Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2016
Vì sao Bộ Công Thương “rút tên” Hoa Sen trong dự án thép Cà Ná – Ninh Thuận?
Vì sao Bộ Công Thương “rút tên” Hoa Sen trong dự án thép Cà Ná – Ninh Thuận?
Đăng bởi Ha Tran on Saturday, December 17, 2016 | 17.12.16
Dù các quan chức Bộ Công thương cố biện bạch rằng “không có nhóm lợi ích”, và cơ quan này không nêu tên chủ đầu tư của dự án thép Cà Ná – Ninh Thuận trong dự thảo lần 2 quy hoạch thép là “việc bình thường”, nhưng không thể phủ nhận là áp lực dư luận xã hội đã khiến nhóm “anh em cọc chèo” không thể bất chấp.
Sau khi bị dư luận lên án quyết liệt, vào ngày 11/12/2016, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương đã công bố dự thảo lần 2 quyết định Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.
Đặc biệt, dự án có tên Khu liên hợp luyện cán thép Cà Ná – Ninh Thuận, sẽ thực hiện 3 giai đoạn với tổng công suất thiết kế 32 triệu tấn/năm, đã được Bộ Công thương “ẵm” vào quy hoạch. Tuy nhiên, trong dự thảo lần này, Bộ Công Thương không đưa tên chủ đầu tư gắn với các dự án vào danh mục như dự thảo lần 1.
Dự thảo lần 1 xảy ra vào tháng Tám năm nay. Khi ấy, có nhiều dấu hiệu cho thấy Bộ Công Thương “đi đêm” với Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, và cố ý làm trái để dự án thép Hoa Sen – Cà Ná của doanh nghiệp này được “bế” vào quy hoạch, trong lúc trước đó dự án này không hề nằm trong danh sách quy hoạch đó. Cú “đi đêm” này lại diễn ra trong bối cảnh việc giải quyết hậu quả của vụ Formosa Hà Tĩnh vẫn cực kỳ tắc trách. Dư luận kịch liệt lên án những hậu quả nặng nề không tránh khỏi về môi trường và môi sinh của dự án thép Hoa Sen – Cà Ná.
Dư luận xã hội càng nghi ngờ tính trung thực của Bộ Công Thương, khi bộ này cố gắng thuyết minh rằng Việt Nam vẫn rất cần thép trong tương lai. Tân bộ trưởng công thương – ông Trần Tuấn Anh – lại là anh em cọc chèo với Chủ tịch tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ – người đã đi vào lịch sử với câu nói “Ngu gì không làm thép!”.
Một nguồn tin cho biết sau khi được Bộ trưởng công thương Trần Tuấn Anh “ẵm” vào quy hoạch các dự án làm thép ở Việt Nam, Tập đoàn Tôn Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ sẽ tiến hành một động tác thứ hai: đề nghị chính phủ bảo lãnh để tập đoàn này được vay một phần lớn trong dự toán lên đến 10 tỷ USD cho dự án Thép Cà Ná.
Rất có thể, mưu tính đề nghị được bảo lãnh trên là lời giải cho câu hỏi của dư luận, về việc Tập đoàn Tôn Hoa Sen sẽ lấy đâu ra 10 tỷ USD để đầu tư vào dự án thép Cà Ná. Bởi con số 10 tỷ USD này là gấp đến 20 lần vốn điều lệ của Tập đoàn Tôn Hoa Sen.
Hiện nay, dư luận đang xôn xao rằng, việc Bộ Công Thương không đưa tên chủ đầu tư gắn với các dự án vào danh mục dự thảo lần 2 như dự thảo lần 1 chỉ là một thủ thuật che mắt, và giảm phản ứng từ công luận. Trong khi ai cũng thừa hiểu dự án Thép Cà Ná – Ninh Thuận đã được mặc định là “đất làm ăn” cho chủ đầu tư duy nhất cho là Tập đoàn Tôn Hoa Sen.
Lê Dung
(SBTN)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét