Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

Công an dày đặc bên ngoài phiên tòa xét xử công khai Trần Thị Nga


Công an dày đặc bên ngoài phiên tòa xét xử công khai Trần Thị Nga



GNsP (25.07.2017) – Luật sư Lê Luân tham gia bào chữa cho bà Trần Thị Nga cho biết, Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam kết án bà Nga 9 năm tù giam và 5 năm quản chế theo Điều 88 BLHS “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”, vào chiều ngày 25.07.2017.

Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam mở phiên tòa xét xử công khai người phụ nữ can đảm, mạnh mẽ, hiên ngang trước bạo quyền – Trần Thị Nga, bị truy tố với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” theo Điều 88 BLHS, vào sáng nay 25.07.2017.

Có ba Luật sư tham gia bào chữa cho bà Nga là: Luật sư Hà Huy Sơn, Luật sư Lê Luân và Luật sư Lê Thanh Tuấn.

Chồng của bà Nga là ông Lương Dân Lý và hai đứa con nhỏ dưới 5 tuổi cầm bông hồng đến Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam, nhưng không được vào tham dự phiên tòa xét xử được cho là “công khai”.

Rất đông những người yêu mến bà Trần Thị Nga đến tham dự phiên tòa xét xử công khai, tuy nhiên nhà cầm quyền đã huy động công an, cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, an ninh bố ráp xung quanh các ngả đường chính đi vào khu vực tòa án, cấm cản không cho người dân đứng gần khu vực này.

Ông Nguyễn Lân Thắng đang có mặt tại phiên tòa cho biết, rất đông cảnh sát giao thông, an ninh thường phục, xe thùng đứng các ngả đường xung quanh khu vực tòa án tỉnh Hà Nam, họ “chặn bắt kiểm tra mọi ô tô xe máy biển ngoại tỉnh”.

Còn ông Nguyễn Chí Tuyến cho biết thêm: “Có một xe biển xanh 29A 014.24 chở một toán an ninh Hà Nội chạy về hướng Hà Nam. Chắc là quân trên Bộ về hỗ trợ cho Hà Nam. Có ít nhất 6 xe chở CSCĐ rải quân xung quanh toà án. Lính toàn mặc đồ thể thao chứ không mặc cảnh phục.”

Một số người yêu mến bà Nga không được tham dự phiên tòa. Đứng bên ngoài tòa án, họ cầm băng rôn có hình Trần Thị Nga với thông điệp: “Trần Thị Nga vô tội”, “Free Trần Thị Nga”…



Công an, CSCĐ, CSGT, an ninh thường phục bố ráp trước cổng Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam – nơi đang diễn ra phiên tòa xét xử sơ thẩm Người Phụ Nữ Yêu Nước Trần Thị Nga



Phiên tòa xét xử bà Trần Thị Nga được xem là “công khai”, nhưng “công khai” cấm cản không cho người thân và người dân vào tham dự.


Phiên tòa xét xử bà Trần Thị Nga được xem là “công khai”, nhưng “công khai” cấm cản không cho người thân và người dân vào tham dự.









Lực lượng có chức năng gây hấn người dân đi tham dự phiên tòa xét xử Người Yêu Nước.



Lực lượng có chức năng gây hấn người dân đi tham dự phiên tòa xét xử Người Yêu Nước.




Bất chấp những khó khăn, cấm cản của giới cầm quyền không cho vào tham dự phiên tòa công khai nhưng những người yêu mến bà Nga đã có mặt trước cổng tòa án để khích lệ tinh thần bà. Đặc biệt, có những người từ Sài Gòn, Nghệ An vượt một quãng đường xa đến ủng hộ tinh thần can trường của bà Trần Thị Nga.




Bà con Dân oan Dương Nội đến chia sẻ tinh thần với bà Trần Thị Nga.




Một số người yêu mến bà Nga không được tham dự phiên tòa. Đứng bên ngoài tòa án, họ cầm băng rôn có hình Trần Thị Nga với thông điệp: “Trần Thị Nga vô tội”, “Free Trần Thị Nga”…





Hai đứa con nhỏ của chị Trần Thị Nga lăn lóc bên vệ đường chờ tin Mẹ trở về. “Tuổi thơ” của những đứa trẻ dưới chế độ cầm quyền cộng sản !? Xót thay!



Vào chiều ngày 25.07.2017, an ninh mặc thường phục tự tiện xông vào đánh đập những người đi tham dự phiên tòa.
Trước đó, những người yêu mến bà Trần Thị Nga đã giơ cao biểu ngữ với dòng chữ: “Đả đảo cộng sản hèn với giặc ác với dân”, “Thúy Nga vô tội”, …











Trần Thị Nga là ai?



Trần Thị Nga, một phụ nữ trẻ, đã đồng hành và giúp nhiều bà con dân oan khắp nơi khiếu kiện về đất đai, tìm kiếm công lý cho các gia đình nạn nhân bị những án oan thấu trời, có mặt trong các cuộc biểu tình, tham gia các phiên tòa xử người yêu nước, bà cũng tố cáo các cán bộ tham nhũng, quan liêu, cửa quyền khi chính bà là nạn nhân… Nhiều bà con dân oan đã đặt niềm tin vào bà Nga.

Nếu không nói ra sẽ ít người biết Trần Thị Nga đã cứu mạng tử tù Hồ Duy Hải vào những giờ phút sinh tử, sau khi gia đình tử tù Hải nhận tin Tòa án Long An thông báo ngày giờ thi hành án tử. Mẹ và dì của anh Hải đã phải ra Hà Nội cầu cứu các cơ quan có thẩm quyền, nhưng không có ông quan nào quan tâm đến tính mạng ngàn cân treo sợi tóc và nỗi quặn đau của gia đình nạn nhân. Chính bà Trần Thị Nga đã sắp xếp, quay phim lại cuộc phỏng vấn người thân của anh Hải và kết nối mạng với phóng GNsP (Tin Mừng Cho Người Nghèo) ở “đầu cầu” Sài Gòn, tại một phòng nghỉ ở một khách sạn trên phố Hàng Bè, Hà Nội. Chính những “thước phim” đầu tiên ấy, đã thổi bùng lên ngọn lửa truyền thông trong và ngoài nước cầu cứu cho tính mạng của tử tù Hồ Duy Hải, buộc nhà cầm quyền phải tạm hoãn thi hành án tử và vụ án oan kéo dài đến ngày hôm nay.

Nhiều năm qua, trước khi bà Nga bị bắt tạm giam, gia đình bà liên tục bị côn đồ, an ninh thường phục sách nhiễu, ném đồ dơ bẩn vào nhà, rình dập gia đình. Tàn ác nhất vào tháng 5.2014, bà Nga bị những viên an ninh mặc thường phục thường xuyên theo dõi đã dùng hung khí – tuýp sắt tấn công, đánh đập, hành hung bà gãy tay trái và vỡ xương bánh chè chân phải. Bà Nga đã làm đơn tố cáo nhiều lần, suốt một thời gian dài, nhưng các cơ quan có thẩm quyền cố tình phớt lờ, không thụ lý đơn, giải quyết, xử lý, điều tra vụ án các an ninh mặc thường phục có hành vi cố ý giết bà. Di chứng của vụ truy sát đó vẫn còn hằn rõ trên đôi chân của bà trong những bước đi khập khiễng mỏi mòn quyết tâm tìm kiếm công lý. Những lần tấn công này đều được bà Nga ghi hình lại, tuy nhiên với đầy đủ chứng cứ rõ ràng được gửi đến các cơ quan có thẩm quyền nhưng vẫn không được họ xem xét, xử lý… thì các cơ quan điều tra căn cứ vào đâu để kết luận bà Nga đã “vu khống”, “tuyên truyền”…?



Không ai có thể quên ơn của bà Trần Thị Nga đã mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ cho nhiều trường hợp dân oan từ Bắc chí Nam. Ngoài tử tù Hồ Duy Hải thoát chết với cái “án oan không cần giải oan”. Bà Nga còn bỏ công sức, giúp đỡ rất nhiều gia đình, cá nhân lâm cảnh oan, ức… điển hình như gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng, vụ bé gái bị hiếp dâm ở Thái Bình, vụ cô gái ở Sài gòn bị “chồng” Nhật lừa bắt con, vụ án oan của cô giáo Hà Nội, hay vụ án gia đình bà Hà Thị Đức…

Những gì bà Trần Thị Nga đã viết, đã nói trên các trang mạng xã hội là những sự kiện có thật. Và, quyền tố cáo, kiến nghị… là quyền của mỗi công dân, không ngoại trừ bà Nga. Không thể vì những ý kiến “trái chiều” mà kết án bà Nga vu khống, xuyên tạc sai sự thật và nhẫn tâm chia cách người mẹ trẻ với hai đứa con thơ dại. Nhà cầm quyền hãy minh bạch chứng minh bằng những chứng cứ cụ thể để cho thấy bà Nga đã nói sai, bịa đặt, kích động…?

Pv.GNsP



Nguồn: Theo TMCNN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét