Thứ Hai, 18 tháng 12, 2017
Công kích ‘Thái thượng hoàng Lê Đức Anh’ phát Thông điệp gì?
VNTB- Công kích ‘Thái thượng hoàng Lê Đức Anh’ phát Thông điệp gì?
Reply
Công kích ‘Thái thượng hoàng Lê Đức Anh’ phát Thông điệp gì?, news, opposite, Thiền Lâm, VNTB
19.12.17
Nguyễn Tấn Dũng (thứ hai từ phải) khi còn là thủ tướng đến thăm ông Lê Đức Anh (giữa). Người đứng đầu từ trái là ông Lê Mạnh Hà. Người đầu bên phải là ông Phùng Quang Thanh – Bộ trưởng quốc phòng khi đó.Ảnh: Báo Ninh Thuận
Thiền Lâm
Cali Today
Vietnam – Cali Today news – Vừa hiện ra một tín hiệu công kích trực tiếp đối với nhân vật được xem là “Thái thượng hoàng Lê Đức Anh”, xuất hiện trên facebook Trương Huy San (blogger Huy Đức). Tuy status này đã bị tác giả Huy Đức thông báo tạm ẩn, nhưng vẫn còn lưu lại trên nhiều trang mạng xã hội khác.
Tựa đề của status trên là rất nổi bật và quá mỉa mai: “Lê Đức Anh’s Kids” (Những đứa con của Lê Đức Anh):
“Nguyễn Bắc Son đưa Cao Duy Hải về làm TGĐ MobiFone ngày 20-4-2015 khi Son bắt đầu triển khai một “thương vụ” mà chỉ không lâu nữa ta sẽ biết… Hải cùng với Phạm Thị Phương Anh – được đưa về làm phó TGĐ MobiFone đúng một tháng trước đó – là cặp đôi được Son tin dùng để thực thi “thương vụ” này.
Nguyễn Bắc Son vốn chỉ là một thư ký điếu đóm của Tướng Lê Đức Anh đoạn cuối, khi ông này làm Chủ tịch Nước. Năm 1997, khi Tướng Lê Đức Anh bị buộc lui về làm Cố vấn BCH TW, Son theo làm phụ tá nên được hưởng “hàm thứ trưởng”. Năm 2001 khi định chế cố vấn không còn, Son được đưa đi làm PBT Thái Nguyên, nấc thang quan trọng để trở thành Bộ trưởng. Cũng chỉ không lâu nữa, ta sẽ tìm thấy câu trả lời tại sao Tướng Lê Đức Anh và Bắc Son lại nỗ lực hậu thuẫn cho Nguyễn Tấn Dũng ở Đại hội XII như thế.
Trong vụ này còn có một mắt xích đặc biệt: Lê Mạnh Hà, con trai Tướng Lê Đức Anh. Lê Mạnh Hà chỉ ký một công văn truyền đạt quyết định của Nguyễn Tấn Dũng: “đồng ý chủ trương”; chữ ký sẽ chỉ như công việc thường nhật của một công chức văn phòng nhưng nó lại khai thông một mưu mô mà đã từng có những người từ chối. Trước đó Lê Mạnh Hà đã từng được một số cán bộ tốt trong Bộ TT & TT cảnh báo và nhờ canh cửa đừng để lọt “thương vụ” này.
Lâu nay, tôi vẫn nghĩ Tướng Lê Đức Anh chỉ là người nghiện quyền lực – dù ông và con cũng được chia không ít “chiến lợi phẩm” (đất đai, nhà cửa). Việc hậu thuẫn cho những kẻ như Bắc Son, Tấn Dũng… có thể cũng chỉ nhằm duy trì ảnh hưởng vào lúc sắp tàn hơi, bất chấp bọn chúng đã làm gì với đất nước. Trong một nền kinh tế còn duy trì những vùng tranh tối tranh sáng giữa khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân, quan lại tham như thế thì làm sao đẩy lùi tham nhũng. Đừng đổ hết lỗi cho các doanh nghiệp, phải “chém” những kẻ chủ mưu “cướp ngày” trước.
Chú thích: Trước Đại hội, Lê Mạnh Hà được Nguyễn Tấn Dũng đưa ra VPCP, vị trí giúp ông ta giữ ghế cho đến 2017; nếu còn ở Thành Phố thì ông Hà không còn đủ tuổi tái cử vào 2015”.
Từ trước đến nay, cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh thỉnh thoảng vẫn bị một số trang mạng xã hội công kích vụ Bộ trưởng quốc phòng Lê Đức Anh ra lệnh cho bộ đội công sản “không được bắn” khi Trung Quốc tấn công và sau nhanh chóng chiếm gọn đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1988. Tuy nhiên, hiếm thấy mạng xã hội đả kích tướng Lê Đức Anh về những vấn đề thuộc nội bộ đảng cầm quyền.
Có thể cho rằng đây là một lần hiếm hoi mà Lê Đức Anh bị công kích. Vụ việc này càng đáng chú ý gấp bội khi tác giả công kích – Huy Đức – lại là một blogger mà từ khá lâu nay được dư luận chung đánh giá là “người của Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang”, cũng là một “cây bút tín hiệu” mà thường báo trước “điềm gở” cho một số quan chức cấp cao trong nội bộ đảng. Vào năm 2016, Huy Đức đã “gọi tên” Đinh La Thăng. Trong năm 2017, Huy Đức đã lần lượt “gọi tên” Đinh Thế Huynh, Trần Đại Quang, Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Trầm Bê, và cả Nguyễn Bắc Son (cựu bộ trưởng thông tin và truyền thông) và Trương Minh Tuấn (bộ trưởng thông tin và truyền thông đương nhiệm).
Nhưng khác với một số trường hợp trước đây công kích quan chức với bằng chứng cụ thể về tham nhũng và tài sản, vào lần này Huy Đức chỉ đề cập khá chung chung về Lê Đức Anh. Status của Huy Đức, tuy khởi đầu bằng vụ “Mobifone mua AVG”, nhưng khiến người đọc có cảm giác như vụ việc mua bán khuất tất này chỉ là một cái cớ để tác giả dẫn sang Nguyễn Bắc Son, và từ Nguyễn Bắc Son lại “đá” sang Lê Đức Anh, “kéo” cả con trai của Lê Đức Anh là Lê Mạnh Hà (vừa nghỉ hưu) vào, liên quan đến một văn bản nào đó của Văn phòng chính phủ.
Dấu hỏi đặt ra là status trên của Huy Đức nhằm bắn ra tín hiệu gì?
Ít nhất 2/3 status trên tập trung vào Lê Đức Anh và sự hậu thuẫn được đồn đoán từ lâu của Lê Đức Anh dành cho Nguyễn Tấn Dũng – khi Dũng còn là thủ tướng, và cả cho tới nay.
Huy Đức là một cây viết được xem là lọc lõi và thâm. Từ nửa cuối năm 2015 khi bắt đầu giai đoạn cao trào của đấu đá nội bộ trong đảng trước đại hội 12 cho tới nay, nhiều bài viết và status của cây viết này đậm chủ ý phục vụ cho những ý đồ và kế hoạch của một thế lực chính trị trong nội bộ.
Khó có thể hiểu khác hơn, việc lần đầu tiên Huy Đức ra mặt công kích Lê Đức Anh – một chính khách về hưu hiếm hoi vẫn còn duy trì đươc ảnh hưởng quyền lực trong chính trường Việt Nam – là hoặc nhằm hạn chế và cô lập ảnh hưởng đó, hoặc nhằm ngăn chặn sự hỗ trợ của Lê Đức Anh cho Nguyễn Tấn Dũng, hoặc cả hai.
Nếu xét bối cảnh status trên của Huy Đức vào lúc Nguyễn Phú Trọng đang khởi động một giai đoạn mới về “chống tham nhũng”, vừa phát lệnh bắt cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng – một nhân vật được xem là “đệ tử của anh Ba Dũng”, và đang có thể tiến thẳng đến cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng, có thể cho rằng status của Huy Đức là một thông điệp nhắn gửi ông Lê Đức Anh “hãy ngồi im”.
Theo nhận định của nhiều người trong giới quan sát và phân tích chính trị ở Việt Nam và cả ở nước ngoài, tình cảnh của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện thời là bi đát và cả “kinh hoàng”. Ngay trước khi Đinh La Thăng bị bắt, đã có hiện tượng rất nhiều quan chức đương nhiệm và về hưu tìm cách xa lánh “anh Ba”.
Sau khi Đinh La Thăng bị bắt, một nhà phân tích chính trị là Bùi Quang Vơm đã phác ra trục Trịnh Xuân Thanh – Vũ Huy Hoàng – Đinh La Thăng liên đới mật thiết với một vụ việc có dấu hiệu tham nhũng khổng lồ ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mà đảng của Nguyễn Phú Trọng chắc chắn không bỏ qua.
Trục trên lại dẫn thẳng đến Nguyễn Tấn Dũng,
Dường như một kế hoạch khẩn cấp nào đó đang được đảng chuẩn bị để xúc tiến trong tương lai gần…
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét