Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

Giải mã vì sao những “ông lớn” trong ngân hàng DongA Bank bị bắt?


Giải mã vì sao những “ông lớn” trong ngân hàng DongA Bank bị bắt?

Đăng bởi Tiểu Nhi on Monday, December 19, 2016 | 19.12.16



Tối ngày 9/12, ông Trần Phương Bình, cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á (DongABank) bị Cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công an dẫn đi trong đêm. Vậy nhưng, mãi đến ngày 10/12, trên website của Ngân hàng Đông Á mới phát đi thông báo về chuyện này. Đồng thời cùng với đó, một loạt tờ báo trong nước cho đăng tải tin tức trên.



Trần Phương Bình, cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á. Ảnh: Vietnamnet

Đến ngày 12/12, Bộ công an cho phát đi tin tức chính thức về việc khởi tố ông Trần Phương Bình (sinh năm 1959), bà Nguyễn Thị Ngọc Vân (sinh năm 1970, phó Tổng giám đốc), ông Nguyễn Đức Vinh (sinh năm 1966, Giám đốc Ngân quỹ Hội sở), ông Đỗ Thanh Hùng (sinh năm 1978, nguyên thủ quỹ Hội sở) và Lê Kiên Giang (sinh năm 1977, phụ quỹ Hội sở).

Tin tức từ công an cho biết, ông Trần Phương Bình bị bắt vì 2 tội: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt đọng của các tổ chức tín dụng. Từ những tin tức mà công an cung cấp, ông Bình đã có những sai phạm dẫn đến thất thoát 2,000 tỷ đồng (khoảng 87 triệu Mỹ kim) của Ngân hàng Đông Á.
Vậy sự thật của việc này như thế nào?

Từ năm 2015, Ngân hàng Đông Á bị thanh tra. Tháng 8/2015, ông Trần Phương Bình bị đình chỉ hết mọi chức vụ tại ngân hàng này. Nhiều người cho rằng, số phận của ông Bình đã được định đoạt từ năm 2015. Điều mà dư luận thắc mắc, tại sao không bắt ông Bình từ năm 2015, sau khi đã có những kết quả điều tra cho thấy ông này liên quan đến một loạt sai phạm trong quản lý kinh tế, mà phải đợi đến nay mới bắt?

Cũng ngay trong ngày 12/12, sau khi Bộ công an có thông báo chính thức việc bắt ông Trần Phương Bình, một thông tin rò rỉ trên mạng cho biết, ông Bình bị bắt là vì liên quan đến việc tung tin chính quyền CSVN sắp đổi tiền khiến nền kinh tế trong nước bị rối loạn.

Người cung cấp tin tức trên được ký dưới tên “Dương Vũ”. Dương Vũ là một bút danh không quá xa lạ đối với giới quan sát chính trị, nhất là với những người theo dõi nền kinh tế Việt Nam. Vào tháng 11/2014, Dương Vũ lần đầu xuất hiện trên Internet với loạt bài viết có nhan đề “Ai làm khánh kiệt đất nước?”, với mũi nhọn chỉa về phía cựu Thống đốc Ngân hàng Việt Nam, nay là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình. Loạt bài viết này chỉ ra những chiêu trò ma mãnh của ông Bình nhằm thâu tóm tiền bạc về cho phe nhóm, lũng đoạn nền kinh tế đất nước.

Từ một tin tức mà chúng tôi có được, Dương Vũ là bút danh của tướng công an Bùi Văn Nam, Ủy viên Trung ương đảng CSVN, thứ trưởng Bộ công an. Ông Nam được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng o bế nhằm tạo vây cánh để đánh lại phe nhóm của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Quay lại vụ ông Trần Phương Bình bị bắt, từ cuối tháng 11/2016, trên thị trường, nhất là ở khu vực Sài Gòn, nơi được coi là đầu tàu kinh tế lan rộ tin đồn đổi tiền khiến dư luận hoang mang. Đồng Mỹ kim trên thị trường liên tục thay đổi. Nếu tại ngân hàng nhà nước niêm yết giá 22,600 đồng/1 Mỹ kim, thì ngoài thị trường chợ đen 1 Mỹ kim đổi được 23,700 đồng, rồi lên đến 23,900 đồng. Người người cùng nhau đem tiền cất dành đi đổi lấy vàng, Mỹ kim để tránh việc đồng tiền bị mất giá như đã xảy ra vài lần sau năm 1975.



Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, cựu Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình. Ảnh: Cafef
Trước tình hình đó, lãnh đạo Ngân hàng nhà nước liên tục bác bỏ thông tin đổi tiền nhằm trấn an dư luận. Vậy nhưng, người dân không còn tin với những lời trấn an của lãnh đạo Ngân hàng nhà nước.

Bộ công an phải vào cuộc, trên bài viết “Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình bị yêu cầu giải trình việc đứng sau tin đồn đổi tiền” của tác giả Dương Vũ cho biết, công an đã xác định được người tung tin đồn đổi tiền là ông Nguyễn Xuân H., ông này từng công tác tại Cục Phát hành và kho quỹ Ngân hàng nhà nước Việt Nam tại khu vực phía Nam. Hiện nay đang là trợ lý cho ông Trần Phương Bình.

Chính quyền CSVN có đổi tiền hay không?

Dựa theo bài viết nói trên, tác giả Dương Vũ cho hay, từ trước tháng 8/2016, tiền mới được đặt in tại Trung Quốc, bằng chất liệu Polymer, kiểu mẫu đẹp và đủ số lượng để đáp ứng cho công tác đổi tiền. Theo dự kiến, việc đổi tiền sẽ được tiến hành vào tháng 2/2017. Điều này đã được Bộ Chính trị CSVN đồng tình.


Chuyện đổi tiền là vấn đề tuyệt mật, nhưng với cương vị Trưởng Ban Kinh tế trung ương, Nguyễn Văn Bình nắm được tin tức đó. Ông đã kết hợp với Trần Phương Bình và giới tài phiệt gốc Hoa ở Sài Gòn huy động số tiền khoảng 16,500 tỷ đồng (khoảng 715 triệu Mỹ kim) để thu gom vàng và ngoại tệ trước đó. Sau khi gom đủ, tin đổi tiền được tung ra, người dân hoang mang đem tiền đi đổi vàng, ngoại tệ. Nguyễn Văn Bình, Trần Phương Bình và phe nhóm thu lại số tiền không dưới 3,500 tỷ đồng (khoảng 152 triệu Mỹ kim).


Sau khi trinh sát bắt Nguyễn Xuân H., ông ta khai ra Trần Phương Bình và ngay trong đêm 9/12, Trần Phương Bình và Nguyễn Thị Ngọc Vân bị bắt.

Điều đáng nói là, sau khi tin tức đổi tiền bị lộ, kế hoạch của chính quyền CSVN bị vỡ lở. Tuy nhiên, không rõ nhà cầm quyền CSVN có tiếp tục cho đổi tiền theo đúng kế hoạch hay không.

Nguoi Quan Sat
(Cali Today News)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét