Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016
Cán cân quyền lực
Lê Luân - Cán cân quyền lực
Đăng bởi Elvis Ất on Wednesday, December 21, 2016 | 21.12.16
Thứ nhất, ông Nguyễn Phú Trọng nói, chống tham nhũng rất khó vì ta tự đánh ta (ta ở đây tức là Đảng cộng sản).
Thứ hai, ông Cục trưởng cục phòng chống tham nhũng đã thừa nhận: tham nhũng là kẻ có quyền chức, chống lại có khi chúng tôi chết trước.
Thứ ba, ông Phó ban Nội chính trung ương cũng phải thẳng thắn: tham nhũng chỉ có cán bộ là đảng viên thôi.
Thứ tư, chính Chính phủ thừa nhận Chính phủ không chống được tham nhũng.
Vậy với dân chúng, họ làm gì có quyền hành hay quyền lực chính trị nào, ngoài tấm thân với bàn tay không, mà cả một tổ chức hùng hậu gồm công an, nhà tù, báo chí mà “đánh còn khó” và “đánh là ta tự đánh ta” thì mong gì dân chúng chống được tham nhũng?
Vậy với mong muốn có một cái lồng để nhốt quyền lực lại thì đã đến lúc cần một nhánh quyền lực độc lập khỏi đảng cộng sản để có thể kiểm soát, đối trọng và giải quyết vấn đề tự suy thoái của quyền lực hay chưa?
Vì chỉ có quyền lực mới giải quyết được vấn đề của quyền lực, chỉ có đảng phái khác mới giám sát và đấu tranh được với đảng phái khác trong cùng một thể chế chính trị.
Nếu không thể làm được điều đó, thứ nhất là trói đảng cộng sản lại bằng một đạo luật chính thức để hoạt động chứ không thể chỉ bằng cương lĩnh, nghị quyết hay điều lệ (không phải luật pháp), thứ hai là dùng một đảng phái khác đối trọng và kiểm soát lại với đảng cộng sản trong hoạt động, thứ ba, chỉ có tam quyền phân lập (dùng thiết chế toà án là trung tâm và cơ chế lưỡng viện, hành pháp là nhánh có thể phủ quyết luật của quốc hội, toà án xét xử cả tổng thống và các đạo luật nếu vi hiến), mới khiến con người được sống an toàn dù có đứng trước vành móng ngựa bởi sự cáo buộc của công tố hay cơ quan điều tra trong một nền tư pháp tranh tụng văn minh và khoa học thực sự.
Vì nếu sống trong trạng thái hiện tại, thì có những người sống cũng đã không được nói, mà rồi đến khi cận kề cái chết hay thậm chí đã bị vùi chôn trong cát bụi rồi vẫn còn không được cất lên tiếng nói của sự thật, của lương tâm con người mình.
Cân nhắc phát động phong trào toàn dân chống lãng phí, tham nhũng.
'Nếu chỉ có Đảng chống tham nhũng thì không thành công'
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã nói điều này tại hội nghị tổng kết chương trình phối hợp năm 2016 và ký kết chương trình phối hợp năm 2017, ngày 19-12.
Hội nghị được phối hợp tổ chức giữa Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và trung ương các đoàn thể chính trị-xã hội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
'Nếu chỉ có Đảng chống tham nhũng thì không thành công' - ảnh 1
Ông Nhân nói rằng: “Mặt trận và các tổ chức thành viên phải cùng suy nghĩ việc chống tham nhũng xem có thể hình thành một phong trào nhân dân chống lãng phí hay không? Chống tham nhũng lãng phí nếu chỉ Đảng, chính quyền vào cuộc mà không có nhân dân, không có mặt trận đoàn thể thì không thành công”.
Theo ông Nhân, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đang triển khai thực hiện vấn đề này và trong thời gian tới sẽ có chương trình hành động của MTTQ Việt Nam để thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về chống tham nhũng, trong đó phát huy vai trò nòng cốt của MTTQ Việt Nam các tổ chức thành viên, người dân và truyền thông để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Năm 2017, chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và trung ương các đoàn thể chính trị-xã hội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tập trung ưu tiên giải quyết các vấn đề quan tâm, bức xúc của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân.
Đặc biệt theo ông Nhân, năm 2017 phải tạo được sự chuyển biến trong ý thức biến từ sự nhạy cảm của nhân dân, biến từ lòng yêu nước, biến từ chủ trương Đảng, Nhà nước, sự hài lòng hay không hài lòng của người dân trở thành một cuộc vận động, một phong trào chống tiêu cực, tham nhũng trong cả nước.
CHÂN LUẬN
(Pháp Luật)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét