Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015
Vỉa hè của tôi
VNTB - Vỉa hè của tôi
Minh Trí- Ngọc Thịnh
Cụ già hơn hai mươi năm cõng con đi bán từng tờ vé số...
... và 'ngai vàng' Nông Đức Mạnh.
(VNTB) - Sau 30-4- 1975 đến nay, song song với những tòa cao ốc được xây dựng, hình ảnh của những người vô gia cư đang vất vưởng ờ ngoài kia với nắng mưa cũng không ít. Lầm lũi bước qua từng con phố để bán từng tờ vé số hay lượm mớ ve chai để có tiền nuôi thân, nuôi gia đình…
Khi nhắc đến hai từ “vỉa hè”, tôi lại nghĩ ngay đến những gánh hàng rong, những người vô gia cư và cả những… bãi rác… những mặt sáng và tối của một kiếp người có đời sống gắn liền với vỉa hè.
Ở Sài Gòn, vỉa hè khắc khoải nhiều cảm xúc. Khi vui thì ta lại kéo lũ bạn ra quán ở vỉa hè ngồi nhăm nhi ly cà phê, la cà đôi ba chuyện, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, những sự ức chế. Lúc buồn, tản bộ nơi vỉa hè, gặm nhắm nỗi cô đơn một mình, mặc cho hàng vạn, hàng nghìn người đang chuyển động quanh ta. Cũng nơi vỉa hè ta sẽ bắt gặp một mảnh đời đáng thương nào đó đang lầm lũi trong cuộc mưu sinh cho cuộc sống hằng ngày của mình. Đó cũng là lúc chợt thấy con tim mình như chùn lại. Những hờn giận, những bực bội, những sự tức tối, những khó chịu, những bế tắc… như tan biến đi. Thay vào đó là sự đồng cảm cho những thân phận của cuộc đời…
Không chỉ có thế, vỉa hè còn là nơi cung cấp… “nguồn năng lượng”. Quay ngược thời gian trở lại thời sinh viên, đa số bọn sinh viên trường tôi là mối ruột của mấy cô, mấy chú hàng rong trước cổng trường. Sinh viên nhờ những món bún, mì xào hoặc bánh ướt, cháo lòng này mà lấy lại năng lượng lúc tan học buổi trưa, lại tiết kiệm được tiền ăn uống nữa (bởi lẽ các món ăn trong căng – tin của trường hơi bị… mắc so với “túi tiền”).
Nếu khát nước hay thèm một ly cam vắt, chúng tôi cứ chạy ù ra cổng mà mua. Ngồi vỉa hè có nhiều thú vui lắm, ngồi bệt trên miếng giấy bìa cứng mà chủ quán đưa, vừa uống vừa quan sát dòng người đang tấp nập chạy ngoài đường.
Mỗi lần mua bánh tráng trộn, vui lắm, chúng tôi canh phụ cô bán mấy người quản lý đô thị, bởi nếu như bị hốt, thì vốn lời gì cũng tiêu tan trong ngày đó, còn bị lỗ vì phải đóng phạt để chuộc lại đồ. Có lần tôi nghe anh quản lý chửi xối xả vào mặt cô bánh tráng trộn và hăm he đủ điều, lúc đó cô chỉ biết năn nỉ và than van, vẻ mặt thì sợ sệt, nhưng mấy anh không có động lòng mà hung dữ thì bội phần.
Sinh ra là con người, không ai muốn mình phải khổ cực để rồi bị chèn ép, có lúc còn phải quỵ lụy xin một người chỉ đáng tuổi con mình. Nhìn lại xem xã hội Việt Nam chúng ta đã qua 40 năm rồi nhưng đời sống người dân như thế nào?
Không thể không công nhận một điều là có phát triển. Người giàu thì nhiều nhưng người nghèo và khổ sở thì không ít. Miếng cơm manh áo hằng ngày lo còn chưa xong, những ốm đau bệnh tật rồi còn luôn mang trong mình tâm trạng bấp bênh trong công việc (lúc nào cũng có thể dễ dàng bị thâu gom tất cả).
Không biết rằng có bao giờ những các anh “đầy tớ” đã đứng vào cuộc sống của những người dân nghèo, đói, thiếu chỗ ăn chỗ ở… mà soi xét cho rõ chưa? Hay chỉ canh me chầu chực như mèo vờn chuột mà bắt bớ, đuổi họ và tìm cách để mà… “ăn”?
Và sau 30-4- 1975 đến nay, song song với sự phát triển của đô thị, những tòa cao ốc được xây dựng, thì hình ảnh của những người vô gia cư đang vất vưởng ờ ngoài kia với nắng mưa cũng không ít. Lầm lũi bước qua từng con phố để bán từng tờ vé số hay lượm mớ ve chai để có tiền nuôi thân, nuôi gia đình. Khi màn đêm buông xuống thì những vỉa hè, ghế đá công cộng là chỗ ăn chỗ ngủ, khắp nơi là nhà, những “khách sạn ngàn sao”
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét