Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017
ĐIỀU CẦN VÀ BUỘC PHẢI BIẾT
LS, Lê Văn Luân: ĐIỀU CẦN VÀ BUỘC PHẢI BIẾT
ĐIỀU CẦN VÀ BUỘC PHẢI BIẾT
LS. Lê Văn Luân
Đối với các vụ án hình sự, trong giai đoạn điều tra, khi thẩm vấn các bị can, nghi phạm, nếu các cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra các bằng chứng là video, clip hoặc băng ghi âm, ghi hình để cho bị can xem và/hoặc xác nhận thông tin, tình tiết thì cần lưu ý những vấn đề sau: Một chứng cứ chỉ được coi là hợp pháp khi nó được thu thập hợp pháp theo trình tự tố tụng của Bộ luật Tố tụng hình sự. Và sau khi được thu thập, để được coi là chứng cứ để chứng minh tội phạm hoặc gỡ tội thì nó phải đảm bảo tính khách quan và tính liên quan đến vụ án.
Bởi vậy, trước khi xem các clip, video hay băng ghi âm, ghi hình thì các bị can, nghi phạm có quyền từ chối xem, không cần phải thừa nhận các nội dung trong tài liệu điện tử, số hoá này nếu nó:
(i) Không được niêm phong trong bì cứng và hoàn toàn đóng kín, có chữ kỹ và dấu của cơ quan, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền ở các mép gấp hở;
(ii) Không có giám định khoa học về tính liên tục và nguyên vẹn của clip, video hay băng ghi âm, ghi hình.
Nếu trong giai đoạn điều tra, hay kể cả sau đó là giai đoạn truy tố và xét xử, nếu được yêu cầu xem hoặc xác nhận về nội dung chứa trong các tài liệu này thì người tham gia tố tụng hoàn toàn có quyền từ chối ngay từ đầu nếu không đảm bảo 02 (hai) điều kiện vừa nêu trên. Và nếu đã xem thì có thể khẳng định hoặc phủ định đối với những gì mà mình không chắc chắn, không biết rõ hoặc không liên quan đến vụ án.
Và để đảm bảo quyền bài chữa và tự bảo vệ chính mình, bảo đảm được hưởng nguyên tắc suy đoán vô tội thì hãy yêu cầu luật sư của mình có mặt và chỉ khai khi có mặt luật sư. Trong các trường hợp khác thì hoàn toàn có thể im lặng hoặc từ chối khai báo (để tránh tự khai báo chống lại mình). Và bị can, bị cáo cũng có quyền im lặng trong bất kể trường hợp nào, kể cả khi đã có sự hiện diện của luật sư trong các buổi thẩm vấn, xét hỏi.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét