Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017


Hiệu ứng "sử gia" Dương Trung Quốc phân tích kinh tế

Đăng bởi Elvis Ất on Saturday, July 22, 2017 | 22.7.17



Sau hiệu ứng gọi là “nhà sử học” gọi là nhà nghiên cứu lịch sử thò bàn ta vào phân tích kinh tế thị trường và các vấn đề kinh doanh, trước ấy ông này cũng từng phát biểu về cái nghiệp vụ “dự án sân bay quốc tế Long Thành” thì câu chuyện này nó không mới lạ gì và nó đã rất cũ nát xưa kia rồi, đó là chính phủ VN và đảng cộng sản của họ hay mời các chuyên gia của Mỹ, nhất là các tập đoàn ngân hàng Mỹ tới VN dự hội thảo và chỉ dẫn cho giới chức VN về nghiệp vụ rất quan trọng là đầu tư vốn, tài chính cho nền kinh tế, hay hệ thống ngân hàng trung ương, vì làm cái gì hay đầu tư cái gì thì người ta cần phải có tiền, tức là vốn đầu tư trước cái đã rồi mới nghĩ đến chuyện khác là doanh nghiệp, kỹ sư, chuyên gia các lĩnh vực,…Đó là bởi vì như tôi hay nói, dù bạn hay doanh nghiệp, kể cả quốc gia ấy, có lập dự án vẽ ra các chiên lược kinh tế hay đầu tư cái gì vĩ đại như xây mấy chục cái sân bay quốc tế Long Thành, hay Tân Sơn Nhất, hoặc xây mấy chục cái nhà máy lọc dầu hay đầu tư việc gì thì người ta cần đến trước tiên là “tiền vốn đầu tư huy động ở đâu ra”. Nếu không có thể huy động được nó thì dự án vẽ ra ấy nó chỉ là tờ giấy đọc cho vui rồi vứt bỏ nó,…



Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (ảnh: Việt Hưng)

Điều đó dẫn đến nghiệp vụ rất quan trọng và rất chuyên môn là phải có các nhà hoạch định xây dựng chiến lược về kinh tế, tài chính, thị trường vốn,… thì người ta cần đòi hỏi quốc gia ấy phải tách biệt nghiệp vụ của họ là cần rõ ràng.


Nhất là cái chính phủ VN, họ cần có những chiến lược gia cố vấn để theo dõi vấn đề nền kinh tế của họ bao hàm mọi thứ. Cụ thể họ cần có một ban bộ, và bổ nhiệm người đó chịu trách nhiệm chức vụ “kinh tế gia trưởng cao cấp-kiêm giám đốc dự báo hoạch địch các chính sách kinh tế vĩ mô. Chiến lược gia chuyên nghiên cứu về các vấn đề nội tại và quốc tế về kinh tế và thị trường tài chính trong nước và quốc tế. Chiên lược gia chuyên nghiên cứu phân tích về thuế vụ quốc tế (để tư vấn về thuế cho chính phủ về thị trường ngoại thương quốc tế). Chuyên gia nghiên cứu về thuế trong nước. Chuyện gia chuyên nghiên cứu theo dõi lao động và người nghỉ hưu. Chuyên gia chuyên nghiên cứu về thị trường vốn và đầu tư. Thâm chí cần bổ sung thêm chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề môi trường tác động đến phí tổn ngân sách cho đầu tư (vì đầu tư mà lãnh đòn ô nhiễm môi trường thì rất nghiêm trọng cho quốc gia ấy phải tốn rất nhiều tiền sau này để hồi phục môi trường”. Hầu hết các chuyên gia này đều được đạo tạo rất chuyên về kinh tế học và tài chính sâu sắc là chỉ có một chuyên ngành học đó.


Chỉ bằng đó đội ngũ cố vấn chuyên gia đó thôi thì chắc chắn là cái chính quyền của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hay các đời thủ tướng bây giờ không đến nỗi để đất nước mất phương hướng và tồi tệ như bây giờ. Dự án đầu tư thì thiếu vốn đội vốn và lỗ vốn, đường xá hạ tầng thì quá tệ dù xây mới cũng đã cũ nát không dùng được cho kinh tế, thẩm định đầu tư các dự án lớn chiếm dụng nhiều tài nguyên thì gây ra nạn ô nhiễm là dự án chưa thu hồi đồng vốn nào thì đã phải bỏ ra vốn ngân sách đắp vào đó để khắc phục hâu quả,… trong khi nợ nần của quốc gia thì quá rủi ro là nợ quá lớn, lúc nào cũng nơm nớm kiếm ra đồng nào trong kinh tế thay vì số tiền đó dành cho tài trợ hay đầu tư vào nước ngọt, ý tế, giáo dục hay hạ tầng giao thông thì phải cắn răng trả nợ nước ngoài.


Đó là hậu quả cái đất nước này chệch hướng và lạc hậu mà ngay các chuyên gia của ngân hàng JPMorgan Chase xưa kia, hay các nhà phân tích để đầu tư vào VN cũng đã đề cập là sự hỗn loạn chức danh và chức vụ của bộ máy chính phủ từ Bộ Chính trị cho tới Chính phủ và cả cấp bộ như Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước, nhất là cái Quốc hội VN này là kiêm nhiệm của nhiều thứ không chuyên môn rõ ràng (miễn rằng có bằng lý luận chính trị cao cấp là kiêm nhiệm nhiều chức vụ), chức danh và nhiệm vụ chồng chéo trùng nhau, đó là đại biểu quốc hội. một tướng tá công an, quân đội cũng là nhà phân tích kinh tế và dự án đầu tư, một ông bà kỹ sư cũng chuyên trách về vấn đề tài chính, một nhà nghiên cứu văn học cũng trở thành chuyên gia phân tích kinh tế, rồi gần đây hai nhân vật nổi cộm là Tiến sĩ Chính trị học Triết học Marx-Lenin, chỉ có vai trò Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, và Tuyên giáo cũng kịp trở thành nhà kinh tế học phân tích về kinh tế thị trường tư bản. Kế đến là một ông “sử gia” Dương Trung Quốc gần đây trở thành diễn viên chính là “chuyên gia phân tích về kinh tế và kinh doanh thị trường”. Trước ấy là chuyên gia phân tích rủi ro về dự án xây sân bay quốc tế Long Thành,…nếu tất cả đều trở thành nhà phân tích kinh tế trong quốc hội thì họ gật đầu bấm nút thì hậu quả các dự án mà người dân phải lãnh trách nhiệm đổ bỏ nó như đã thấy thì không có gì lạ cả.


Hậu quả, đất nước này mà người ta ở VN hay ví von là “có quá nhiều đầu bếp thì làm hỏng nồi cháo”, là hiểu biết quá nhiều một cách nửa vời, kết cục nó làm cho quốc gia rối loạn là chả biết lèo lái cho đầu máy kinh tế đi hướng nào cho đúng, và hướng nào họ cũng muốn đi, kể cả đang đi xuống vực họ cũng nhắm đi tới, mà nói theo một nhà báo nào đấy ở tờ Vneconomy mà tôi không nhơ tên là "nền kinh tế mũi nhọn", mà tôi hay mỉa mai là “nền kinh tế quả mít”. Có người còn nói mạnh hơn là “nền kinh tế quả sầu riêng”.


Thơ Phương


(FB Thơ Phương)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét