Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

LỊCH SỬ KHẮC GHI


Phạm Đình Trọng: LỊCH SỬ KHẮC GHI

Phạm Đình Trọng



TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN VĂN LINH
Run rảy trước sự sụp đổ ầm ầm không thể cứu vãn của thế giới cộng sản, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh hốt hoảng sang Thành Đô đất Ba Thục bên Tàu kí mật ước Thành Đô nhận sự bảo kê của Tàu Cộng. Trái tim yêu nước quặn đau vì mật ước Thành Đô, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch phải thốt lên: Thời kì Bắc thuộc thứ năm đã bắt đầu!


TỔNG BÍ THƯ LÊ KHẢ PHIÊU
Trong nhiệm kì Tổng bí thư Lê Khả Phiêu 1997 – 2001, Hiệp định biên giới Việt Trung 1999 được kí kết. Theo Hiệp định này Việt Nam bị mất:

- Mất hoàn toàn tòa thành cổng nước oai hùng của lịch sử Việt Nam hiển hách ở Lạng Sơn.

- Mất phần hùng vĩ, tráng lệ, lung linh nhất của thác Bản Giốc ở Cao Bằng

- Mất dải núi non hiểm yếu 1509 ở Hà Giang, từ đó khống chế cả một vùng rộng lớn Tây Bắc Việt Nam.



TỔNG BÍ THƯ NÔNG ĐỨC MẠNH
Với những Tuyên bố chung kí kết với Hồ Cảm Đào, Tổng bí thư đảng cộng sản Tàu Cộng, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã bắc chiếc thang bốn tốt cho binh lính Tàu Cộng khoác chiếc áo công nhân khai thác bô xít trèo lên nóc nhà Trường Sơn ở Tây Nguyên khống chế cả bán đảo Đông Dương.



TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Trong chuyến thỉnh ý Thiên Triều, 4.2015, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mở toang cánh cửa Vịnh Bắc Bộ cho Tàu Cộng vào ghé phần cùng Việt Nam thăm dò khai thác dầu khí, biến vùng biển nằm sâu trong lãnh hải Việt Nam thành vùng biển chung, vùng biển chồng lấn! Rồi sẽ đến lúc vùng biển nằm sâu trong vịnh Bắc Bộ Việt Nam có chung số phận với tòa thành cổng nước ở Lạng Sơn!


Nguồn: FB Phạm Đình Trọng

Hệ quả Chiến tranh


Nguyễn Quang Dy - Hệ quả Chiến tranh

Written By Trung Lập on Thứ Sáu, ngày 01 tháng 5 năm 2015 | 1.5.15

“Vì chiến tranh bắt đầu trong đầu óc con người, chúng ta phải xây dựng cách bảo vệ hòa bình ngay trong đầu óc con người.” (Lời nói đầu của Hiến chương UNESCO)


Câu chuyện hòa giải



Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt cách đây 40 năm, nhưng lòng hận thù vẫn chưa chấm dứt. Về tâm lý, cuộc chiến vẫn còn đang diễn ra trong đầu óc nhiều người, vì sự cực đoan và cuồng tín đã làm cho họ trở thành “tù binh của quá khứ”. Chiến tranh và bạo lực thường song hành với cực đoan và cuồng tín, độc tài và tham nhũng.

Chân vung tay quăng


5xu - Chân vung tay quăng

Written By Trung Lập on Thứ Sáu, ngày 01 tháng 5 năm 2015 | 1.5.15





Tôi nghĩ việc hòa giải về cơ bản là việc của chính quyền, không phải việc của người dân.


Không thể bắt một gia đình ở Hà Nội có người thân chết vì bom B-52 phải thôi hận thù.


Không thể bắt một gia đình Việt Kiều có người thân chết trong Mậu Thân và còn bản thân họ sau năm 1975 thì vượt biên phải quay về hòa giải.


Với mỗi người dân, hòa giải là lựa chọn và cũng là tình cảm cá nhân của họ. Họ có thể hòa giải, có thể ôm mãi hận thù, ta khó mà có ý kiến.

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

BÀN VỀ TÊN GỌI CUỘC CHIẾN HAI MIỀN VIỆT NAM VỪA QUA



BÀN VỀ TÊN GỌI CUỘC CHIẾN HAI MIỀN VIỆT NAM VỪA QUA
“Cần gọi đúng tên cuộc chiến này” là một bài viết hay, đầy tâm huyết và giá trị của nhà văn Phạm Đình Trọng. Tuy nhiên đề xuất của tác giả gọi tên cuộc chiến hai miền Việt Nam vừa qua là “Nội chiến” không được độc giả chấp nhận. Vì sao vây?
Trước hết, gọi như vậy không đúng thực tế. Không ai thấy người dân miền Nam ra đánh Miền Bắc. Cũng không thấy người dân Miền Bắc vào đánh Miền Nam, ngoại trừ những người bị Cộng sản Việt Nam xúi giục/cưỡng bức.

Gọi như vậy sẽ góp phần nuôi dưỡng hận thù Nam Bắc vốn đã ẩn tàng đâu đó.
Đã một thời người ta xem tất cả những người sống ở Miền Nam đều là đang theo giặc, không chỉ xâm lăng Miền Nam mà còn chuẩn bị lấp sông Bến Hải tấn công ra Bắc; xem tất cả những ai bỏ nước ra đi đều là phản động, là phản bội tổ quốc đáng bị lên án, đáng bị trừng trị.

30/04: Để 1 triệu người không còn buồn!

Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt: “Ngày 30-4, ngày nếu có một triệu người vui, cũng là ngày có một triệu người buồn”
30/04: Để 1 triệu người không còn buồn!

Thùy Linh



Kỷ niệm ngày 30 tháng 4 trên trang mạng (được cho là) của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có đăng một bài thật đặc biệt.
Nội dung bài viết quá tiến bộ, quá hợp với những gì nhân dân đang trông đợi.
Trong khi ngoài xã hội hiện nay, đảng và chính quyền rầm rộ tổ chức kỷ niệm ngày 30 tháng 4, nhưng họ đang làm ngược lại nội dung bài viết nói trên.
Người dân phải hiểu như thế nào?
Hay chỉ còn cách lập lại câu nói nổi tiếng của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu:"Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm!"

Dân Quyền



- “Ngày 30-4, ngày nếu có một triệu người vui, cũng là ngày có một triệu người buồn”, câu nói trong quá khứ của ông Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ tướng chủ trương chính sách Đổi Mới, được lập đi nhắc lại.

Sau 40 năm, chế độ toàn trị cần được thay bằng chế độ dân chủ


Nguyễn Tiến Trung - Sau 40 năm, chế độ toàn trị cần được thay bằng chế độ dân chủ

Written By Trung Lập on Thứ Tư, ngày 29 tháng 4 năm 2015 | 29.4.15

Trong một bài viết mới đây, Tổng bỉ thư Nguyễn Phú Trọng vừa khẳng định phải tiếp tục sự “lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội”, và phải “Kiên quyết đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn ‘phi chính trị hóa’ quân đội của các thế lực thù địch.”


Nếu thật sự đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo "đúng đắn, sáng tạo" thì câu chuyện đảo Gạc Ma bị mất vào ngày 14/3/1988 vào tay Trung Cộng trong khi hải quân Việt Nam được lệnh không nổ súng phải giải thích thế nào? Không dám nổ súng chống giặc, để lãnh hải rơi vào tay quân thù cũng là "đúng đắn, sáng tạo"?



Ngay hiện tại, ngư dân Việt Nam đi đánh bắt hải sản trên lãnh hải của mình, bị tàu Trung Quốc bắt giữ, đánh đập, cướp bóc, nhưng hải quân Việt Nam lại không có khả năng bảo vệ ngư dân. Báo đài không dám đưa tin, nếu có đưa thì chỉ dám nói "tàu lạ". Đó là tư thế của một nền báo chí trong một quốc gia "độc lập"?

Địa ngục hay Việt Nam tôi đây


Địa ngục hay Việt Nam tôi đây

Written By Hai Hoang Van on Thứ Tư, ngày 29 tháng 4 năm 2015 | 29.4.15







Chính quyền luôn nguyện làm "đầy tớ" nhưng mỗi khi người chủ bức xúc bày tỏ chính kiến của mình thì "đầy tớ" lại giở trò. "Đầy tớ" như thế là đầy tớ kiểu gì, cuộc sống đó là tự do hay giam cầm!?


Việc chặt cây không hề có căn cứ khẳng định là "chủ trương đúng" ngoại trừ vì nó được đưa ra từ phía... chính quyền. Xưa nay, có rất nhiều việc chính quyền khẳng định nhưng luôn vấp phải sự phản ứng dữ dội, mai mỉa của rất nhiều người dân (như lòng tin của dân vào đảng, nhà nước chẳng hạn). Vậy tại sao chính quyền không làm một việc cực kỳ đơn giản là "trưng cầu dân ý" để khẳng định chính quyền đúng, để khỏi phải thuyết phục, thanh minh, để dẹp tan dư luận!? Quyền hành, phương tiện trong tay mà chính quyền không 1 lần dám đã chứng tỏ chính quyền chưa đúng.


Con người phải có trách nhiệm với nơi mình đang sống, làm cho nó tốt lên bằng cách lên án đấu tranh, bài trừ cái sai. Tuần hành thể hiện trách nhiệm, nhân rộng ra cộng đồng là việc làm đúng, lẽ ra chính quyền phải động viên, ủng hộ, khích lệ thì lại quy chụp "gây rối" để ra tay ngăn chặn, bắt bớ. Như thế đồng nghĩa chính quyền tự tố mình sai, đứng về phía cái sai, bao che, đồng lõa cái sai.


Dập vùi, đe dọa cái đúng đắn là hành vi cực kỳ nguy hiểm và đi ngược. Người đáng bị bắt phải là kẻ ra cái chỉ đạo tiêu cực này chứ không phải là những người đang đau đáu, trăn trở vì một Hà Nội đẹp hơn, tốt hơn. Bất luận thế nào, chỉ có kẻ ác độc mới bắt, giết đi con chim sâu để bảo vệ lũ sâu bọ và kẻ như thế đáng phải bị trừng trị.


Không hề có yếu tố "phản động" trong các băng rôn. Khẩu hiệu Phản đối chặt cây là quá đúng, cây xanh hàng chục, hàng trăm tuổi đang tươi tốt khỏe mạnh giúp ích cho đời, cho người, họa có thần kinh mới vác cưa đi chặt. Khẩu hiệu Bảo vệ môi trường cũng hết sức đúng, con người đâu phải con vật mà không ủng hộ, điều này đài báo, truyền thông cũng luôn hô hào đấy thôi!? Khẩu hiệu Trừng trị kẻ nào phá hoại cây xanh không thể đúng hơn vì cây xanh là tài sản chung của nhân dân, của xã hội, kẻ phá hoại cây xanh rõ ràng phải bị nghiêm trị theo pháp luật (hôm 13/4 vừa rồi có 8 người bị xử tù vì chỉ chặt có 12 cây tràm). Còn Tôi yêu Hà Nội thì chẳng còn gì phải bàn, những người này không yêu Hà Nội không bao giờ như thế. Chỉ có những kẻ căm thù Hà Nội mới thù hằn, tức tối với tình yêu của họ dành cho Hà Nội đến vậy.


Chắc chính quyền sẽ để yên nếu những người này tụ tập trong phòng máy lạnh hô khẩu hiệu, giương biểu ngữ. Nhưng họ đã không làm trò yếu hèn đó bởi đơn giản họ là con người tự do. Không ai có thể cấm con người đi ra đường, không ai có thể cấm con người đến với nhau, không ai có thể cấm con người rủ nhau làm việc tốt. Sự cấm đoán, ngăn chặn nếu có, chỉ là biểu hiện của ngõ cụt tăm tối, u mê.


Và thế giới đã nhìn thấy điều không thể che đậy. Thật đau xót khi phải cân nhắc đặt tên cho bức ảnh là Địa ngục hay Việt Nam tôi đây.


N.V.H


(FB Hoang Nguyen Van)

Cho ngày Ba mươi tháng Tư: Nỗi đau và Tình yêu


Nguyễn Thị Từ Huy - Cho ngày Ba mươi tháng Tư: Nỗi đau và Tình yêu

Written By Trung Lập on Thứ Năm, ngày 30 tháng 4 năm 2015 | 30.4.15



Một phụ nữ đi ngang những áp phích tuyên truyền cho ngày 30 tháng 4 được trưng bày tại Saigon hôm 11/4/2015.
Nếu một cộng đồng có một ngày mà trong ngày đó một nửa số người cảm thấy hạnh phúc và một nửa số người cảm thấy đau khổ thì ta nên đứng về nửa nào ?


Những người có hiểu biết và lương tri sẽ chọn đứng về phía nỗi đau.


Tôi chưa bao giờ dám nói gì về ngày ba mươi tháng tư. Bởi vì thực tế quá phức tạp và những gì tôi biết là quá ít ỏi và rất có thể là không chính xác so với sự thật của cuộc chiến, một cuộc chiến mà chỉ tên gọi của nó thôi cũng đã có thể gây ra cả một cuộc chiến khác.


Nhưng hôm nay, tình cờ tôi đọc một tập sách của Václav Havel có tựa đề : « Tình yêu và sự thật cần phải chiến thắng hận thù và dối trá ». Cuốn sách tập hợp một số diễn từ của Havel trong hai năm 1989-1990, trong thời gian ông đứng ra tranh cử và được bầu làm tổng thống của nước Tiệp Khắc, một nước Tiệp Khắc dân chủ ở thời điểm vừa thoát khỏi đêm trường cộng sản chủ nghĩa.

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

Lời nói, câu chữ…liệu có theo gió cuốn bay?


Song Chi - Lời nói, câu chữ…liệu có theo gió cuốn bay?

Written By Trung Lập on Thứ Tư, ngày 29 tháng 4 năm 2015 | 29.4.15

Phật dạy trong mười (10) cái nghiệp của con người thì cái miệng đã chiếm bốn (4), gần một nửa:


1/ Chuyện không nói có, chuyện có nói không
2/ Nói lời hung ác
3/ Nói lưỡi đôi chiều
4/ Nói lời thêu dệt.



Theo giáo lý đạo Phật, tu là tu ở ba nghiệp: thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Người biết tu thân không làm ác, miệng không nói ác, ý không nghĩ ác. Tu cái miệng là tu hơn nửa đời người. (“Tu cái miệng là tu hơn nửa đời người (Nghiệp khẩu)”, Đạo Phật ngày nay)

Sai lầm khi "coi thường" thành quả VNCH


Sai lầm khi "coi thường" thành quả VNCH

Written By Trung Lập on Thứ Tư, ngày 29 tháng 4 năm 2015 | 29.4.15



Việt Nam đã để lỡ mất cơ hội phát huy những thành quả của miền Nam để lại do chìm đắm trong tư tưởng của bên thắng cuộc, theo Tiến sỹ Vũ Minh Khương


Việt Nam đã để mất cơ hội trở thành một cường quốc sau năm 1975 do coi thường các thành quả trong chính sách của Việt Nam Cộng hòa.

GỬI CÁC ANH AN NINH - CÔNG AN TP HÀ NỘI


Nguyễn Anh Tuấn: GỬI CÁC ANH AN NINH - CÔNG AN TP HÀ NỘI





GỬI CÁC ANH AN NINH – Công an TP Hà Nội

Nguyễn Anh Tuấn

Các anh muốn môi trường sống được bảo vệ bởi Nhân Dân, hay muốn đồng lõa với những kẻ phá hoại?

Các anh muốn người dân tôn trọng, thông cảm, hay muốn bị ghét bỏ, chửi rủa, thậm chí là khinh bỉ?

Các anh muốn bức xúc xã hội được giải tỏa bằng đối thoại văn minh, hay muốn đối mặt với bạo lực, hầu như không thể tránh khỏi?

Các anh muốn những người dân như tôi, chỉ tham gia ôn hòa vào các hoạt động bảo vệ môi trường, hay muốn chúng tôi buộc phải trở thành kẻ thù, tập trung toàn lực vào việc đối đầu với các anh, nhằm loại bỏ cái thể chế phản động đang dung túng các anh?

Có thể không dễ, để các anh ngay lập tức quay đầu, trở lại phía bảo vệ Nhân Dân, nhưng không có nghĩa là các anh không có khả năng cân nhắc các hành động của mình!

Các anh hoàn toàn có thể vừa không chống lệnh cấp trên, vừa không gây thù chuốc oán với Nhân Dân!

Hãy để tôi tiếp tục là một công dân văn minh, ôn hòa, vì tôi vẫn còn coi các anh là đồng bào, và vẫn dành sự yêu thương cho các anh như người với con người!


Nguồn: FB Nguyễn ANh Tuấn
_____________

Một vài hình ảnh của An ninh Công an TP Hà Nội:























Phụ lục: (bài của JB Nguyễn Hữu Vinh):

Chuyện bên bờ Hồ 1:





Hùng, (áo đen kẻ xanh) nghe nói là đội phó an ninh Quận Hoàn Kiếm, người thường chỉ đạo đám DLV áo đỏ ở Bờ Hồ hôm 14/3.

Hôm qua, sau khi bắt xong đám chị em áo dài lên xe, một nhóm người còn lại ngồi bên gốc cây, đám CA, AN vây xung quanh, đề nghị giải tán. Mọi người chỉ cười.

Hùng nói với mình:

- Thôi anh về đi, ở đây làm gì, bọn em mệt lắm.

- Sao anh lại phải về, khi nào chú đuổi hết được tất cả khách ta, khách tàu, khách tây về thì anh cũng về. Hoặc chú cho anh một xe bus nữa để đưa bọn anh đến với những người vừa bị bắt kia tiện thể. Mà đưa họ đi đâu thế?

- Em không biết.

- Chú là AN chỉ đạo ở đây mà không biết là thế nào? Hay đưa đi sang Tàu mà bán nội tạng đi cho nó xong.

- Chắc là bán nội tạng, anh nhỉ? Nhưng anh về đi, ở đây làm gì.

- Về sao được, tớ nói thật, công an hành động như chỗ không người vô luật pháp trong rừng vậy thì dân đếch ai nghe. Chú có thấy dân không sợ nữa không? Khi dân không sợ nữa, thì Cộng sản sẽ chết thôi.

- Cộng sản chết? thì khi đó cũng phải kéo theo anh chứ nhỉ?

- Tao làm đéo gì mà dân xử, chỉ những thằng ác ôn nợ máu với dân thôi chú ạ. Nói thật chú nhé, mai hoặc ngày kia, Cộng sản sụp đổ thì chú là người mà dân sẽ đưa trị tội đầu tiên đó nhé, cẩn thận chú ạ.

Dựng quan tài giữa đường để phản đối thu hồi đất

Nghệ An: Dựng quan tài giữa đường để phản đối thu hồi đất

27/4/2015 06:49 UTC+7

Ba chiếc quan tài được người dân đặt giữa đường suốt nhiều ngày qua để phản đối chính sách thu hồi đất của chính quyền địa phương.

Trước đó, để phục vụ dự án thủy điện Bản Mồng đang được triển khai trên địa phương, UBND huyện Qùy Hợp, Sở TN&MT Nghệ An đã trực tiếp về tại xã Yên Hợp tiến hành họp dân, và thông báo một số diện tích đất lâm nghiệp của bà con nhân dân tại đây, sẽ bị thu hồi và bàn giao lại cho Lâm trường Đồng Hợp để phục vụ quá trình thực hiện dự án.

Ba chiếc quan tài được người dân đặt để phản đối chính sách thu hồi đất 
của UBND huyện Qùy Hợp

Tuy nhiên, một số hộ dân đã không nhất trí vì cho rằng, việc giao đất cho Lâm trường Đồng Hợp là không đúng quy định hiện hành nên những hộ dân có đất bị thu hồi đã phản ứng quyết liệt.

'Cần đối xử công bằng để thực sự hòa giải'


'Cần đối xử công bằng để thực sự hòa giải'

Written By Trung Lập on Thứ Tư, ngày 29 tháng 4 năm 2015 | 29.4.15



Sóng biển vỗ qua máu và xương thịt của những thuyền nhân VN, từ đó biển ấy không bao giờ như cũ. Biển ấy pha máu xương người Việt trên con đường chạy trốn khỏi sự bạo tàn của chính quyền cộng sản Việt Nam. Chính quyền này nhân danh đấu tranh giai cấp và hệ tư tưởng để triệt hạ người dân của chính nước Việt.

"Tháng tư đen", "Ngày quốc hận", "Ngày Sài Gòn thất thủ", và mới nhất: "Ngày Hành trình tới Tự do" là tên gọi đối chọi nước lửa với cái tên "Ngày giải phóng miền Nam" của nhà cầm quyền Việt Nam luôn tự hào vỗ ngực.

Những người lính miền Bắc 40 năm sau


Những người lính miền Bắc 40 năm sau

Written By Trung Lập on Thứ Ba, ngày 28 tháng 4 năm 2015 | 28.4.15



Những người lính Bắc Việt trong đồng phục quân đội mới diễu hành mừng chiến thắng ở Sài Gòn ngày 15 tháng 5 năm 1975.


40 năm trôi qua với 40 lần nhà nước Việt Nam tổ chức lễ hội vui mừng ngày thống nhất đất nước 30 tháng 4 lịch sử. Khi đến ngày tháng này, những người lính từ miền Bắc từng mang niềm tự hào của người chiến thắng khi đặt chân vào mảnh đất Sài Gòn năm xưa nghĩ gì? Cuộc sống của họ giờ đây ra sao? Và họ, một thế hệ tuổi trẻ hy sinh và chiến đấu vì lý tưởng, bây giờ nhìn nhận gì về xã hội và đất nước sau cuộc đại thắng mùa xuân năm ấy?

'Dân tộc không thể mạnh nếu cứ thù nhau'


'Dân tộc không thể mạnh nếu cứ thù nhau'




Từ miền Nam California, ông Lê Xuân Khoa, cựu giáo sư Đại học John Hopkins, đã trao đổi với BBC một số vấn đề xung quanh cuộc chiến giữa hai miền nhân kỷ niệm 40 năm ngày 30/4.


BBC: Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu thì ngày 30/4 có ý nghĩa như thế nào trong tiến trình lịch sử của dân tộc? Đó là ngày Chiến thắng, ngày Quốc hận, ngày Thống nhất hay ngày đánh dấu sự chia rẽ sâu sắc của dân tộc không thể nào hàn gắn được?


GS Lê Xuân Khoa: Gọi là Ngày Chiến thắng hay Quốc hận là tùy theo đứng về phía thắng trận hay thua trận. Về phía thắng trận, càng ngày về sau chữ chiến thắng nó mất dần ý nghĩa đi. Ngay cả trong nội bộ phía thắng cũng thấy nó mất đi ý nghĩa. Tại vi sau khi thắng trận không bao lâu thì các lãnh đạo miền Bắc có sự bội ước với miền Nam, tức là bản chất giải phóng miền Nam. Thứ hai là họ áp dụng chế độ đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân. Có lẽ vì thế những năm sau này người ta dùng nhiều hơn từ Thống nhất.

Muốn hoà hợp phải chân thành, đừng bám lấy chuyện cũ'


VNTB - Nguyên đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh: 'Muốn hoà hợp phải chân thành, đừng bám lấy chuyện cũ'

VNTB: Dù là tiếng nói xuất phát từ chữ "Nguyên", nhưng những cách nhìn về sự hòa hợp, hòa giải dân tộc của nguyên Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh là đáng trân trọng khi ông đề cập thẳng vào việc, không nên áp đặt định kiến về cuộc chiến, phải chân thành, không bám lấy chuyện cũ. Ông cũng tỏ ra nuối tiếc, khi cái tinh thần hòa giải dân tộc (không nên coi ai thắng ai thua) ngay sau thời điểm chiến thắng của ông Trần Văn Trà (Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn - Gia Định) và Võ Văn Kiệt (Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh) đã không được phổ rộng, và ông cũng cho rằng "nhiều cái sai của miền Bắc lại được áp dụng vào miền Nam...".

Càng trân trọng hơn, là cách phóng viên Hoàng Thùy (Vnexpress) sử dụng cụm từ "nhân 40 năm Ngày Thống Nhất" thay vì là "Ngày giải phóng miền Nam" hay "Đại thắng mùa xuân 1975". Nó đối lập với cách mà báo Petrotimes làm tin về ngày 30/04 với những tít bài đầy sự hằn học và hận thù "Tổng thống Ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu - Kẻ đầu cơ chính trị và ái tình" hay một sự kiêu hãnh khoét sâu lòng người như bên VOV với tít bài "Chính nghĩa không thuộc về chế độ “Việt Nam Cộng hòa".

Đó là những tín hiệu tốt cho những cái nắm tay, sát vai để lau đi nước mắt trong cái ngày lòng người bắt đầu quy về một mối.




Ông Nguyễn Khắc Huỳnh từng là thành viên đoàn đàm phán Paris từ khi bắt đầu cho đến khi Hiệp định được ký kết. Sau đó làm đại sứ Việt Nam tại Mozambique. Từ khi nghỉ hưu ông chuyên nghiên cứu về lịch sử ngoại giao nước nhà.

Bài liên quan: "Hoà hợp dân tộc là vấn đề tâm thức, không thể áp đặt được. Muốn hoà hợp phải chân thành, đừng bám lấy chuyện cũ, dám vượt qua chuyện cũ để chung sống", nguyên Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh chia sẻ nhân 40 năm Ngày Thống nhất.

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Nô lệ thói quen, thói quen nô lệ


Nguyễn Đình Bổn - Nô lệ thói quen, thói quen nô lệ

Written By Trung Lập on Thứ Hai, ngày 27 tháng 4 năm 2015 | 27.4.15





Tháng tư năm nay, các tờ báo lớn phát hành chủ yếu phía Nam như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Người Lao Động... đã cố hết sức tránh từ "giải phóng" vì họ hiểu từ này mang tính xúc phạm rất nhiều đồng bào mình, không chỉ miền Nam, mà còn ở hải ngoại.


Thế nhưng trên môi nhiều người, cái câu "trước (hoặc sau) giải phóng" vẫn còn được thốt ra, thậm chí đó là người cầm bút không phải dạng quì lụy chế độ, khi tôi hỏi tại sao dùng từ giải phóng, họ nói "tại... quen rồi!".


Thói quen? Tại sao chúng ta có thể phê phán thói quen mất trật tự, chen lấn, nói to, khạc nhổ bừa bãi...mà lại chấp nhận thói quen nói ra một từ hoàn toàn sai trái, làm mất phẩm giá ngay chính chúng ta? Trong cuộc chiến 40 năm trước, tùy theo cách nhìn lúc đó, có thể thông cảm với đồng bào miền bắc khi bị tuyên truyền họ nói "giải phóng miền nam", nhưng ngày hôm nay, đặc biệt với người sống ở miền Nam mà dùng chữ này cho thấy anh hoàn toàn không kiểm soát được ngôn từ của mình.


40 năm, trên các phương tiện truyền thông, trên các băng rôn treo tại các nẽo đường Sài Gòn, cái từ sai trái và phản cảm, có tính xúc phạm sâu sắc người dân miền Nam vẫn còn rất nhiều, dù cũng có nhiều tiếng nói ngay trong hệ thống cầm quyền, rằng nên thay từ này bằng từ thống nhất đất nước.


Nhưng nếu là bạn, đừng nói với tôi rằng đó là thói quen. Chỉ có nô lệ mới cần được giải phóng, Tôi có thể thông cảm cho người dân nghèo ít học nhưng tôi sẽ không ngại gì mà căn vặn bạn, nếu bạn thốt ra 2 cái chữ mang tính xúc phạm đó trước mặt tôi!


Nguyễn Đình Bổn


(Blog Nguyễn Đình Bổn)

Vì một nền công vụ hẳn hoi


Nguyễn Thông - Vì một nền công vụ hẳn hoi

Written By Trung Lập on Thứ Hai, ngày 27 tháng 4 năm 2015 | 27.4.15

Tôi không dám dùng những từ ngữ đao to búa lớn, chỉ xin dùng chữ “hẳn hoi” mà ông bà ta nói - nghe đã quen tai, để gắn vào chủ đề nền hành chính công, hay còn gọi là công vụ. Hẳn hoi có nghĩa rành mạch, rõ ràng, đâu vào đấy, có được đầy đủ các yêu cầu, theo đúng những tiêu chí mà cuộc sống và con người đòi hỏi.


Ai cũng biết tất cả pháp luật, đường lối, quan điểm, chính sách của nhà nước để đến được với dân đều phải thông qua nền công vụ. Nước nào cũng vậy chứ không riêng gì nước ta. Vấn đề cần trao đổi ở chỗ nền công vụ ấy như thế nào mà thôi.

CHÍNH QUYỀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐÃ VI PHẠM HIẾN PHÁP NHƯ THẾ NÀO?


CHÍNH QUYỀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐÃ VI PHẠM HIẾN PHÁP NHƯ THẾ NÀO?



Hình ảnh đáng xấu hổ của đám công an Quận Hoàn Kiếm trước bàn dân thiên hạ (26.4.2015)


VÌ HÔM QUA CHÍNH QUYỀN HÀ NỘI BẮT NHỐT TRÁI PHÉP NHỮNG NGƯỜI DIỄU HÀNH ÔN HOÀ ĐÒI CÔNG LÝ CHO THỦ ĐÔ VỤ TÀN SÁT CÂY XANH, LÀM ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỘI TRƯỜNG, CẢNH QUAN HÀ NỘI.

* Hôm nay tôi đưa điều 25, 28, 30 trước để mọi người biết chính quyền HN vi phạm Hiến Pháp VN như thế nào.

HIẾN PHÁP VIỆT NAM - CHƯƠNG II

QUYỀN CON NGƯỜI -QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Điều 25

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.


Điều 28

1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Điều 30

1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.

3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

http://www.chinhphu.vn/…/chinhphu/NuocCHXH…/ThongTinTongHop…

NĂM 2014 VIỆT NAM CHINH THỨC LÀ THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIỆN HIỆP QUỐC.

Nguồn: FB Sương Quỳnh

Sau chiến tranh: Xương máu và niềm tin đã mất


Sau chiến tranh: Xương máu và niềm tin đã mất
Vương Trần Thi



Tôi sinh ra lúc gần tàn cuộc chiến, thế nhưng ký ức vẫn trở về mỗi khi trời giông bão, khi sét rạch ngang trời, khi sấm rền vang dội. Nó gợi nhớ tuổi thơ không bình yên, mới bốn tuổi đã biết chụp vội cái mũ rơm lên đầu và lao thật nhanh vào hầm trú ẩn: B52 đang thét gào dội lửa mong hủy diệt triệu triệu sinh linh vô tội, lửa của những cơn cuồng nộ vô lý.

HÀ NỘI ƠI!!!


HÀ NỘI ƠI!!!

Nguyễn Thúy Hạnh




Tại công an quận Long Biên
- Mệt vì bà này quá, chỗ nào cũng có mặt là thế nào, sao bà không về nhà đi?! Viên an ninh chỉ tay vào một bà dân oan dằn giọng.
- Bao giờ hết oan thì tự khắc người ta về nhà thôi mà. Mình trả lời giúp.
Rồi mình bị dẫn về một phòng riêng.
- Chị ra đó tụ tập quấy rối trật tự công cộng, đã xin phép chưa? Viên an ninh hỏi.
- Có luật đâu mà xin phép. Mà anh nói lại cho đúng nhé, thế nào là tụ tập quấy rối trật tự? Chúng tôi mặc đẹp, đi nhẹ trên vỉa hè, cười tươi ôn hòa, chỉ làm đẹp thêm cho thành phố, NGƯỜI PHÁ RỐI TRẬT TỰ CHÍNH LÀ CÁC ANH! Chúng tôi chỉ có vài chục người, còn các anh có tới vài trăm, đứng cả xuống lòng đường, thổi còi inh tai, loa ra rả nhức óc, làm huyên náo cả Hồ Gươm, lại còn chặn đường và bắt bớ chúng tôi. Thử hỏi ai là người phá rối?

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

Hậu quả của cuồng tín và cuồng chiến


Phạm Viết Đào - Hậu quả của cuồng tín và cuồng chiến

Written By Trung Lập on Thứ Hai, ngày 27 tháng 4 năm 2015 | 27.4.15



Cả Hoa Kỳ và hai miền Việt Nam đã tổn thất và trả giá đắt vì cuộc chiến vì những tín điều tranh cãi và các giá trị ảo, theo tác giả.


Cuộc chiến Việt - Mỹ kết thúc cách đây 40 năm là một cuộc chiến tranh hao người tốn của lớn nhất nổ ra sau Đại chiến Thế giới II đối với cả 2 dân tộc Việt Nam và Hoa Kỳ.


Hơn 58.000 quân nhân Mỹ đã chết và mất tích tại chiến trường Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc 58.000 gia đình người dân Mỹ đã gánh chịu nỗi đau mất mát trong nửa thế kỷ qua cùng với hàng trăm tỷ USD tiền thuế của dân Mỹ bị ném vào cuộc chiến và giải quyết các vấn đề hậu chiến.


Còn về phía Việt Nam thì con số thương vong, thiệt hại lớn gấp nhiều lần nếu gộp của cả hai phía.


Không ai thay đổi được quá khứ, tôi không muốn nhắc lại những câu chuyện bi thương này để chê trách, bới móc ai, mà chỉ muốn nhắc nhở chính giới có trách nhiệm, tỉnh táo tránh cho người dân Việt Nam trong tương lai không tiếp tục bị xô đẩy vào những bi kịch tương tự.


Rất nhiều người của cả 3 phía (Mỹ, Việt Nam Cộng hoà và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà), sau 40 năm bắt đầu ngộ ra rằng trong cuộc chiến vừa qua, chính mình bị áp, bị lôi, bị ném vào cuộc chiến bởi những chính kiến chính trị cuồng tín của kẻ khác
Nhà văn Phạm Viết Đào


Theo tôi, cuộc chiến tranh Việt - Mỹ kết thúc cách đây 40 năm là hậu quả của những chính kiến chính trị cuồng tín của các chính trị gia của cả 2 phía Việt-Mỹ.


Rất nhiều người của cả 3 phía (Mỹ, Việt Nam Cộng hoà và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà), sau 40 năm bắt đầu ngộ ra rằng trong cuộc chiến vừa qua, chính mình bị áp, bị lôi, bị ném vào cuộc chiến bởi những chính kiến chính trị cuồng tín của kẻ khác.


Sự cuồng tín chính trị được thể hiện qua việc quá tin vào những điều vu vơ, không có thật hoặc tin vào những sự thật bị phóng đại, kích động bởi những động cơ chính trị vụ lợi, đen tối.


Từ sự cuồng tín về chính trị đã xô đẩy hàng triệu người vào những hành vi bất chấp mạng sống của mình, của đồng loại, của đồng bào mình, thậm chí người thân của mình.


Trong cuộc chiến Việt-Mỹ vừa qua, có rất nhiều gia đình Việt Nam anh em họ hàng ruột thịt trong một gia đình đã bị đẩy vào các chiến tuyến đối địch nhau, thậm chí bắn, giết trực diện nhau chỉ vì những chính kiến chính trị chẳng liên quan gì tới mình...


Mổ xẻ cuồng tín




Những 'cuồng tín' mà tác giả đề cập xuất phát từ những phức cảm tâm lý, ý hệ chính trị mà có thể vẫn còn tồn tại tới tận ngày nay.


Về bản chất, cuộc chiến Việt –Mỹ cách đây 40 năm khác với các cuộc chiến tranh Pháp-Việt (1946-1954) và lại càng khác xa với các cuộc chiến tranh Việt-Trung cố-trung và cận đại.


Vậy thì những tư tưởng chính trị cuồng tín nào của các chính giới Việt Nam - Hoa Kỳ và các quốc gia khác của hai hệ thống đã “giây máu” trong cuộc chiến khốc liệt này?


Đây là một đề tài khoa học lớn, đòi hỏi phải được tiếp cận nhiều nguồn tư liệu, có sự tổng hợp khái quát cao, khách quan lẫn sự tỉnh táo và mẫn cảm của người tham gia thì mới tìm ra những kiến giải hữu ích…


Trong một bài viết nhỏ này, người viết xin chỉ nêu lên một vài kiến giải.


Trước hết, về phía chính giới Mỹ, sự cuồng tín thứ nhất bắt nguồn từ tín điều rằng làn sóng cộng sản từ miền bắc Việt Nam đang lan tràn xuống miền nam, sẽ tràn sang khu vực Đông Nam Á, như đã tràn vào Đông Âu
Nhà văn Phạm Viết Đào


Trước hết, về phía chính giới Mỹ, sự cuồng tín thứ nhất bắt nguồn từ tín điều rằng làn sóng cộng sản từ miền bắc Việt Nam đang lan tràn xuống miền nam, sẽ tràn sang khu vực Đông Nam Á, như đã tràn vào Đông Âu.


Nếu Mỹ không trực tiếp ra tay ngăn chặn được, theo tín điều này, thì an ninh của chính nước Mỹ sẽ bị đe doạ và sẽ có một cuộc “cách mạng đỏ” lan sang tận Mỹ và Tây Âu; thách thức cơ nghiệp của giới tài phiệt Mỹ...


Đây là một ý tưởng chính trị cuồng tín mà vì nó mà căn cứ vào dó, chính giới Mỹ đã phát động một cuộc chiến tổng lực; nước Mỹ đã huy động toàn bộ sức người, sức của cao nhất; có thời điểm Chính phủ Mỹ đưa vào Việt Nam cả triệu quân để nhằm mục đích ngăn chặn, đẩy lùi cộng sản tại Việt Nam.
Chính kiến chính trị cuồng tín này là nguyên nhân dẫn tới nhiều hành vi cuồng chiến của quân đội Mỹ: ném bom rải thảm B52 vào một số thành phố đông dân ở miền bắc, ném bom rải thảm chất độc da cam vào rừng, ở mức độ được cho là lạm dụng khi nhiều khu vực dân sự và đối tượng tấn công không liên quan tới các lực lượng cộng sản.


Đối sách mù quáng




Cuộc chiến dưới những giáo điều và cuồng tín tranh cãi cần được cảnh tỉnh sau 40 năm, theo tác giả.


Tư tưởng chính trị chống cộng bằng sức mạnh quân sự Mỹ qua thực tế lịch sử đã kiểm chứng rằng đó là tư tưởng, đối sách chính trị mù quáng, cuồng tín, sai lầm, bởi vì chính qua thực tế và lý luận đã khẳng định rằng không một thế lực quân sự nào đánh bại được cộng sản, trừ chính nội bộ của cộng sản tự phân rã;


Đó là điều thế giới nhận thấy vào những năm cuối thập kỷ 80 đầu 90 ở Liên Xô và Đông Âu đã chứng minh.


Sự cuồng tín vào sức mạnh tổng hợp của Mỹ đã đổ vào cuộc chiến Việt Nam kết cục giống như việc đổ thêm dầu vào lửa; hành động này đã làm cho cộng sản Việt Nam quật cường thêm lên và đã kết thúc cuộc chiến vào năm 1975.


Cuồng tín hai của Hoa Kỳ là quá tin và ỷ vào sự giàu mạnh về cơ sở vật chất - kỹ thuật, công nghệ, quân sự, kinh tế Mỹ.


Chính do bị ám bởi sự cuồng tín này mà một vài chính khách Việt Nam Cộng hoà đã từng thốt ra những tuyên bố sai lầm nào là "Biên giới nước Mỹ kéo dài tới Vĩ tuyến 17 của Việt Nam" hay "miền Nam Việt Nam là bang thứ 51 của Hoa Kỳ
Nhà văn Phạm Viết Đào


Chính do bị ám bởi sự cuồng tín này mà một vài chính khách Việt Nam Cộng hoà đã từng thốt ra những tuyên bố sai lầm nào là "Biên giới nước Mỹ kéo dài tới Vĩ tuyến 17 của Việt Nam" hay "miền Nam Việt Nam là bang thứ 51 của Hoa Kỳ."


Còn phía Hoa Kỳ thì đã có những tuyên bố và hành động không kém phần quá khích như: đưa (Bắc) Việt Nam về "thời kỳ đồ đá", rồi xây dựng hàng rào điện tử Mac chặn đứng sự tiếp tế, xâm nhập của cộng sản vào chiến trường miền Nam; đem bom rải thảm miền Bắc; đưa chất độc màu da cam rải thảm tại nhiều vùng rừng núi của Việt Nam…


Đó là những tuyên bố chính trị cuồng tín, hành vi cuồng chiến mang tính thách thức sự sống, sức sống, lòng tự trọng, tự tôn cả một dân tộc, quốc gia có vốn sống hàng ngàn năm trong lịch sử.


Do những tuyên bố và các hành vi trên của phía Mỹ và quân đội, chính giới Sài Gòn mà đã kích hoạt, làm ra đời kiểu cuồng tín tương thích, đáp trả của phía chính giới cộng sản.


Kết cục thì cuối cùng sự cuồng tín nào cũng đều phải chịu lùi bước và trả giá, như thực tế lịch sử đã chứng minh; tất nhiên người phải trả giá cao nhất, người cuối cùng phải quyết toán, tất toán toàn bộ chi phí của cuộc chiến này, đó là nhân dân hai nước Việt - Mỹ;


Bởi bất cứ cuộc chiến tranh nào, ở đâu, thì rồi nhân dân vẫn là người thua cuộc ?


Phía Cộng sản Bắc Việt




Cộng sản Bắc Việt lo sợ người Mỹ sẽ là kẻ xâm lược như Trung Hoa trong một nghìn năm Bắc thuộc, hay người Pháp với 100 năm thực dân, theo tác giả.


Cho tới thời điểm xảy ra chiến tranh Việt-Mỹ, miền bắc vừa trải qua những thảm cảnh như nạn đói làm 2 triệu người chết do phát-xít Nhật gây ra năm 1945; Sự rắc rối do nhóm Quốc dân Đảng Nguyễn Hải Thần nấp sau Tàu Tưởng gây ra đối với chính phủ Việt Minh non trẻ giai đoạn 1945-1946.


Rồi cuộc chiến tranh 9 năm với quân viễn chinh Pháp làm đổ biết bao xương máu…, do vậy mà trong tâm trí của người dân miền bắc, quân đội ngoại quốc đặt chân đến Việt Nam đều bị bị coi là kẻ thù xâm lược xấu xa, nguy hiểm, tàn ác và phải bị đánh đuổi.


Do xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử đó mà những tư tưởng chính trị sau đây đã bị kích hoạt, bị bộ máy tuyên truyền khổng lồ phóng đại thêm và tạo thành những tín điều cuồng tín của miền Cộng sản Bắc Việt.


Niềm tin thứ nhất của Bắc Việt cho rằng Mỹ là kẻ xâm lược xấu xa, nguy hiểm như giặc Tàu phương Bắc (Trung Hoa), như Pháp, như Nhật… Sự nô lệ ngoại bang với đất nước bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, chia cắt là sự mất mát, sỉ nhục đau thương nhất
Nhà văn Phạm Viết Đào


Niềm tin thứ nhất của Bắc Việt cho rằng Mỹ là kẻ xâm lược xấu xa, nguy hiểm như giặc Tàu phương Bắc (Trung Hoa), như Pháp, như Nhật… Sự nô lệ ngoại bang với đất nước bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, chia cắt là sự mất mát, sỉ nhục đau thương nhất.


Niềm tin này là đúng đối với trường hợp khi các đội quân của thiên triều Trung Hoa từ cổ chí kim, của Thành Cát Tư Hãn, của thực dân Pháp, của phát xít Nhật từng đe dọa, xâm lăng Việt Nam.


Thế nhưng qua thực tế được kiểm chứng tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy Mỹ là quốc gia không đưa quân đội đi chiếm đất nước khác; Mỹ thường đưa quân viễn chinh ra nước ngoài để triển khai bảo vệ một hệ ý hệ chính trị nào đó; mô hình quản trị Mỹ; mô hình dân chủ Mỹ; trong cuộc chiến tại Việt Nam, Mỹ đưa quân nào với mục đích để đẩy lùi cộng sản, chứ không để xâm lăng, thống trị.


Thực vậy, kiểm lại những quốc gia Tây Âu và trong khu vực Đông Nam Á, đa số những quốc gia triển khai các chính sách ngoại giao, kinh tế, chính trị chịu ảnh hưởng của mô hình Mỹ đều thành công và khá lên, khắc phục, hạn chế được nhiều vấn nạn xã hội.


Còn các quốc gia chịu ảnh hưởng, xây dựng đất nước xã hội theo mô hình của Liên Xô, Trung Quốc đều phải gánh chịu nhiều hệ luỵ không lối thoát, bế tắc, luẩn quẩn, khủng hoảng triền miên, lâu dài...


Hậu quả tín điều




Chính quyền Việt Nam sẽ tổ chức long trọng đại lễ kỷ niệm bốn mươi năm 'Đại thắng mùa xuân' và 'Giải phóng miền Nam' vào năm nay.


Do những niềm tin sai lạc, chưa chuẩn xác lại thêm sự phóng đại, tô màu về quân đội Mỹ, chính quyền Mỹ như thế, nên đã xô đẩy hàng triệu người dân Việt Nam theo chủ thuyết cộng sản và tín điều Bắc Việt cộng sản, đã quyết sống mái, bất chấp hy sinh, gian khổ để đánh Mỹ, không để quân đội Mỹ chia cắt, chiếm một phần đất đất đai, lãnh thổ của đất nước do cha ông để lại…


Người Việt Nam đã phải đổ ra bao xương máu, mồ hôi nước mắt mới xác định được cương vực lãnh thổ của mình từ Mục Nam Quan tới mũi Cà Mau, nay được đưa vào một cuộc chiến mới.


Cả hai bên rút cuộc đã ném vào ván bài tất cả: một bên thẳng tay chống, một bên thì đem tất cả xương máu ra để bảo vệ… những giá trị ảo?!
Nhà văn Phạm Viết Đào


Hàng triệu thanh niên Việt Nam được mặc định một đức tin rằng: chống lại quân viễn chinh Mỹ là chiến đấu chính nghĩa; bảo vệ sự độc lập, tự do cho dân tộc, vì thế nên dù phải đốt cháy cả Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập; những khẩu hiệu sặc mùi cuồng tín: "Tiếng hát át tiếng bom; Nhà tan cửa nát cũng ừ; Đánh thắng giặc Mỹ cực chừ (giờ) sướng sau!"


Khi đánh đuổi được quân đội Mỹ, có được sự hậu thuẫn của cả phe xã hội chủ nghĩa đứng đầu là hai 'ông anh' Liên Xô, Trung Quốc mẫu mực, thì nhất định Việt Nam sẽ tiến lên chủ nghĩa cộng sản để hưởng ấm no, hạnh phúc!


Tóm lại, cuộc chiến Việt-Mỹ cách đây 40 năm là cuộc chiến giữa một bên thì đem bom đạn, chất độc ra huỷ diệt bất cứ chỗ nào vì nỗi sợ ý hệ về làn sóng đỏ; một bên thì tuyên bố “sẵn sàng đốt cháy cả Trường Sơn” nếu không đuổi được Mỹ ra vì sự nhầm lẫn bị xâm lược vĩnh viễn như một nghìn năm Bắc thuộc, hai một trăm năm thực dân bóc lột của người Pháp v.v...


Cả hai bên rút cuộc đã ném vào ván bài tất cả: một bên thẳng tay chống, một bên thì đem tất cả xương máu ra để bảo vệ… những giá trị ảo?!


Blogger Phạm Viết Đào
Gửi cho BBC từ Hà Nội


(BBC)

‘Bản lĩnh chính quyền’ để đối thoại với bất đồng chính kiến?


Phạm Chí Dũng - ‘Bản lĩnh chính quyền’ để đối thoại với bất đồng chính kiến?

Written By Trung Lập on Thứ Hai, ngày 27 tháng 4 năm 2015 | 27.4.15

Lần đầu tiên trong lịch sử hưng - vong của mình, Đảng Cộng Sản Việt Nam buộc phải “mở lối cho trí thức phản biện” - như cách rút tít của một tờ báo nhà nước - bằng một văn bản chính thức được ban hành bởi bên hành pháp: chính phủ.


Văn bản trên - biểu hiện bằng hình thức quyết định với danh nghĩa thủ tướng chính phủ - mang nội dung “thí điểm tổ chức diễn đàn khoa học chuyên nghiệp của trí thức khi tham gia hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chủ trương, chính sách, dự án phát triển kinh tế-xã hội.”



Nhưng những câu từ đáng giá nhất của văn bản trên có lẽ là: “Không quy chụp về mặt tư tưởng, quan điểm khi tham gia diễn đàn.”


“Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”

Tiền và đấu tranh


Huỳnh Ngọc Chênh - Tiền và đấu tranh

Written By Trung Lập on Thứ Hai, ngày 27 tháng 4 năm 2015 | 27.4.15



Những người đấu tranh không chuyên diễn hành phản đối tàn sát cây xanh tại Hà Nội


Có vài người đặt vấn đề tiền cho những người đấu tranh. Đó cũng là vấn đề đáng quan tâm vì hầu như ai tham gia vào việc đấu tranh đều bị tiệt được làm ăn. Vậy người đấu tranh lấy gì để sống, lấy gì để nuôi gia đình nếu như còn gánh nặng gia đình.

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

Viết cho ngày 30/4: nỗi đau nào lớn hơn?


Viết cho ngày 30/4: nỗi đau nào lớn hơn?
Sat, 04/25/2015 - 11:02 — nguyenvubinh


Viết cho ngày 30/4: nỗi đau nào lớn hơn?



Hàng năm, cứ đến ngày 30/4 là nhà cầm quyền Việt Nam lại tổ chức kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước bằng các lễ mít tinh, diễu hành, diễu binh, duyệt binh. Đối với đồng bào người Việt hải ngoại, và rất nhiều đồng bào miền Nam ở trong nước, đây là ngày quốc hận, là nỗi đau chưa hề nguôi ngoai. Người ta đã nói nhiều tới nỗi đau của người dân miền Nam sau biến cố 30/4/1975 này, và đó là những sự thật hiển nhiên. Một quốc gia (Việt Nam Cộng Hòa), với chính nghĩa sáng ngời, tinh thần nhân bản đã bị cưỡng chiếm một cách đau đớn, tức tưởi. Từ sự kiện này, hàng triệu quân, dân, cán, chính của Việt Nam Cộng Hòa đã phải vào các trại cải tạo, lao tù. Hàng chục vạn người đã phải bỏ nước ra đi, vượt biên vì không thể sống nổi trên quê hương. Hàng chục ngàn người đã nằm trong bụng cá và dưới đáy biển sâu…đó là số phận, là nỗi đau của bên thua cuộc.

: CÔNG AN HÀ NỘI ĐÁNH NGƯỜI TÁO TỢN GIỮA BAN NGÀY

Thứ Tư, ngày 22 tháng 4 năm 2015

Tin NÓNG: CÔNG AN HÀ NỘI ĐÁNH NGƯỜI TÁO TỢN GIỮA BAN NGÀY




PHẢN ĐỐI HÀNH VI ĐÁNH NGƯỜI CỦA CA HÀ NỘI

Đoan Trang

Trịnh Anh Tuấn (fb Gió Lang Thang), vừa bị ba nhân viên công quyền đánh chảy máu đầu và tay, phải đi bệnh viên khâu hơn 10 mũi.

Sáng sớm nay, 22/4, Trịnh Anh Tuấn rời nhà để đi mua sữa cho con nhỏ. Khi anh đến đoạn đường vắng trên phố Cổ Linh (quận Long Biên), thì có ba thanh niên cao to, đi xe máy Nouvo màu đen, từ phía sau phóng đến. Họ đạp mạnh vào tay lái của Tuấn làm anh văng khỏi xe, ngã xuống mặt đường. Tuấn chưa kịp ngồi dậy thì cả ba cùng xông đến đấm đá, giẫm đạp túi bụi. Họ còn nhặt một viên gạch bên đường đập vào đầu Tuấn, gây vỡ đầu, chảy máu. Cánh tay trái của anh bị sưng phồng, lòng bàn tay rách mấy chỗ.

Hành hung xong, ba thanh niên nhảy lên xe máy phóng đi. Vài phút sau, họ gọi và nhắn tin vào máy điện thoại của Tuấn, chỉ nói một câu: “Đ.m. mày, lần sau tao đánh chết mẹ mày”.














Đáng chú ý là ba kẻ này nằm trong số 10-15 nhân viên an ninh (thường phục) vẫn lảng vảng quanh nhà Trịnh Anh Tuấn cả tháng nay, khi phong trào tuần hành bảo vệ cây xanh ở Hà Nội đang dâng lên. 5h sáng chủ nhật 19/4, tức là bốn tiếng trước khi diễn ra cuộc tuần hành thứ hai do nhóm Vì Một Hà Nội Xanh tổ chức, họ đã vào nhà Tuấn, ép anh lên đồn công an quận để “làm việc” về hành vi “gây rối trật tự công cộng ở hồ Hoàn Kiếm”. Cuộc làm việc không đạt kết quả gì vì phía công an không trưng ra được bằng chứng nào về sự “gây rối” của anh Tuấn.


Tin từ fb: Đoan Trang

SAU DƯA HẤU, HOA QUẢ LÀ HÀNG NGÀN TẤN GẠO CHỜ ...HƯ MỐC





SAU DƯA HẤU, HOA QUẢ LÀ HÀNG NGÀN TẤN GẠO CHỜ ...HƯ MỐC


Hàng nghìn tấn gạo chờ... hư mốc

Báo Tuổi trẻ
25/04/2015 15:07 GMT+7

TT - Ùn tắc ở cửa khẩu Lào Cai đang khiến hàng nghìn tấn gạo chờ... hư mốc. Các thương lái, doanh nghiệp Trung Quốc ngừng nhập hàng khiến hàng nghìn tấn gạo bị ùn ứ.
.


Hàng nghìn tấn gạo bị ùn tắc ở lối mở Bản Quẩn (Lào Cai) - Ảnh: Hồng Thảo
Vừa nắng như đổ lửa, mấy hôm nay bất chợt lại mưa tầm tã khiến hàng ngàn tấn gạo trong các xe tải chờ thông quan xuất khẩu ở các cửa khẩu và lối mở biên giới tuyến Lào Cai có nguy cơ mốc, hỏng.

Nhiều tài xế xe tải mặt mũi hốc hác vì vạ vật, “cơm đường cháo chợ, ngủ cabin xe” hơn chục ngày qua tại khu vực này vừa mệt vừa rầu rĩ vì “đi không được, ở không xong”.