Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017
Khi ông tướng 4 sao Ngô Xuân Lịch - Bộ Quốc Phòng ảo giác về Viettel
Khi ông tướng 4 sao Ngô Xuân Lịch - Bộ Quốc Phòng ảo giác về Viettel
Đăng bởi Elvis Ất on Sunday, July 16, 2017 | 16.7.17
Trong động thái gần đây Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch từng là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị của quân đội của quốc gia nay tuyên bố: “Phấn đấu làm sao có nhiều Viettel nữa. Điều này chứng minh rằng chủ trương xây dựng các doanh nghiệp quân đội của Đảng ta là đúng đắn.”.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ảnh: Văn Bình
Trước trong kinh doanh và kinh tế thì tại VN mà có thêm vài công ty Viettel nữa thì cả hệ thống kinh doanh điện tử viễn thông của VN nó bị sập tiệm vì bội thực “cung cầu”, bội thực về hạ tầng viễn thông, là khắp cả đất nước đâu đâu cũng có trạm phát song, nhà nhà mỗi người mấy trăm cái tài khoản sim ảo tha hồ gọi điện thoại,…
Về chuyên môn ta không quên là cho dù Viettel có muốn mở rộng ra đầu tư ở nước ngoài thì nó cũng bị phá sản, trước mắt họ chỉ có thể đầu tư hạ tầng viễn thông và nghiệp vụ sẵn có của họ ở các nước xa xôi VN và không có thù nghịch hay tranh chấp với VN về kinh tế, đất đai, bờ biển, vùng biển và hải đảo thì may ra họ có thể đầu tư vào ấy, đó là các nước nghèo ở các vùng Châu Phi, hay một số nước ở Đông Nam Á, xa VN là không có tranh chấp quyền lợi kinh tế hay lãnh hải thì may ra họ cho Viettel đầu tư.
Ta không quên trong phân tích nghiệp vụ đầu tư gần đây thì sau chục năm đi đầu tư ở nước ngoài thì Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global), một cánh tay vệ tinh đắc lực của của công ty mẹ là Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), họ báo cáo thua lỗ 3.475 tỷ VND, và nợ lần đến hơn 22.000 tỷ VND (đó là theo báo cáo của hãng kiểm toán Deloitte, lỗ sau thuế của Viettel Global mức 3.475 tỷ VND). Đó là các khoản thua lỗ mà công ty Viettel này phải gánh, mà thua lỗ rất sơ đẳng mang màu sắc “XHCN không có lạm phát”, đó là thua lỗ do các nước này bứt neo tỷ giá hối đoái, và nạn lạm phát chứ chưa bị thua lỗ kinh hoàng hơn khi bất ngờ bị các đối thủ kinh doanh viễn thông tư doanh của nước tư bản đổ bộ vào, vì Viettel chưa phải cạch tranh với ai ở các thị trường Châu Phi này.
Về chuyên môn trong kinh doanh và kinh tế thì Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel này sẽ không bao giờ dành được thị phần hay đáp ứng tiêu chuẩn để mà đầu tư vào các thị trường có tranh chấp lãnh hãi với VN, vì Viettel là doanh nghiệp quân đội, nên các nước như Đài Loan, TQ, Philippines, Malaysia,....họ sẽ khó có thể cho Viettel tiếp cận thị trường của họ, đó là điểm xấu và thất bại thảm bại trước mắt ở những nước gần có thị trường tỷ giá hối đoái ổn định, dân số có lợi tức thu nhập cao gần VN nhưng lại bị đẩy ra xa, vì các nước này họ cũng có các công ty viễn thông của họ.
Hãy nhớ rằng trong động thái gần đây Viettel lạc quan xâm nhập vào thị trường viễn thông của Indonesia, một quốc gia đầy rủi ro theo Hồi giáo có số dân rất đông, nhưng tôi đã hay nói, đó là lĩnh vực viễn thông này Viettel chỉ là hạng cò con thôi, vì hầu hết các quốc gia có mức thu nhập khá hơn VN rồi thì đã số họ đều có “công ty điện thoại viễn thông cho riêng họ”. Vì đầu tư vào lĩnh vực nhạy cảm này nó cũng không cần phải có chuyên môn công nghệ thật cao, vì nó là lĩnh vực đầu tư phổ thông sơ đẳng nhất. Vì đa số công ty viễn thông nó chủ yếu do nhà nước đầu tư và sau ấy quốc doanh cổ phần hóa bán vốn cho tư nhân. Chẳng hạn Indonesia có Telkom Indonesia (IDX: TLKM), một công ty viễn thông của nhà nước đã tư nhân hóa và niêm yết giá cổ phiếu cho tư nhân đầu tư tài chính và tiền bạc trên thị trường của Sở giao dịch chứng khoán Indonesia, và niêm yết đồng thời trên sàn NYSE của Mỹ với ký hiệu Telekomunikasi Indonesia (Persero) Tbk PT (NYSE: TLK) niêm yết bằng đồng USD. Tiềm lực tài chính mạnh vốn hóa thị trường lên tới gầ 34,5 tỷ USD yết giá trên sàn NYSE,…Đài Loan, Hàn Quốc, TQ, Nhật, và nhiều nước khác họ đều có ông kẹ về viễn thông nhòm ngó vào đó cả, họ chưa tung đòn đá văng Viettel ra vì chưa thấy cần thiết, vì nó cũng không có lời cao khi phải đối mặt nguồn cung dư thừa, là dân số đã bằng ấy rồi, khác thác điện thoại viễn thông cũng bằng đó rồi, nếu mình nhảy vô nhà người ta mà hạ giá chịu lỗ để dành khách thì các đại gia viễn thông bản xứ ấy tung đòn đánh cho bỏ chạy về nước mà còn ôm cục nợ.
Mỹ và nhiều nước thì họ chỉ khai thác mảng cung cấp thiết bị liên quan đến dịch vụ về thông thôi, tức là mảng có lời cao như Cisco Systems (NASDAQ: CSCO), các mãng dịch vụ khác Visa (NYSE: V), Mastercard (NYSE: MA),…
Tôi ngạc nhiên là Viettel ở VN hơn đối thủ viễn thông trong nước của họ, đó là Viettel trước đây khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có của quốc gia đầu tư vào viễn thông dùng cho mục đích quốc phòng, đó là các trạm phát sóng của quân đội do nhà nước đầu tư các đài Anten dựng sẵn rồi, và sau ấy mới bung ra để đầu tư nên họ tiết kiệm được một khoản chi phí khổng lồ về tài chính nên đừng lấy đố mà khoe khoang thành tích vì có chế tạo được các thiết bị viễn thông nào đâu mà kêu ầm ĩ cả nên, có được một mảng nào như Foxconn thì mới kể công thì mới thuyết phục chứ kinh doanh nhác sim ảo, nhập linh kiện của TQ về có khi nhập hàng của Huawei thì gieo họa cho an ninh quốc phòng của quốc gia.
***
Trong bài báo mà người ta trở lại hồ sơ của nó: "Đừng để vọoc chà vá phải đu dây điện tại bán đảo Sơn Trà"
Đó là hiệu ứng của quân đội làm kinh tế, và người nhà ở VN còn bàng hoàng chưa quên câu nói của Phó chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng, Thượng tá Trần Công Thành: "Giữ nguyên Sơn Trà chỉ để ngắm thì uổng quá".
Thượng tá Trần Công Thành: "Giữ nguyên Sơn Trà mà ngắm thì quá uổng"
Ôi thôi đó là hiệu ứng cả doanh nghiệp quốc doanh nhà nước làm kinh tế (chiếm hầu hết vốn liếng và tài nguyên quốc gia) đang chất lên núi nợ quá cao. Còn nay người ta lật lại hồ sơ quân đội "quyết liệt làm kinh tế". Mà người ta viện cớ với câu nói quan thuộc như trường hợp bauxite Tây Nguyên, Lâm Đồng chiếm dụng dụng tài nguyên rất lớn của quốc gia là càng khai thác thì càng thua lỗ mà còn gây ô nhiễm hết mạch nước ngầm ở các tỉnh cao nguyên VN, nó gọi là "chủ trương lớn của Bộ chính trị, của đảng và nhà nước".
Một quốc gia chỉ nhắm đến đất đai và khát đất là bất cứ nơi nào gọi là đất có giá thì lên cơn sốt nhắm vào đấy thổi bong bóng bất động sản. Biệt thự nghỉ dưỡng, sân golf, tràn ngập đất nước với lý luận "đất quốc phòng".
Tôi thì chả hiểu làm sao mà "đất quốc phòng" đâu không thấy mà toàn thấy biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp từ trên núi, trên rừng tràn xuống bờ biển. Và chả thấy có mấy miếng đất quốc phòng nào dùng cho việc xây cất doanh trại quân đội, hay các căn cứ quân sự nào cả. Cảng biển cũng thế là cũng chả thấy mấy ai mở căn cứ bố trí ở các vùng biển dài của cho tàu quân sự, và tàu dân sự của ngư dân nào cả cập bến thì làm sao mà bảo vệ lãnh thổ.
Có lẽ người ta phòng thủ quốc phòng và quân sự bằng pháo đài sân golf, biệt thự nghỉ dưỡng.
Tôi thì tính nhẩm là sau này cả quân đội đất nước tham gia làm kinh tế càng đóng góp cho GDP thì chắc là nếu VN có 1 triệu lính và tướng tá chính quy thì cũng cần bằng đó những người trong quân đội ấy trang bị cho họ mỗi người một tấm bằng cử nhân, thạc si, tiến sĩ kinh tế để làm kinh tế. Và quân đội xung trận tiên phong làm kinh tế, ngư dân và nông dân xung phong thay quân đội bảo vệ lãnh hải biển đảo,....Đúng là đã đến lúc chính phủ VN họ cần xem lại vấn đề quân đội làm kinh tế này, vì có thêm chục triệu quân nhân có làm kinh tế đi nữa với mức độ như vậy thì chỉ hao tổn tài nguyên và tiền bạc thôi.
Phương Thơ, Chuyên gia Morgan Stanley (NYSE: MS)
(FB Phương Thơ)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét