Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017
HÀ NỘI LÀM LỄ DÂNG HƯƠNG CÁC HỌC SINH GIỎI
HÀ NỘI LÀM LỄ DÂNG HƯƠNG CÁC HỌC SINH GIỎI
Trung Tran
LỄ DÂNG HƯƠNG HỌC SINH GIỎI (Có 1 không 2)
Nghi thức dâng hương đã trở thành "phong tuc tap quan" mà hầu như mọi người dân Á Châu bất kể lứa tuổi nào và sống ở nơi đâu đều biết đến. Nén hương đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng. Dù không mê tín dị đoan, trong tâm thức mọi người Á Châu đều tin rằng nén hương khi đốt lên, cũng như một nhịp cầu vô hình nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau. Tuy nhiên về mặt tam linh huyen bi, có người vẫn còn hiểu một cách mơ hồ, nhất là về ý nghĩa dâng hương theo truyền thống của ông bà. Thậm chí ngày nay còn có một số người còn không biết vì sao trong nhà mình có một bàn thờ với những pho tượng, hình ảnh Chư Phật, Bồ Tát, Thần Thánh hoặc Tổ Tiên...
Dâng có nghĩa là đưa lên một cách cung kính, tiếng Anh gọi là “offering”. Và chữ hương có nghĩa là mùi thơm, thông thường là một vật dùng đốt lên để cúng các đấng thiêng liêng, cũng được gọi là nhang và trầm, tiếng Anh là “incense”. Chữ incense bắt nguồn từ ngôn ngữ Latin, và động từ incendere – có nghĩa là thắp cháy lên.
Chuyện thắp hương trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, lễ tết. Ngày cuối năm đi mua sắm các thứ chuẩn bị cho ngày tết, không ai không mua vài nén hương về thắp cho ông bà, tổ tiên mình. Nén hương được thắp lên thì mọi người cảm thấy ấm lòng. Nén hương lúc này không còn là thứ hàng bình thường, mà nó đã trở thành một sản phẩm tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Cùng với những phong tục truyền thống khác, nén hương đã góp phần tạo nên và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Xem thêm: http://lichvansu.wap.vn/…/dang-huong-la-gi-tai-sao-co-tuc-c…
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét