Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017
Bán sắt vụn Thủ Thiêm vì nhân dân: cả một thời đểu cáng lên ngôi!
VNTB - Bán sắt vụn Thủ Thiêm vì nhân dân: cả một thời đểu cáng lên ngôi!
Reply
BOT, đểu cáng, forums, Kỳ Lâm, news, nói láo, Thủ Thiêm, VNTB
22.12.17
Kỳ Lâm (VNTB) Quan điểm rất nhân văn, nhưng giá như đây không phải là thời kỳ internet thì sự thật phát lộ không đến mức phải buộc thốt lên: cả một thời đểu cáng lên ngôi!.
Không thu phí không phải không thu phí
Sau 6 năm hoạt động, trạm phí Thủ Thiêm thu được tổng cộng 0 đồng. Và hôm qua, TP HCM đề xuất đập bỏ, bán sắt vụn cái trạm này để... chống ùn tắc.
Trả lời cho quyết định nêu trên, chính quyền Tp. Hồ Chí Minh cho biết, do nhận thấy tình hình kinh tế còn nhiều phức tạp, chưa có dấu hiệu phục hồi. Người dân và các doanh nghiệp trong TP đều đang gặp khó khăn. Nếu thành phố thực hiện việc thu phí sẽ có tác động không tốt đến tình hình xã hội, kinh tế của TP.
Quan điểm rất nhân văn, nhưng giá như đây không phải là thời kỳ internet thì sự thật phát lộ không đến mức phải buộc thốt lên: đạo đức giả.
Cụ thể, trạm thu phí hầm vượt sông Thủ Thiêm vốn là công trình vốn đầu tư từ Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của chính phủ Nhật Bản có vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, cũng là loại viện trợ không hoàn lại. Trong giai đoạn đầu, Thành phố HCM từng cho phép trạm thu phí Thủ Thiêm với 12 cabin được xây dựng hoành tráng, và đến tháng 9/2012, Sở GTVT TP HCM tổ chức cho thu phí thử nghiệm hầm Thủ Thiêm để ghi nhận lượt xe bình quân, tiến tới đánh giá sẽ áp đặt giá mức phí. Kết quả cho thấy. mỗi ngày có gần 14.7000 ôtô lưu thông, đạt 34% công suất thiết kế và hơn 76.700 xe máy lưu thông, đạt 27% công suất thiết kế. Nếu theo ghi nhận này thì đây sẽ là một miếng bánh ngon cho chủ đầu tư BOT, nhưng đáng tiếc, phía Nhật Bản đã gởi công hàm phản đối kịch liệt, và miếng bánh này đình trệ lại cho đến ngày hôm nay, theo như PGS.TS Nguyễn Thiện Tống - nguyên giảng viên Trường Đại học Bách khoa TP.HCM cho biết.
Cùng với trạm Thủ Thiêm, thì còn có thêm trạm thu phí cầu Mỹ Thuận, được hoàn thành vào năm 2000. Lượt xe ghi nhận trong thời điểm lúc ấy là, hơn 6.000 lượt xe 4 bánh qua lại, 10 năm sau đã tăng lên gấp 2,5 lần (16.000 lượt) và thu về hơn 500 tỷ đồng Việt Nam. Nhưng về sau, Australia – nước tài trợ vốn viện trợ không hoàn lại để xây cầu với giá trị lên đến 80 triệu USD đã phản đối. Nhưng Việt Nam vẫn quyết tâm duy trì trạm thu với lý do “trang trải tiền bảo trì”, kết quả 2 cây cầu mà Australia dự kiến tài trợ vốn là Cao Lãnh và Vàm Cống đã bị hủy bỏ, Facebooker Vũ Kận Veo chia sẻ.
Cái thời đểu cáng lên ngôi
Chúng ta đang trong thời kỳ nói láo toàn tập, cái thời kỳ mà ngay cả chiều dài lịch sử chỉ có 2.500 năm cũng kéo dài thành 4.000 năm; thời kỳ mà cuộc chiến đẫm máu với thế thua trở thành một chương bích họa của kẻ thắng; thời kỳ mà tính phi dân chủ lên cao lại luôn khẩu hiệu “của dân, do dân, vì dân”.
Cái thời kỳ nói láo này từ chế độ nảy sinh khiến cho các tầng lớp bị tiêm nhiễm, câu tục ngữ “treo đầu dê, bán thịt chó” trở thành thành ngữ đặc trưng cho cả lớp người XHCN – trong một môi trường giáo dục đầy gian lận, nơi con người dạy nhau biết nói láo từ trong tiết thỉnh giảng từ thời tiểu học.
Ai cũng nói dối đến mức nói dối trở thành thời thượng. Từ Bộ Nội vụ “đá” trách nhiệm “đúng quy trình”, để rồi sau đó báo NLĐ đã tung video để vỗ mặt, cho đến kẻ tự nhận là làm xe ôm, bán chổi đót để xây biệt thự hàng hecta,…
Nói láo biến có thành không, biến đen thành trắng, biến giả dối thành sự thật. Và nói láo biến cho cả xã hội trở thành một xã hội bất nhân.
Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh vì dân đến mức nói láo trắng trợn trên truyền thông, và tất nhiên – lời nói láo đó nó lột trần sự phi nhân tính, đạo đức về mặt thực tế. Bóc lột người dân từng đồng thì cho là “vì dân”, cai trị người dân bằng đủ loại thuế má thì lại cho là “do dân”, và áp đặt lên nhân dân chủ thuyết hoang tưởng lại cho là “của dân”.
Hình thái kinh tế - chính trị láo đến mức nảy sinh ra doanh nghiệp vô đạo đức, nói láo trắng trợn như Khải Silk. Láo đến mức, mà sự rao giảng đạo đức hàng ngày được coi là chân lý.
Trong cái thời đại đỉnh cao trí tuệ này, dường như trơ trẽn và nói láo trở thành phương tiện sống còn. Quan chức mặc nhiên coi đó là phương cách sống làm nên “cán bộ thời XHCN”, doanh nghiệp coi đó là yếu tố sinh lời, và người dân coi đó là cách thức để đạp lên nhau mà sống.
Xã hội bất dung vì nói láo và không phải ngẫu nhiên mà văn hào người Nga, ông Alexandre Soljenitsyne, khi viết về cộng sản đã đặc tả nó bằng cụm từ “nói láo”: “Khi nghe CS nói láo, ta phải có can đảm đứng lên nói nó nói láo. Nếu ta không có can đảm đứng lên nói nó nói láo thì ta phải có can đảm đi ra khỏi chỗ nó đang nói láo. Nếu ta lại không dám phản đối bằng cách bỏ đi để khỏi nghe nó nói láo thì ít ra ta phải có cái lương thiện tối thiểu là không kể lại cho người khác nghe những lời nói láo của nó!”.
Cũng liên quan đến chính quyền Tp. HCM, vừa qua, khi tiếp xúc cử tri, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND thành phố đã bày tỏ ý kiến: Người dân yêu nước vẫn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng nhưng bên cạnh đó, có sự bất bình, phê phán đối với một số cán bộ đảng viên vi phạm, tha hóa đạo đức.
Hóa ra là người dân “tin đảng”, câu nhận định vừa thiếu thực tế này cho thấy khả năng hoang tưởng của người đứng đầu cơ quan dân cử, vừa cho thấy khả năng nói láo không biết ngại ngần của cán bộ nhà nước. Đặt trong bối cảnh các “thái tử Đảng” bị bắt giam vì quan liêu và tham nhũng hiện nay, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm có cúi đầu tự nhục khi nghĩ lại câu nói bất hủ của mình, rằng: Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc.
Và cũng chính vì thái độ, quan điểm, suy nghĩ láo như vậy trong tầng lớp cai trị, nên con người tử tế trong xã hội ít dần, những người chân chính nhìn vào đâu cũng thấy nói láo, láo đến mức khiến họ “buồn mửa”, như nhà thơ Bùi Minh Quốc từng phác họa qua câu: Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa/ Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét