đạt những kỷ lục mới – Adversity causes some men to break, others to break records.” Hay như bài hát “Việt Nam quê hương ngạo nghễ” của Nguyễn Đức Quang “ làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam”?
Alan Phan
(Blog Alan Phan)
Hạt giống tốt là kho kỹ năng về trí tuệ và tinh thần; môi trường là văn hóa xã hội chung quanh; kỹ thuật canh tác là thu nhận một hệ thống giáo dục khoa học; tiếp thị là biết “bán” kỹ năng và trải nghiệm của mình cho khách thập phương. Nguồn tài chánh để hổ trợ sự phát triển sẽ tự động tìm đến sau khi các yếu tố trên hội đủ.
Như mọi tầng lớp trong xã hội, tuổi trẻ Việt hay bất cứ nơi đâu đều rất đa dạng, đa nguyên, mang nhiều khác biệt…từ thu nhập gia đình đến định vị theo truyền thống. Tại Việt Nam, những hoàng tử, công chúa đỏ C.O.C.C. vẫn là thành phần có nhiều ưu đãi và lợi thế nhất. Dù chiếm một tỷ lệ nhỏ, ảnh hưởng của họ trên văn hóa lớp trẻ khá sâu đậm. Cũng cần nói thêm là ngay cả trong thành phần này, có những bạn trẻ hư đốn suy sụp vì tiền và quyền của gia đình, nhưng cũng có nhiều đứa con ngoan, gặt hái các thành tựu ấn tượng trong việc trau dồi kỹ năng. Sau đó là tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng theo đà tiến bộ chung của thế giới đã hội nhập ngoài kia, cùng với những lực chuyển liên tục đến từ thời đại “số” (digital era).
Nhưng nói chung, ít nhất là 70 % thế hệ trẻ hôm nay (một ước đoán không thống kê được tại VN) đang bị suy thoái và tụt hậu nghiêm trọng khi so sánh kỹ năng của họ với những đồng niên khắp thế giới, ngay cả tại những quốc gia mà cách đây vài chục năm chúng ta vẫn xem thường (như Lào, Kampuchia, Myanmar…). Có thể các em bắt đầu là những hạt giống tốt, nhưng môi trường dân sinh và hệ thống giáo dục tại Việt Nam đã cắt ngắn đôi cánh của các em. Sự vô cảm của các quyền lực khống chế khiến các em kẹt cứng dưới đáy vực và chỉ một số rất nhỏ đủ ý chí và may mắn để vượt qua thử thách.
Cùng một loại hạt giống đó của con người Việt, tuổi trẻ ở hải ngoại lại đạt được tỷ lệ có thể cao hơn những người Mỹ trắng sinh ra tại Mỹ. Theo thống kê của US Census Bureau, đến năm 2010, 29% dân Mỹ gốc Việt có bằng đại học (và có thể coi như thuộc tầng lớp trung lưu của xã hội Mỹ). Trong khi tỷ lệ cho Mỹ trắng là 31%. Nếu chỉ bao gồm thành phần của thế hệ sau (dưới 40 tuổi), tôi chắc là người gốc Việt đã qua mặt người Mỹ thổ địa. Phần lớn các em này là con của những người tỵ nạn và thuyền nhân, bao quanh bởi nghèo đói, khổ cực trong tuổi học trò. Họ đã vượt thử thách nhờ hạt giống tốt, nhờ môi trường dân sinh và hệ thống giáo dục khai mở cùng một cơ chế dân chủ pháp trị thực sự.
Chúng ta có thể tạm kết luận là dù con người Việt có những đặc tính bẩm sinh tốt lành, văn hóa xã hội, môi trường dân sinh, và cách thức đào tạo giáo dục mới là những yếu tố quyết định để cấu thành giá trị sau cùng của con người.
Khi tuổi trẻ Việt ở quốc nội bị “cắt cánh” tàn nhẫn để bảo vệ quyền và lợi của một thiểu số đảng viên, quan chức cùng gia đình, thì lựa chọn duy nhất là các em phải biết năng động tìm giải pháp thích hợp với tình thế “bó tay.com”. Trong thực tại, sẽ có nhiều em theo chính sách”if you can’t fight them, join them” (không đánh nổi thì theo vậy) và cố gắng chạy chọt thi cử làm quan chức, gia nhập đảng v.v… Một số không ít các em khác, dù không thỏa hiệp với cái xấu hay lường gạt, cũng tìm đủ cách để luồn lách qua cơ chế “hành” chính để mưu sinh cho mình và gia đình. Một bài viết của ông già Alan có kêu gọi các em hãy luôn luôn tìm cơ hội để xách ba lô lên và ra khơi, mong là sẽ đủ may mắn và can đảm để đến với định mệnh đích thực của đời mình. Dĩ nhiên, còn nhiều giải pháp sáng tạo khác mà các em phải tự nghiên khảo và thử nghiệm.
Có một cuốn phim tài liệu nổi danh, “March of the penguins”, nói về một hành trình khắc nghiệt của những con chim cánh cụt đi tìm sự sinh tồn cho mình và những đứa con vừa sinh. Dưới nhiệt độ -62 độ C, những con chim nam (male) phải làm một hành trình hơn 100 cây số để ra biển rồi quay về đem thức ăn cho mẹ con đang ủ ấm gần nhà. Ngoài ra, những con chim luôn phải đối phó với những bão tố và thú dữ săn mồi. Dù chỉ là hình ảnh của những động vật không tâm thức, mọi người vẫn muốn khóc trước sự tàn bạo của Thiên Nhiên.
Khi coi phim, đôi khi tôi tự hỏi sao Tạo Hóa không cho những con chim này đôi cánh để thu ngắn hành trình đầy nước mắt?
Và tự nhiên tôi lại nghĩ đến tuổi trẻ ở quê nhà. Tại sao người ta lại thay mặt Tạo Hóa để cắt cụt đôi cánh của các em với những giáo điều không tưởng, những huyền thoại bịp bợm, những gông cùm vô hình bằng chính sách ngu dân? Hay một văn hóa ăn nhậu, xin-cho, khoe mẽ? Chỉ vì quyền và lợi của một thiểu số tham lam và ích kỷ?
Nhưng cũng có thể những bế tắc tuyệt vọng trong cuộc đời có những mục đích cao cả hơn do Thượng Đế sắp xếp? Những sắc dân tạo những thành tựu to lớn trên thế giới là những con người bị ruồng bỏ, ngược đãi trên quê hương của họ. Những người Do Thái, Ba Lan, Ireland…có dân số tại các cộng đồng hải ngoại nhiều hơn tại quốc nội. Họ lại là những điểm tựa quan trọng cho sự phát triển về chính trị và kinh tế cho xứ sờ đã bỏ lại.
Có lẽ người Việt nên copy và cần di cư khoảng 50 triệu người trong tổng số dân hiện tại, để học thêm chút văn minh, kiến thức khắp thế giới; may ra quốc gia có thể trở thành siêu cường?
William Ward có nói, “ Nghịch cảnh khiến nhiều người tan vỡ; nhưng cũng khiến nhiều người đạt những kỷ lục mới – Adversity causes some men to break, others to break records.” Hay như bài hát “Việt Nam quê hương ngạo nghễ” của Nguyễn Đức Quang “ làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam”?
Alan Phan
(Blog Alan Phan)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét