Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Bị công an mời lên làm việc, mãi mãi không trở về


VNTB - Bị công an mời lên làm việc, mãi mãi không trở về


VNTB: Những nạn nhân của việc lạm dụng lấy cung bằng đánh đập, vốn làm nên tên tuổi của một Việt Nam “phá án nhanh nhất trên thế giới” ngày càng dài ra, với đủ mọi lứa tuổi, địa vị xã hội. Cái chết ở đồn công an phường xã, cao hơn là huyện quận khiến người dân rùng mình, còn báo giới truyền thông thì đặt nghi vấn về những cái chết bất thường ấy sau lời chống chế đầy hài hước của phía công an rằng: nghi phạm tự tử bằng dây điện thoại, nghi phạm bị va đập, nghi phạm trượt chân... chết.


Tất nhiên, chẳng ai có đủ sự ngây thơ để tin vào điều đó, khi người "tự tử vì sám hối" trong đồn thường được trả lại với vết bầm dập trên người - kết quả của việc bức cung, hạ nhục nghi phạm trong phòng xét hỏi. Gia đình của nạn nhân cũng gần như bất lực trước tình trạng này, khi xu hướng điều tra viên liên kết với giám định viên để làm nên và che giấu những cái chết bất thường đó. Vụ 5 công an xử dụng nhục hình đối với ông Ngô Thanh Kiều (khiến nạn nhân có đến 72 vết thương, chấn thương sọ não, lục phủ ngũ tạng bầm dập) được xét xử trong ngày 7/4 là một trong số đó. Khi những vết thương vì bị tra tấn để lấy lời khai đã bị thượng tá Lương Tấn Nhật, Phó Phòng Kỹ thuật Hình sự Công an Phú Yên và Giám định viên Trung tâm pháp y Phú Yên - ông Hoàng Việt phủ nhận và cho đó là "vết xây xát cũ".

Rõ ràng, việc thiếu giám sát quá trình thẩm vấn, lấy lời khai trong đồn công an, người bị bắt lên đồn dù chưa bị tòa án kết tội nhưng quyền công dân hoàn toàn bị mất một cách cố tình. Ngay đến quyền im lặng cho người vi phạm khi chưa có luật sư tham gia cũng cũng bị trì hoãn nhiều lần. Khiến cho việc đổi trắng thay đen, sử dụng bao lực không kiểm soát từ phía công an luôn được dễ dàng.

Vấn đề này càng trở nên nóng bỏng, khi vào tháng 10/2014, ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trình Quốc hội phê chuẩn Công ước chống tra tấn và các hình thức đổi xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Việt Nam tham gia Công ước, nhưng lại không áp dụng trực tiếp các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc chống tra tấn và các hình thức đổi xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.

Tiêu chuẩn kép mà Việt Nam áp dụng trong công ước mang tính phổ rộng vô tình trở thành điểm ngán trở cho việc thực thi tính chất nhân đạo về việc chống tra tấn, đối xử, trừng phạt, hạ nhục con người tàn bạo một cách toàn diện.

Đồn công an trở thành một địa điểm của thần chết với những cái chết vô lý và đầy bất ngờ. Bởi người dân nhận giấy làm việc, nhưng bị còng tay xét hỏi là chuyện thường ở huyện đối với hầu hết các điều tra viên các tỉnh thành.

Điều này cũng đúng, khi mà bản thân nhà nước Việt Nam vẫn chưa coi công ước như là một phương cách để bảo vệ quyền con người, mà nhất nhất chỉ coi đó như một trong những “cơ sở pháp lý quan trọng” nhằm đấu tranh chống các luận điệu vu cáo, xuyên tạc về việc tra tấn, ngược đãi phạm nhân, người bị tạm giữ, tạm giam của các thế lực thù địch nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam, như lời ông Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng từng khẳng định.

Bài liên quan trên báo Pháp luật TP.HCM: Đại tá Đỗ Đình Hào, giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên, cho biết ban giám đốc Công an tỉnh đã cử một phó giám đốc xuống hiện trường để chỉ đạo làm rõ vụ việc nghi can Nguyễn Đức Duân (SN 1982, trú tại thôn Tân Tiến, xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, Hưng Yên) tử vong tại trụ sở công an huyện Khoái Châu vào trưa ngày 8-4.



Những người thân của anh Nguyễn Đức Duân bức xúc kéo lên trung tâm y tế huyện Khoái Châu.
Đại diện công an huyện Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên) xác nhận: “Can phạm tên Nguyễn Đức Duân trú tại xã Đông Tảo bị công an huyện Khoái Châu tạm giữ để điều tra trong vụ án cố ý gây thương tích xảy ra tại xã Đông Tảo vào ngày 14-2. Bị can Nguyễn Hữu Duân bị giữ từ ngày 16-3 và được tạm giam tại phòng tạm giam công an huyện Khoái Châu. Trong thời gian gần 1 tháng đến nay, bị can không có biểu hiện gì. Tuy nhiên, đến khoảng hơn 11h trưa ngày 8-4, sau khi ăn cơm được một lúc thì xảy ra sự việc. Sự việc được 3 bị can cùng phòng báo cán bộ công an vào đưa đi cấp cứu tại Trung tâm y tế huyện Khoái Châu, cách trụ sở công an huyện chừng 600m. Bị can đã tử vong”.

Người nhà nạn nhân cho hay, sự việc bắt nguồn từ ngày 14-2-2015, anh Duân có xô xát và đánh nhau với một đối tượng ở địa phương. Đến ngày 16-3, anh Duân nhận được giấy mời của Công an huyện Khoái Châu để lên làm việc tại Công an huyện. Kể từ buổi hôm đó đến nay gia đình không được gặp và cũng không có thông tin về nạn nhân. Khi gia đình nhận được tin thì nạn nhân đã chết.

Tại nhà xác, Trung tâm y tế huyện Khoái Châu, người thân và hàng xóm của anh Nguyễn Đức Duân bày tỏ sự bức xúc, nghi ngờ về nguyên nhân cái chết của anh Duân. Họ cho rằng diễn biến vụ việc có những điều bất thường.

Chị Lê Thị Hương, người thân của anh Nguyễn Đức Duân, cho biết vào lúc 11h30 ngày 8-4, chị đang chăm người thân tại trung tâm y tế huyện thì thấy công an đưa một người tím tái vào bệnh viện và đã tử vong. Khi đến gần, chị Hương phát hiện người tử vong chính là Nguyễn Đức Duân. Ngay sau đó, chị Hương đã điện báo cho gia đình anh Duân.



Giấy mời của Công an huyện Khoái Châu từ ngày 16-3 đối với anh Duân
Những người thân của anh Duân cho biết họ bức xúc vì thi thể anh Duân có nhiều vết tím bất thường giống như bị đánh đập. Hơn nữa, khi anh Duân tử vong, gia đình không hề nhận được tin báo nào từ công an mà chỉ được biết do người thân có mặt ở bệnh viện gọi điện thông báo.

Gia đình nạn nhân đã mời luật sư vào cuộc. Trao đổi với PV, ông Trương Quốc Hòe, trưởng VP Luật sư Interla (thuộc đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết: Bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Khoái Châu, Hưng Yên cho biết, nạn nhân được xác định đã tử vong trước khi đưa đến bệnh viện.

Vụ việc đang được điều tra làm rõ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét