Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017
Khi Ông là… tướng cướp! Khi ông hành theo lệ tệ hại
VNTB - Khi Ông là… tướng cướp! Khi ông hành theo lệ tệ hại
Reply
Mẫn Nhi, news, opposite, Trung tướng Võ Văn Liêm, VNTB
18.7.17
Mẫn Nhi (VNTB) Người viết nghĩ, khi lên tướng 2 sao, và khi là ĐBQH ông hẳn đã có cái gì đó về tâm và tài; cũng có nghĩa ông đã có một thời điểm mang trong mình sự “đạo đức, văn minh”.
Chạy quá tốc độ, khi CSGT Cần Thơ yêu cầu xuống trình giấy tờ xe thì không chấp hành ngược lại “đe dọa” làm mất việc Công an viên, cách chức Giám đốc CA Tp. Cần Thơ.
Thoạt nhìn, đây hẳn là hình tượng của một người vô lối về mặt kỷ cương, thiếu nhận thức về mặt pháp luật; hay những đứa trẻ đang tăng động trong thời kỳ mới lớn. Nhưng không, người phát ngôn ra câu nói đó lại là Trung tướng Võ Văn Liêm (còn gọi là Bảy Liêm), nguyên Phó chính ủy Quân khu 9, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Quân ủy Trung ương (Bộ Quốc phòng).
Ông Tướng giơ thẻ ngành khi phạm luật giao thông
Ông có “thẻ ngành” đầy quyền lực mà người ta sẽ gọi ông là cán bộ cao cấp của Đảng, nhà nước và quân đội nhân dân. Và ông lôi ra để bảo toàn lợi ích tự thân của chính mình, bấp chấp các giá trị pháp luật hiện hành.
Chẳng những thế, ông còn là đại biểu Quốc hội khóa 12, tức là người được cử tri tín nhiệm bầu để làm việc nước. Người ta không hiểu tại sao một vị ĐBQH từng dám truy trách nhiệm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi nông dân bị bỏ rơi, là người khẳng định, chưa chất vấn tháo gỡ khó khăn cho nông dân thì chưa làm tròn với trách nhiệm cử tri vào năm 2008 lại… trở nên cậy quyền, cậy thế, kêu ngạo, hống hách như thế này!!!
Có lẽ ông đã là tướng 2 sao, và có lẽ ông có cái thứ gọi là “kim bài miễn tử” để có thể ngang nhiên chà đạp lên mọi rào cản về pháp lý nhằm thỏa mãn lợi ích của mình. Trong một quốc gia mà quân đội hay công an ngày càng có vai trò lớn để “điều hòa bức xúc” trong nhân dân, thì trọng lượng những người trong ngành càng nặng, quyền lực trong tay càng lớn khiến cho bản thân người đó không có một chế tài nhất định nào, chỉ có thể dùng “nhân cách, danh dự, lòng tự trọng” để kìm hãm nó lại. Nhưng đúng như bạn đọc Mai Phú (báo Tuổi Trẻ) bày tỏ: Ông đòi cách chức người ta đồng thời ông cũng tự cách ly luôn danh dự và lòng tự trọng của 1 quân nhân.
Người viết nghĩ, khi lên tướng 2 sao, và khi là ĐBQH ông hẳn đã có cái gì đó về tâm và tài; cũng có nghĩa ông đã có một thời điểm mang trong mình sự “đạo đức, văn minh”, bởi dựa theo quan điểm lý luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì “ông phải như thế nào thì mới được như thế chứ!”. Nhưng rồi, đúng như ai đó đã nhận định, một người dù đạo đức đến mấy thì trong một thể chế độc tài toàn diện như hiện nay, họ cũng sớm thoái hóa biến chất. Bởi không ai kiểm soát được quyền lực của cán bộ - đảng viên hay những người có chức có quyền trong thể chế hiện tại. Cái gọi là “Nghị quyết T.Ư 4” dùng để kiềm tỏa quyền lực thực chất ra chỉ là một văn bản vô giá trị về mặt thực tế, thành ra cái “bộ phận không nhỏ” làm rầu nồi canh sẽ càng ngày càng nhiều lên. Nó giống như một khuyết tật có tính lan rộng của thể chế, và tự bản thân tính khuyết tật này nó chuyển biến một cách phức tạp hơn, qui mô hơn về mặt trạng thái tồn tại (mà theo cách gọi của nhà báo Kỳ Duyên là cơ chế quản lý u u minh minh khiến cho bộ phận tha hóa không được chỉ ra). Chính nó sẽ gây ra một sự mất ổn định, khủng hoảng và trì trệ về mặt phát triển (với sự góp mặt của hiện tượng kiêu binh).
Do đó, ông Tướng 2 sao trong sự vụ vừa qua, vừa là một kẻ tội đồ đáng bị lên án, ít nhất ông phản bội lại niềm tin của cử tri đối với một ĐBQH như ông. Nhưng, ông lại vừa là nạn nhân của chính chế độ, cái chế độ đã dung dưỡng khuyết tật trong người ông, làm nó di căn trở thành một thứ gọi là “đê hèn về lạm dụng chức quyền, chức vụ” ngay cả khi về….hưu!
Và từ đó, người ta gọi ông là ông Tướng… cướp!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét