Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

VinGroup thật đáng xấu hổ khi làm giàu bằng tham nhũng chính sách


VinGroup thật đáng xấu hổ khi làm giàu bằng tham nhũng chính sách
Reply
news
3.1.17

Nguyễn Anh Tuấn
Theo FB Nguyễn Anh Tuấn

Từ dự án đầu tư xây dựng khu triển lãm bỗng chuyển sang khu căn hộ cao cấp 50 tầng?
Cuối 2014: Vận động thành công để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chấp thuận cho VinGroup làm nhà đầu tư chiến lược của Công ty Cổ phần Triển lãm Giảng Võ, chiếm 80% cổ phần.
---> Một trong những yếu tố để VinGroup được chọn là hứa hẹn sẽ phát triển khu dự án triển lãm hiện đại hơn ngay tại khu đất Giảng Võ hiện nay.
Tháng 3-2015: Công ty Triển lãm Giảng Võ tiến hành bán đấu giá 9,8% cổ phần nhưng kết quả không khả quan cho lắm, nên VinGroup mua gần như toàn bộ số này giúp họ nắm gần 90% cổ phần công ty.
---> Sở dĩ ít nhà đầu tư mặn mà với cổ phiếu này là vì tình hình tài chính trước đó của Công ty Triển lãm Giảng Võ không được khả quan cho lắm, lợi nhuận sau thuế chỉ từ 3-6 tỷ đồng.
Dù Công ty Triển lãm Giảng Võ có cổ đông chiến lược là VinGroup nhưng rõ ràng tập đoàn này tuyên bố sẽ đầu tư xây khu triển lãm chứ có nói là chuyển đổi công năng sang khu căn hộ cao cấp đâu. Vả lại nếu có chuyển đổi công năng thì theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg của Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thủ đô, khu đất này nằm trong vùng nội đô lịch sử, HẠN CHẾ XÂY CAO TẦNG. Viễn cảnh kiếm bộn tiền còn mờ mịt nên không nhiều nhà đầu tư hứng thú cũng hợp lý.
Tháng 4-2016: UBND Hà Nội ra Quyết định 11/2016/QĐ-UBND về Quy hoạch công trình cao tầng nội đô, chỉ rõ khu vực Triển lãm Giảng võ là điểm nhấn đô thị, là nơi ĐƯỢC PHÉP XÂY DỰNG 50 TẦNG duy nhất trong khu nội đô lịch sử (các điểm khác chung tuyến đường chỉ tối đa 21/24/27 tầng, tùy vị trí)
---> Không chỉ có khu đất này, theo VnExpress thì "khu nội đô lịch sử chỉ có duy nhất 2 vị trí được xây dựng quá 39 tầng, đó là Khu vực triển lãm Giảng Võ cao tối đa 50 tầng (tương đương 180m) và Khu vực ô đất 29 Liễu Giai cao tối đa 45 tầng (tương đương 162m). Cả 2 lô đất này hiện đều thuộc sở hữu của Tập đoàn Vingroup." Sao kỳ lạ thế, căn cứ vào đâu mà chọn 2 vị trí đó làm điểm nhấn, ngẫu nhiên trúng vào 2 khu đất của VinGroup à? Hay UBND Hà Nội làm chính sách cho VinGroup?
Tất cả những điều trên gọi đúng tên là gì? - Là THAM NHŨNG CHÍNH SÁCH, khi mà các nhóm lợi ích coi nhà nước như công cụ của riêng chúng để đưa ra những chính sách làm lợi cho chúng, và thiệt hại cho cộng đồng, quốc gia.
Chuyện mất mát một không gian công cộng thì đã đành, thiệt hại kinh tế cho quốc gia còn là một chuyện khác. Nếu thông báo khu đất đó được xây 50 tầng, đấu giá công khai thì tổng số tiền nhà nước thu về cho ngân sách quốc gia không phải là đã lớn hơn rất nhiều so với con số 21,5 triệu/m2 hiện tại thu từ VinGroup sao?(VinGroup chỉ bỏ ra 1500 tỷ cho gần 90% cổ phần của công ty Triển lãm Giảng Võ, trong khi đó giá thị trường khu vực này vào khoảng 200-300 triệu/m2).
Câu hỏi cuối cùng là: Làm giàu mà bằng cách tham nhũng chính sách, đạp lên lợi ích của quốc gia, cộng đồng như thế thì có gì mà đáng tự hào hở VinGroup?
Tin tham khảo:
Tháng 4/2015: http://kinhdoanh.vnexpress.net/…/vingroup-mua-gan-90-co-pha…
Tháng 5/2016: http://kinhdoanh.vnexpress.net/…/trien-lam-giang-vo-la-vi-t…
Quyết định 1259 của Thủ tướng: http://thuvienphapluat.vn/…/Quyet-dinh-1259-QD-TTg-phe-duye…
* * *
VINGROUP KIẾM ĐƯỢC BAO NHIÊU BẰNG THAM NHŨNG CHÍNH SÁCH Ở KHU ĐẤT GIẢNG VÕ?
Khu vực đường Lê Duẩn ở Sài Gòn và Giảng Võ ở Hà Nội đều thuộc loại đất vàng, với giá thị trường hiện đang ở mức 300-400 triệu/m2.
Ở Sài Gòn: Tân Hoàng Minh qua đấu giá đã phải trả 1430 tỷ để có được 3025 m2 đất đường Lê Duẩn (472 triệu/m2).
Ở Hà Nội: VinGroup, nhờ tham nhũng chính sách, cũng chỉ với số tiền tương đương (1500 tỷ) đã có được 7ha ~ 70,000 m2 đất đường Giảng Võ (21 triệu/m2).
Vâng, không phải 7000 m2, mà là 70,000 m2 ạ, tức là một diện tích gấp 23 lần khu đất mà Tân Hoàng Minh có được trong Sài Gòn. Đó là chưa nói đến việc họ còn được quyền xây cao ốc cao tới 50 tầng ở khu đất này.
Đất nước đã mất bao nhiêu tiền bởi kiểu tham nhũng chính sách này?
NHÀ BÁO TRƯƠNG HUY SAN: BA SON, GIẢNG VÕ THẤT THOÁT BAO NHIÊU?
Từ mức khởi điểm 550 tỷ, sau 16 vòng đấu giá, TP đã bán được 1.430 tỷ. Cho dù ai mới thực sự đứng sau cuộc đấu giá này thì kết quả của nó cũng gây nhiều suy nghĩ. Chúng ta có thể làm một bái toán số học (giữa giá thị trường và giá anh Vượng đã mua, trên giấy) để thấy tiền bạc của đất nước đã thất thoát bao nhiêu khi các dự án như Ba Son, Giảng Võ được âm thầm đem bán.
Đấy là cái giá của sự thiếu minh bạch.
Chính phủ cần ngay lập tức yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước tính đủ giá thành bất động sản (nhà xưởng, văn phòng...) trước khi cho cổ phần hóa.
Đối với các diện tích đất đang sử dụng cho mục đích quốc phòng hoặc đang giao cho các cơ quan làm trụ sở thì không thể coi là tài sản riêng của các cơ quan này (Nhà nước chỉ giao đất để phục vụ cho mục đích hiện hữu). Nay nếu các cơ quan đó không còn nhu cầu sử dụng thì phải trả lại và phải được quản lý như công sản. Ví dụ, Hội Nhà văn của ông Hữu Thỉnh nếu không còn cần trụ sở thì phải trả lại cho nhà nước chứ không thể tự đem bán cho tư nhân hay tự làm khách sạn.
Trong trường hợp cần bán các phần đất này thì phải công khai đấu giá như cách Sài Gòn đã làm với trụ sở của xổ số kiến thiết.
Nếu như Bộ Quốc Phòng khi cho dời cảng Ba Son, Chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng không lén lút bán cho ông Vượng ngay thì Hội đồng Nhân dân TP hoàn toàn có thể lấy ý kiến nhân dân để biến nó trở thành một công viên bảo tàng, vừa tôn được giá trị của cả TP vừa không biến Ba Son thành cái thòng lọng thắt cổ giao thông TP.
Nếu những khối tài sản hàng ngàn tỷ được trao đổi dưới gầm bàn thì thánh cũng trở thành tham nhũng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét