Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2017

Có ai đứng sau ông Đinh La Thăng không?


Có ai đứng sau ông Đinh La Thăng không?

Đăng bởi Tiểu Nhi on Sunday, December 17, 2017 | 17.12.17



Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an) đặt câu hỏi và mong muốn được làm rõ.



Ông Đinh La Thăng bị khởi tố, bắt tạm giam

Hàng loạt câu hỏi về trách nhiệm trong vụ Đinh La Thăng


Vụ việc ông Đinh La Thăng bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" đang gây sự chú ý của dư luận.


Trước đó, những hành vi vi phạm của ông Đinh La Thăng được thể hiện khá rõ trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.


Hôm 9/12, trả lời phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an) khẳng định, những vi phạm của ông Định La Thăng đã được định danh trong Bộ luật hình sự.


Tướng Cương cũng cho rằng, cơ quan có thẩm quyền cần làm rõ hơn con số thiệt hại về kinh tế và trách nhiệm của cấp quản lý (nếu có) trong vụ việc này.


"Phải làm rõ, việc ông Thăng "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" dưới những hình thức nào?


Còn ai tham gia vào việc này nữa không? Có việc ông ấy lấy tiền của nhà nước để đi biếu người khác không? Có khoản tiền nào ông ấy bỏ túi riêng không?


Chuyện này phải làm rõ để trả lời dư luận", Tướng Cương đặt câu hỏi.


Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an) cũng đề nghị cơ quan có thẩm quyền cần truy xét những người có liên quan khi để xảy ra những vi phạm tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.


"Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không phải là hòn đảo giữa Thái Bình Dương.


Đây chỉ là 1 trong số nhiều tập đoàn có vốn nhà nước mà Bộ Công Thương là cơ quan giúp việc cho Chính phủ trong việc kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.


Bắt ông Đinh La Thăng là “cú đấm thép” vào nạn tham nhũng


Vấn đề đặt ra là, thời điểm xảy ra vi phạm, ngoài ông Thăng, có ai đứng sau chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước những vi phạm liên quan tới việc Tập đoàn Dầu khí góp vốn 800 tỷ vào ngân hàng hàng OceanBank không?,


Do đó, trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền là phải tìm ra bằng chứng cụ thể để khẳng định nhận định trên là có căn cứ", Tướng Cương nêu quan điểm..


Tướng Cương nói thêm, việc khởi tố và bắt tạm giam ông Đinh La Thăng cũng cho thấy quyết tâm chính trị rất cao của Đảng, mà đứng đầu là Tổng Bí thư trong việc chống tham nhũng không có vùng cấm.


"Đúng như lời Tổng Bí Thư đã nói: "Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy".


Việc làm này còn củng cố thêm lòng tin của Đảng viên, người dân đối với Đảng", Tướng Cương bình luận.


Vụ ông Thăng để lại nhiều bài học


Tướng Lê Văn Cương cho rằng cần phân biệt rạch ròi giữa công và tội của ông Đinh La Thăng để xử lý vi phạm một cách nghiêm minh.


"Tôi chưa bao giờ gặp ông Thăng, mà chỉ biết ông ấy qua báo chí đặc biệt là thời điểm ông còn đương chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.


Nhưng qua kênh thông tin báo chí cũng có thể thấy vị này đã có hàng chục quyết định táo bạo trong quản lý điều hành. Tôi ủng hộ phong cách làm việc của ông ấy.


Nhưng việc gì ra việc đó, ông ấy có công thì chúng ta ghi nhận, ngược lại, sai thì phải xử lý nghiêm khắc", Tướng Cương nói rõ.

Từ những phân tích trên, Tướng Lê Văn Cương cho rằng, vụ việc khởi tố và bắt tạm giam ông Đinh La Thăng đưa lại nhiều bài học lớn, đặc biệt là việc kiểm soát, giám sát quyền lực.


"Thứ nhất, hệ thống kiểm soát, giám sát quyền lực có vấn đề nếu không muốn nói là yếu, kém.


Chúng ta giao quyền cho cán bộ rất lớn nhưng khả năng giám sát việc thực hiện quyền lực rất nhỏ.


Hay nói cách khác, chúng ta giao cho người ta quyền lực 100 phần nhưng hệ thống giám sát quyền lực chỉ có 10 phần, thì chắc chắn quyền lực đó bị tha hóa.


Lãnh đạo mà không kiểm tra, giám sát thì coi như không lãnh đạo.


Thứ 2: Bài học về quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ.


Những vi phạm của ông Đinh La Thăng diễn ra tại thời điểm vị này phụ trách Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.


Người Sài Gòn nghĩ gì sau khi ông Đinh La Thăng bị bắt?


Tuy nhiên, sau những vi phạm trong quá khứ của ông Thăng đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, vị này vẫn được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giao thông...


Như vậy, công tác bổ nhiệm cán bộ còn lộ rõ nhiều sơ hở, yếu kém.


Đáng lẽ với những vi phạm của ông Thăng giai đoạn 2009-2011, thì phải xử lý/bắt ngay thời điểm đó, chứ không thể đưa ông ấy lên vị trí cao hơn được.


Trong chuyện này có trách nhiệm của các cơ quan kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền về công tác cán bộ.


Thứ 3: Bài học về xử lý vi phạm của cán bộ.


Những vi phạm của ông Đinh La Thăng chưa được xử lý kịp thời, đến nơi đến chốn thời điểm trước, dẫn tới những tác tại khôn lường.


Do vậy, có luật mà xử lý chưa nghiêm thì tác hại hơn không có luật", Tướng Cương nêu rõ.

Quốc Toàn

(GDVN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét