Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015
Tự do báo chí kiểu Việt Nam: kỳ dị, khó mà tin được
VNTB - Tự do báo chí kiểu Việt Nam: kỳ dị, khó mà tin được
Lê Thanh Thảo (VNTB) - Vẫn là một câu nói theo mô-tuýp quen thuộc: "Báo chí là phương tiện truyền thông của Đảng, Nhà nước, và cũng hiếm có nước nào có nhiều tờ báo và truyền hình như Việt Nam hiện nay với hơn 300 kênh phát thanh và truyền hình, 7 đài truyền hình, hơn 800 tờ báo, tạp chí. Rất nhiều hội, đoàn và hầu như địa phương nào cũng có báo riêng, phục vụ nhu cầu của độc giả đủ mọi lứa tuổi”.
Tự do báo chí kiểu Việt Nam là liệt kê phát hành và đứng 175/179 nước về tự do báo chí. Ảnh: IJAVN
Tiêu chuẩn kép về tự do báo chí
Ông Nguyễn Bắc Son chắc hẳn khi lên chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ hiểu hơn ai hết về việc: số lượng báo chí được phát hành không phản ánh đầy đủ bản chất tự do của báo chí.
Không phải nghiễm nhiên trong tháng 2/2015, tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) đã công bố xếp hạng tình hình tự do báo chí của các quốc gia trên thế giới, theo đó, Việt Nam bị xếp thứ 175, nằm trong số nước có tình trạng tự do ngôn luận tồi tệ nhất, chỉ hơn Trung Quốc (176), Syria (177), Turkmenistan (178), Bắc Triều Tiên (179) và Erythrea.
Tuy nhiên, không thể trách ông Bộ trưởng được, bởi cơ quan tưởng chừng như to nhất về mặt quản lý báo chí lạinằm dưới quyền Ban Văn hóa Tư tưởng của Đảng Cộng sản. Và với tiêu chuẩn kép về mặt tự do báo chí tại Việt Nam, thì liệt kê số lượng phát hành, cũng như xếp hạng cao hơn 5 nước cũng là một điều mà ông và các đồng nghiệp lấy ra để tự an ủi về sự tự do báo chí của mình.
Trước đó, người tiền nhiệm là ông Lê Doãn Hợp cũng không thoát khỏi sự khuôn khổ trong hành vi và phát ngôn theo kiểu Việt Nam.
"Thế tại sao không cho phép báo chí tư nhân?"
Giá như các vị cử tri ở xã Đại Đồng (Thạch Thất, Hà Nội) chấp vấn thêm câu đó thì hay biết mấy. Nhưng sự dũng cảm trong chấp vấn đó còn là một sự hiếm hoi và mang tính rủi ro cao. Bởi ngay như ý kiến kêu gọi chính phủ Việt Nam cho phép báo chí được hoạt động tự do.của cựu TBT báo Thanh Niên - Nguyễn Công Khế trên tờ New York Times (NYT) cũng khiến ông gặp phải cái nhìn không thấy hay ho từ phía quan chức chính phủ.
Trở lại vấn đề kêu gọi báo chí tư nhân - đây là điều cấm kỵ mà lãnh đạo Việt Nam khi nhắc đến thường đi kèm với cụm từ "kiên quyết chống lại" hoặc đơn giản là "cấm".
Vì sao cấm?
Theo Điều 1 - QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt đề án Quy hoạch báo chí in đến năm 2020: “Bảo đảm để báo chí thực hiện tốt chức năng là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng; cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và diễn đàn của nhân dân; không để tư nhân chi phối hoạt động báo chí.”
Như vậy, báo chí là công cụ, thực hiện chức năng đầu tiên và quan trọng nhất là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng, nhà nước, tổ chức xã hội, cuối cùng mới là diễn đàn của nhân dân. Và vì là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng, nhà nước, nên "không để tư nhân chi phối hoạt động báo chí".
Với chức năng và địa vị được xác định như vậy, ông Bộ trưởng đòi hỏi sự minh bạch, trung thực của báo chí là một điều khó hơn... lên trời. Chứ chưa nói đến kỳ vọng báo chí tham gia chống tham nhũng.
Và thế là không có báo chí tư nhân nào cả, và tất cả các báo chí đều được hưởng quyền tự do ngôn luận nhưng phải bị kiểm duyệt trước khi in và định hướng trước khi xuất bản.
Chế độ báo chí kỳ dị, khó mà tin được
Chính vì kiên quyết không cho ra báo chí tư nhân và quán triệt tinh thần ngôn luận của Đảng nên "Mãi đến bây giờ, chưa có người Việt Nam nào được phép xuất bản một tờ báo cả. Tôi gọi báo là một tờ báo về chính trị, về kinh tế hay văn học như ta thấy ở các nước châu Âu hay châu Á khác, chứ không phải là một tờ báo do chính quyền thành lập và giao cho bọn tay chân điều khiển, chỉ nói đến chuyện nắng mưa, tán dương những kẻ quyền thế đương thời, kể chuyện vớ vẩn, ca tụng công ơn của nền khai hóa và ru ngủ dân chúng. Báo đầu độc người ta như thế, thì ở Đông Dương cũng có ba hay bốn tờ đấy”.
Báo chí Việt Nam kỳ dị quá đến nỗi khó mà tin được. Ảnh: Quê choa
Cái nhìn về loại báo chí ca tụng, ru ngủ, đầu độc nêu trên phải là cái nhìn của ai xa lạ, mà đó là cái nhìn của Nguyễn Ái Quốc, người sau này đổi tên thành Hồ Chí Minh - người sáng lập ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Đây quả là một bước lùi lịch sử về tự do báo chí mà không ai ngờ đến được.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét