Blogger làm triển lãm giấy mời của công an
Reply
democracy
23.12.16
BBC
Trang fanpage Triển lãm giấy mời của công an trên Facebook. Image copyright Other
Một nhà báo và cũng là blogger có tiếng tại Việt Nam đang lên kế hoạch mở cuộc triển lãm online các loại giấy mời của công an “để công khai biểu hiện vi phạm nhân quyền của cơ quan pháp luật”.
Ông Huỳnh Ngọc Chênh vừa đưa ra lời kêu gọi trên mạng xã hội thu thập “giấy mời hoặc giấy triệu tập lên công an làm việc trái phép” để tổ chức “một cuộc triển lãm nhân quyền về giấy mời”.
Đến nay, sự kiện dự kiến mở màn từ ngày 24/12 đã nhận được sự ủng hộ từ nhiều nhân vật như nhà báo tự do Trương Duy Nhất, cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Ngọc Tuấn, blogger Nguyễn Thị Thúy Quỳnh…
Ban tổ chức cũng thông báo sẽ trao các giải thưởng ‘giấy mời xưa nhất’, ‘giấy mời sai trái nhất’ và ‘giấy mời bát nháo nhất’, cũng như cho người ‘có nhiều giấy mời nhất’ vào dịp Tết Đinh Dậu.
Hôm 22/12, trả lời BBC, ông Huỳnh Ngọc Chênh nói: “Ý tưởng thực hiện một cuộc triển lãm giấy mời, giấy triệu tập của công an trên mạng phát xuất từ việc tôi từng nhận 5, 6 giấy mời từ lúc tôi còn ở TP Hồ Chí Minh đến khi ra Hà Nội các loại mà chẳng hiểu tại sao mình bị mời”.
“Những tờ giấy đó cho thấy dường như việc gì thì công an cũng mời người dân được”.
“Điều đó quả thật vô lý, tùy tiện và không đúng pháp luật”.
“Đáng nói nhất là chính quyền toàn yêu cầu người dân đến gặp vào đúng giờ hành chính, làm ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người ta nếu muốn tuân thủ theo giấy mời”.
Blogger cũng cho biết thêm: “Tôi mong là cuộc triển lãm này sẽ thu hút sự quan tâm của giới luật sư để giúp những blogger sắp nhận giấy mời biết họ cần ứng xử thế nào trước việc nhận giấy mời từ công an”.
Giấy mời gửi đến nhà hoạt động Lã Việt Dũng. Image copyright Facebook La Viet Dung
‘Buồn cười’
“Tất nhiên là nếu tôi xin phép tổ chức sự kiện này ở một địa điểm trên thực tế thì chắc chắn sẽ không được, vì chính quyền không cho phép tư nhân tổ chức triển lãm hay phát hành sách,” ông Chênh nói với BBC.
Cùng ngày, nhà hoạt động Lã Việt Dũng trao đổi với BBC từ Hà Nội: “Tôi thấy sự kiện Triển lãm giấy mời của công an rất thú vị nên cũng góp một tờ giấy triệu tập bá đạo liên quan đến bản thân”.
“Hồi năm 2012, Công an Hà Nội gửi giấy triệu tập cho tôi về việc ‘Đăng ký và sử dụng số điện thoại di động [mà ông Dũng đang sử dụng]”.
“Lý do đó thật buồn cười, tôi không hiểu tại sao công an lại can thiệp vào việc tôi đăng ký sử dụng dịch vụ với nhà mạng”.
“Tôi còn nhớ là khi công an phường đến nhà đưa giấy này, tôi đã ghi vào giấy là “Tôi không đi, vì không hiểu giấy triệu tập này theo điều nào, khoản nào của pháp luật”.
“Ngoài ra, tôi cũng ghi vào đấy là giấy triệu tập ảnh hưởng đến công việc và tinh thần của người được mời cũng như gia đình họ”.
Ông Dũng nói thêm: “Việc công an, cơ quan điều tra lạm dụng giấy mời nhằm gây khó dễ, đe dọa công dân, nhất là những người đấu tranh dân chủ”.
“Giấy mời của công an cũng làm ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận của người dân”.
“Do vậy, tôi cho rằng chúng ta [những người nhận giấy mời từ công an] không có gì phải ngại hay sợ sệt, tất cả đều có quyền từ chối nếu mình cảm thấy giấy mời từ công an là bất hợp lý”.
Từ TP Hồ Chí Minh, blogger Lê Nguyễn Hương Trà (Cô Gái Đồ Long) nói với BBC: “Bản thân bị mời khá nhiều lần, tuy nhiên cách giải quyết của tôi ôn hòa và tránh ồn ào, đặc biệt không chia sẻ hay chụp giấy mời đưa lên mạng xã hội”.
“Theo tâm lý, thường thì người bị mời dễ rơi vào tâm lý lo sợ, căng thẳng dẫn đến stress mất bình tĩnh. Nhiều năm nay, các cơ quan an ninh sử dụng giấy mời như một mệnh lệnh. Tuy nhiên, nếu có hiểu biết về pháp luật sẽ biết, hiện không hề có các văn bản pháp luật nào quy định là khi nhận được giấy mời của an ninh thì mình bắt buộc phải đến. Do đó, tôi từng từ chối nhiều lần được mời làm việc!”
Ông Huỳnh Ngọc Chênh vừa đưa ra lời kêu gọi trên mạng xã hội thu thập “giấy mời hoặc giấy triệu tập lên công an làm việc trái phép” để tổ chức “một cuộc triển lãm nhân quyền về giấy mời”.
Đến nay, sự kiện dự kiến mở màn từ ngày 24/12 đã nhận được sự ủng hộ từ nhiều nhân vật như nhà báo tự do Trương Duy Nhất, cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Ngọc Tuấn, blogger Nguyễn Thị Thúy Quỳnh…
Ban tổ chức cũng thông báo sẽ trao các giải thưởng ‘giấy mời xưa nhất’, ‘giấy mời sai trái nhất’ và ‘giấy mời bát nháo nhất’, cũng như cho người ‘có nhiều giấy mời nhất’ vào dịp Tết Đinh Dậu.
Hôm 22/12, trả lời BBC, ông Huỳnh Ngọc Chênh nói: “Ý tưởng thực hiện một cuộc triển lãm giấy mời, giấy triệu tập của công an trên mạng phát xuất từ việc tôi từng nhận 5, 6 giấy mời từ lúc tôi còn ở TP Hồ Chí Minh đến khi ra Hà Nội các loại mà chẳng hiểu tại sao mình bị mời”.
“Những tờ giấy đó cho thấy dường như việc gì thì công an cũng mời người dân được”.
“Điều đó quả thật vô lý, tùy tiện và không đúng pháp luật”.
“Đáng nói nhất là chính quyền toàn yêu cầu người dân đến gặp vào đúng giờ hành chính, làm ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người ta nếu muốn tuân thủ theo giấy mời”.
Blogger cũng cho biết thêm: “Tôi mong là cuộc triển lãm này sẽ thu hút sự quan tâm của giới luật sư để giúp những blogger sắp nhận giấy mời biết họ cần ứng xử thế nào trước việc nhận giấy mời từ công an”.
Giấy mời gửi đến nhà hoạt động Lã Việt Dũng. Image copyright Facebook La Viet Dung
‘Buồn cười’
“Tất nhiên là nếu tôi xin phép tổ chức sự kiện này ở một địa điểm trên thực tế thì chắc chắn sẽ không được, vì chính quyền không cho phép tư nhân tổ chức triển lãm hay phát hành sách,” ông Chênh nói với BBC.
Cùng ngày, nhà hoạt động Lã Việt Dũng trao đổi với BBC từ Hà Nội: “Tôi thấy sự kiện Triển lãm giấy mời của công an rất thú vị nên cũng góp một tờ giấy triệu tập bá đạo liên quan đến bản thân”.
“Hồi năm 2012, Công an Hà Nội gửi giấy triệu tập cho tôi về việc ‘Đăng ký và sử dụng số điện thoại di động [mà ông Dũng đang sử dụng]”.
“Lý do đó thật buồn cười, tôi không hiểu tại sao công an lại can thiệp vào việc tôi đăng ký sử dụng dịch vụ với nhà mạng”.
“Tôi còn nhớ là khi công an phường đến nhà đưa giấy này, tôi đã ghi vào giấy là “Tôi không đi, vì không hiểu giấy triệu tập này theo điều nào, khoản nào của pháp luật”.
“Ngoài ra, tôi cũng ghi vào đấy là giấy triệu tập ảnh hưởng đến công việc và tinh thần của người được mời cũng như gia đình họ”.
Ông Dũng nói thêm: “Việc công an, cơ quan điều tra lạm dụng giấy mời nhằm gây khó dễ, đe dọa công dân, nhất là những người đấu tranh dân chủ”.
“Giấy mời của công an cũng làm ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận của người dân”.
“Do vậy, tôi cho rằng chúng ta [những người nhận giấy mời từ công an] không có gì phải ngại hay sợ sệt, tất cả đều có quyền từ chối nếu mình cảm thấy giấy mời từ công an là bất hợp lý”.
Từ TP Hồ Chí Minh, blogger Lê Nguyễn Hương Trà (Cô Gái Đồ Long) nói với BBC: “Bản thân bị mời khá nhiều lần, tuy nhiên cách giải quyết của tôi ôn hòa và tránh ồn ào, đặc biệt không chia sẻ hay chụp giấy mời đưa lên mạng xã hội”.
“Theo tâm lý, thường thì người bị mời dễ rơi vào tâm lý lo sợ, căng thẳng dẫn đến stress mất bình tĩnh. Nhiều năm nay, các cơ quan an ninh sử dụng giấy mời như một mệnh lệnh. Tuy nhiên, nếu có hiểu biết về pháp luật sẽ biết, hiện không hề có các văn bản pháp luật nào quy định là khi nhận được giấy mời của an ninh thì mình bắt buộc phải đến. Do đó, tôi từng từ chối nhiều lần được mời làm việc!”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét